Hôm nay,  

Miền nắng Xuân hồng

21/02/202320:55:00(Xem: 1944)
Tùy bút

Cô Chúc bên các em học sinh
Cô Chúc bên các em học sinh.


Thuỷ Triều nhắn tin, mời gia đình tôi dự thánh lễ giỗ đầu của Cô Chúc. Vậy mà đã giáp một năm ngày Cô Chúc về với Chúa! Thời gian tựa thoi đưa. Vừa qua một cái Tết con mèo khá lạnh. Ngoảnh đi ngoảnh lại, ai còn, ai mất?

 

Trong lễ tang của Cô năm ngoái, tôi nghe ba cô con gái kể chuyện về Mẹ của mình mà thương! Bao nhiêu tâm tư ùa ra trong nỗi niềm thương nhớ: cách Cô sống, cách Cô dạy con, cách Cô cư xử ở đời. Thuỷ Trân nói, lần đầu đưa bạn trai về, Cô Chúc ngờ ngợ, rồi hỏi tên tiếng Việt, mới biết chàng rể tương lai là học trò Việt ngữ ngày nào. Mà không chỉ chàng rể học tiếng Việt với Cô, mà cả mấy anh em của chàng cũng là học trò của Cô hết! Lắng nghe những câu chuyện gia đình xen trong nước mắt nhớ thương của ba cô con gái làm tôi chạnh lòng. Cô Chúc là một người mẹ tuyệt vời! Cô sẽ luôn ở bên các con và cả nhà, cho dù thân xác Cô đã về với lòng đất.

Di ảnh của Cô Chúc
Di ảnh Cô Chúc.

 

Đám tang của Cô, mọi người đến dự thật đông. Thân bằng quyến thuộc của gia đình, bạn bè của các con. Ba cô con gái tham gia Văn Phòng Giới Trẻ, dạy Giáo lý, dạy Việt ngữ. Ngày thứ Tư lễ tro một tuần sau đám tang Cô, tôi đi lễ, nhớ Cô Chúc, cầu nguyện cho Cô và thăm hỏi các em. Tôi mừng thấy ba chị em đã trưởng thành và có đời sống tốt đẹp. Cô Chúc ra đi ắt cũng an lòng. Cả ba chị em đều chăm sóc cho con cái kỹ lưỡng và chu đáo. Nhìn thấy ba “học trò ruột" của Cô Chúc làm mẹ giỏi như vậy, ai cũng biết đó là di sản Cô đã để lại cho các con, nhất là trong thời gian Cô còn sống, Cô đã chính tay chăm sóc cho cả một đàn cháu ngoại từ lớn đến bé. Thuỷ Tiên thì đã lập gia đình nhiều năm trước, con cái nay đã lớn khôn. Thuỷ Trân thì có hai con nhỏ, còn tay bồng tay bế, một bé mới mấy tháng tuổi khi Cô mất. Thuỷ Trân nói, “Mỗi lần con chăm sóc mấy đứa con của con là con nhớ Mẹ rất nhiều, và con cám ơn Mẹ đã sinh ra con.” Thuỷ Triều thì mê bé Riley như điếu đổ. Con còn nhỏ thì cực nhưng là  niềm vui vô bờ. Mê đến nỗi, hai vợ chồng Thuỷ Triều chọn trông con ở nhà để có thể chăm sóc cho con mình được chu đáo nhất. Hai vợ chồng vừa sửa nhà vừa sinh con, cực mà vui khi xây tổ ấm cho gia đình nhỏ của mình.

 

Thầy Tùng nhớ, Cô Chúc rất vững vàng trong lúc đau bệnh. Ngay cả khi chuẩn bị từ giã cõi đời, Cô rất bình an và vui vẻ, chấp nhận đau đớn, dọn mình sẵn sàng để về nhà Cha. Cô dặn gia đình đừng đau buồn vì việc Cô ra đi là ý Chúa. Cô cùng gia đình chọn áo dài để mặc cho Cô khi tẩm liệm. Cả nhà cùng chọn chiếc áo cô mặc trong lễ cưới của con gái ít năm trước đó. Trong suốt thời gian bị bệnh, Cô âm thầm chịu đựng, không báo cho ai biết, vì Cô không muốn người khác phải lo lắng vì mình, và không muốn họ cảm thấy đau lòng cho Cô. Tin Cô ra đi làm nhiều người bất ngờ là vì vậy. Hơn nữa, trong bao nhiêu năm gắn bó với Trường Việt Ngữ Cộng đoàn Westminster, Cô chưa nghỉ dạy ngày nào. Nếu có công việc gì vào chiều thứ bảy, Cô cũng tìm cách thu xếp để đi dạy Việt ngữ đều đặn. Thậm chí, khi đã phát bệnh, Cô vẫn tiếp tục đi dạy, cho đến một tháng trước khi lâm chung, khi không còn đi lại được và chịu đau đớn nhiều thì Cô mới thôi. Có lẽ vì vậy mà Thầy Tùng thích nhất tấm hình Cô mặc áo dài tím trong một sinh hoạt Việt Ngữ năm nào. Từ ngày Cô mất, Thầy vẫn giữ hình này trong xe để Cô vẫn luôn là người bạn đồng hành với Thầy trên mọi nẻo đường.

 

Trong suốt 26 năm trời, Cô Chúc là người làm vườn chung thuỷ trên cánh đồng văn hoá Việt Nam hải ngoại, kiên trì gieo đến hạt giống cuối cùng trước khi nằm xuống, tại “ngôi trường làng” Việt Ngữ Cộng đoàn Westminster. Những thế hệ ngoại biên hôm nay rất may mắn, vì có rất nhiều những Thầy Cô giáo Việt Ngữ tận tâm như Cô Chúc, nên cánh đồng Việt Ngữ tại Quận Cam và nhiều nơi khác tại hải ngoại vẫn ngày một bừng nở. Và các con của Cô cũng tiếp tục công việc giảng dạy tiếng Việt ngay tại nhà cho thế hệ tiếp nối.

 

Như bao gia đình tỵ nạn khác tại hải ngoại, gia đình Cô Chúc cũng mang theo dấu ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỷ 20, khi miền Nam bị cưỡng chiếm và bao nhiêu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Thủy Tiên vừa chào đời đầu năm thì tới tháng Năm, Thầy Tùng đi tù cải tạo ở Thanh Hóa năm năm. Khi Thầy được trả tự do, Thầy Cô có thêm hai cô con gái nữa. Câu chuyện của Cô Chúc là câu chuyện của bao người vợ tù cải tạo, một mình chăm lo cho con dại và góp nhặt để đi thăm nuôi chồng trong những ngày điêu linh của một quê hương bị gông cùm.

 

Trong suốt 74 năm dài, Cô Chúc sống giữa đời với một trái tim người mẹ, một trái tim nhà giáo, một trái tim Việt Nam. Không ai không rơi nước mắt trong lúc tử biệt sinh ly. Mà có những dòng nước mắt vẫn rơi dài sau một năm đằng đẵng tử biệt. Trong thánh lễ giỗ đầu, Thuỷ Trân đọc bài thánh thư mà không khỏi xúc động đến rơi lệ. Thầy Tùng nghẹn ngào ngỏ lời cám ơn Cha chủ tế mà không cầm được nước mắt. Thầy chia sẻ, “Mới đó mà đã một năm. Chúng con  cứ nghĩ là điều này không có thật, nhưng thật ra thì nhà con đã về với Chúa rồi. Chúng con chỉ biết vâng theo thánh ý Chúa và sống tốt đẹp hơn thôi.” Thầy nhớ lại, Cô Chúc cả đời không  bệnh đau chi hết, nhưng khi vào bệnh viện một lần thì đã ra đi nên trong ngày giỗ đầu của Cô, chồng con vẫn còn ngỡ ngàng vì sự ra đi đột ngột và bất ngờ ấy.

 

Mỗi con người rồi sẽ ra đi, nhưng mỗi người cũng sẽ để lại thật nhiều khi đời sống của họ là một chuỗi dài tận hiến, cho đi, yêu thương, và dấn thân cho gia đình và cho xã hội. Cô Chúc đi rồi, nhưng tình mẫu tử ngọt ngào của Cô, tình thương yêu bao la dành cho thân nhân và tha nhân, đời sống yêu thương tận tụy của một nhà giáo của Cô vẫn còn lan chảy quanh đây. Như miền nắng Xuân hồng, mãi tuôn tràn trên những người Cô thương và thương Cô. Còn đọng lại mãi trên đàn con cháu thân yêu, qua những bài học làm người, làm con Chúa, làm người Việt tại Mỹ mà Cô đã dạy không chỉ qua những bài học trên bục giảng, mà qua chính đời sống Đức Tin rất mẫu mực và tuyệt vời của Cô.

 

Cô Chúc ơi, we love you! Xin tạ ơn Chúa đã ban cho đời một người Mẹ, một nhà giáo, một người Công Giáo như Cô. Xin tạ ơn Chúa cho một miền nắng Xuân hồng.

 

– Trangđài Glassey-Trầnguyễn

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hồng cung trang hoàng rực rỡ, cờ xí đỏ lòm, khẩu hiệu toàn lời lẽ đao to búa lớn bừng bừng khí thế cứ như thể sắp nhuộm đỏ cả thế gian này. Tập xếnh xáng bước lên đài, vẻ mặt hí hửng đầy vẻ dương dương tự đắc, đôi mắt ti hí lóe lên tia sáng thép lạnh gáy bất cứ kẻ nào vô tình nhìn thấy, đôi má chảy xệ, môi mỏng mím lại. Y mặc bộ đồ đại cán, cài kín nút cổ, kiểu cách điệu bộ y hệt mấy xếnh xáng tiền bối. Y đảo mắt một lượt rồi xìa hai tay nắm chặt ra phía trước để chào quan khách:
Đang thong thả dong ruổi những ngày góc phố cà phê, đang yên tâm những lần đi bác sĩ, lúc nào tôi cũng có người bạn thân tình Nguyễn Lương Vỵ (NLV) đón đưa, chia sẻ, đùng một cái, anh nằm viện, mổ tim. Đã hơn một năm từ ngày trái tim thơ ấy bị nghẽn mạch, giờ NLV vẫn đang ngày ngày trông nắng đến nắng đi nơi phòng bệnh. Từ khung cửa sổ ấy tôi thấy hoa tím vàng rơi đầy vào một ngày mùa thu đến thăm anh.
Đời sống con người được quản trị và điều chỉnh bởi luật thiên nhiên và luật nhân tạo. Luật thiên nhiên, là một phần của luật tự nhiên, một loại luật vĩnh hằng không thay đổi, mọi sinh hoạt trong vũ trụ đều phải tuân theo những luật tự nhiên này. Còn luật nhân tạo, dĩ nhiên, phải thay đổi theo lối sống của con người. Trong mỗi con người đều có một con thú. Cái thú tính đó là căn bản trước khi con người thăng hoa lên nhân tính. (Nếu bạn đọc nghi ngờ, cứ thử ngấm ngầm theo dõi: tập trung nhìn vào mặt một người, bạn sẽ thấy trên khuôn mặt đó có nét giống một con thú nào đó. Có khi nét giống bộc lộ rõ ràng, có khi ẩn hiện mập mờ, nhưng vẫn có thể nhận ra. Mặt ếch, mặt khỉ, mặt ngựa, mặt chim, mặt sư tử, … và tự soi gương, thử xem mình có mặt con gì? Nếu nghi ngờ, thì hỏi chồng hoặc vợ hoặc tình nhân thì sẽ biết.) Thú tính nhiều thì con người giống thú. Nếu nhân tính nhiều, nghĩa là thú tính được thuần hóa, con người xán lạn, gần gũi hơn với chân, thiện, mỹ.
Du khách đến Vùng Vịnh Bay Area thường hỏi thăm về đảo Alcatraz — tuy nhỏ nhưng nổi tiếng nhờ có nhà tù khét tiếng đã được làm phim với Clint Eastwood thủ vai chính. Thế nhưng ít ai biết đến, hoặc tò mò muốn ghé thăm, Angel Island (Đảo Thiên-Thần) mặc dù nó từng đóng một vai trò khá đáng kể trong vở kịch di dân của nước Mỹ. Angel Island là hòn đảo lớn thứ nhì trong Vịnh San Francisco, với diện tích hơn 3km vuông. Cách đây mười ngàn năm chỏm đất này còn dính với đất liền, nhưng sau thời kỳ Băng-Hà mực nước biển lên cao biến nó thành hòn đảo. Khoảng hai nghìn năm trước, nơi đây là vùng săn bắn và đánh cá của thổ dân da Đỏ Miwok. Sau khi người Âu-Châu khám phá ra tân-thế-giới, người Tây-Ban-Nha đã dùng nơi này để nuôi bò. Ngày nay Angel Island là một khu lâm viên của tiểu bang California, đồng thời là một di tích lịch sử cấp quốc gia. Điểm cao nhất trên đảo là ngọn núi cao 240 mét mang tên Mount Livermore. Từ bờ Bắc của đảo có thể nhìn thấy vùng trồng nho Sonoma và Napa xanh ngát.
Một bài Ký của tác giả Lương nguyên Hiền viếng thăm xứ Myanmar, đất nước của chùa tháp.
Có thể nói những bài thơ trong tập thơ Năm Chữ Ngàn Câu của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (xuất bản cuối năm 2014) là những biến tấu liên miên bất tận của cái Being.. Being chứ không phải đời sống như chúng ta thường hiểu. Bạn có thể gọi nó là kiếp nhân sinh, kiếp người, đời sống, hữu thể, hiện tồn, hiện hữu, hiện sinh, hiện tính, thể tính, hoặc cả chục từ ngữ khác tương tự.
Cứ mỗi lần nhớ tới Đức Đạt Lai Lạt Ma là tôi nhớ về thầy Nhất Hạnh vì có lẽ cả hai vị này có cùng quan điểm về hạnh phúc. Hạnh phúc của con người, không chỉ là con người của tôn giáo mà là hạnh phúc của con người nói chung, con người trong toàn thế giới bao la. Hai vị đó tu hành như là để đi tìm giải pháp mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân hơn là chỉ để thành các vị Bồ Tát thuần nghĩa (Nói Với Tuổi Đôi Mươi).
"Dù sao, mọi ý kiến đối chọi, bàn thảo trái chiều, nếu giữ được phần nào lịch sự với nhau, đều có thể là điều tích cực nếu được coi là dịp để kiểm lại mức hiểu biết của mình và học cách suy luận dựa trên dữ kiện vững chắc. Quan trọng là người Việt ở hải ngoại đừng xa rời cuộc sống thực tế của người dân trong nước, nếu nói rằng còn muốn góp phần xây dựng tự do, no ấm cho Việt Nam". -- Cãi nhau ỏm tỏi vì một cái bánh chưng? Tác giả Thục Quyên nhân đó nói về pháp phục của Phật giáo, vì chuyện này cũng từng bị đem ra tranh biện một cách rất vô bổ... Việt Báo mời đọc.
tôi không thể nào quên được hình ảnh/ hai con khỉ bắt chí rận cho nhau/ qua nhiều tháng năm/ hai con khỉ dần dà lão hóa/ (không thoát khỏi lẽ vô thường) ...
Sáng mùng ba Tết nắng lên tươi/ hương nồng từ biển gió lay mời/ ngoài hiên giò lan tía nở rộ/ lòng ta mở rộng đón đất trời...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.