Hôm nay,  

Ước mơ lì xì...

18/01/202317:22:00(Xem: 1867)
Tùy bút ngày Xuân

Baolixi
1.

Một buổi trưa tháng Chạp, một mình lòng vòng trong khu China Town, chợt nhớ con đường nhỏ trong khu Chợ Lớn, Sài Gòn thuở xa lăng lắc... Mắt bỗng chạm cửa những căn nhà nhỏ, cũ kỹ, song lại sáng bừng bởi những tấm liễn đỏ rực, với những hàng chữ nhũ vàng, sắc nét. Đó là những câu đối, câu liễn trong những ngày giáp Tết âm lịch? Lòng bỗng nao nao một nỗi niềm khó tả.

 

Buổi tối vào khu chợ Việt quen thuộc, lại nhìn thấy bày bán la liệt, những hình ảnh cá chép, Táo Quân, cùng những phong bao, phong bì màu đỏ, dùng để lì xì, mừng tuổi. Thuận tay, chọn một mua một xấp phong bì, nghe thơm mùi giấy mới của những năm tháng tuổi ấu thơ ở quê nhà. Mùi thơm có lẽ còn lẫn khuất đâu đây, mang cả vào giấc mơ của người xa xứ, trong những ngày Xuân, ngày Tết cận kề?

 

2.

Mới sáng sớm ngày đầu năm mới, lũ nhóc chúng tôi thuở ấy, đã thức dậy sớm, sau khi đánh răng, rửa mặt, đã diện ngay bộ đồ mới cứng còn thơm mùi vải, mùi hồ mà ba mẹ đã mua cho trước đó, ngoan ngoãn, tề tựu ở phòng khách, để chờ mừng tuổi ông bà, cha mẹ và các anh chị, đồng thời... “cá” xem năm nay sẽ được “lì xì” như thế nào, và được bao nhiêu tiền.

 

Lì xì theo Wikipedia, là tập tục của các nước vùng Châu Á, xuất xứ từ Trung Quốc, do người lớn “mừng tuổi” cho trẻ con trong những dịp Tết Nguyên Đán. Lì xì còn gọi là “Hồng bao”. Còn theo tác giả Hạo Nhiên và Nghiêm Toản, “lì xì” có nguồn gốc từ tiếng Trung Hoa, có ý nghĩa là “Lợi thì”, tức là “Số lời thu được do mua bán mà ra” hay “sự tốt lành, có lợi” hoặc “vận tốt vận may”, chỉ sự được lợi, được tiền, là điều may mắn, mang lại cái hên cho người được lì xì.

 

“Lợi thì” phiên âm theo tiếng Quảng Đông là “lì shì” đã biến thành phương ngữ của người Việt là “lì xì”, và do có xuất xứ từ “Hồng bao” nên phong bì đựng tiền lì xì phải là phong bì màu đỏ, trên phong bì đỏ có thể có những chữ chúc phúc, may mắn bằng nhũ vàng, hoặc các hình ảnh vui tươi hay hình những đồng xu cổ màu vàng, theo người Trung Hoa xưa, phong bì màu đỏ chỉ sự vui tười, may mắn, và kỵ những phong bì màu khác, nhất là không sử dụng phong bì màu trắng, và tiền lì xì là tiền người lớn cho trẻ em, sau này mở rộng ra tiền lì xì cho người bưng tráp trong đám cưới, tiền mừng thọ cho người lớn tuổi và cả tiền lì xì cho khách trong tiệc mừng khai trương, tân gia, lên chức, mừng thọ... Và lì xì đã biến thành một hoạt động văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết, ngày lễ khánh thành, tân gia, mừng thọ của cư dân vùng Đông Nam Á như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, v.v... Có nơi còn có thêm những qui định, như tiền mừng, không được mang con số “4” như 40, 400, 4000... vì 4 đọc là “tứ’ gần giống với chữ “tử” mang ý nghĩa xấu, hay không lì xì tiền cũ, vì sợ mang đến sự xui xẻo, tiền lì xì phải là những đồng xu, hay tiền giấy còn mới tinh, chưa xài, mới mang đến vận hên, may mắn suốt năm.

 

Tuổi thơ thuở ấy, với những đồng xu, đồng hào còn “mới keng”, bóng loáng ánh bạc của “kim ngân” hay thơm mùi giấy mới của những đồng tiền giấy vừa mới lấy ra từ “két nhà băng”, là sự vui mừng, sung sướng của trẻ con. Những đồng tiền mới lì xì ấy, được... mau chóng mang ra mua pháo đốt, hay đặt trong những sòng “bầu, cua, cá, cọp”, hoặc “lô-tô” hay đem bỏ ống heo, cất giữ, đến mãi tận năm sau, đem ra lì xì lại cho em út, với những kỷ niệm thân thương khó phai nhạt...

 

3.

Ước mơ được lì xì, dường như luôn có sẵn trong mỗi con người từ lúc ấu thơ, trưởng thành và cả những lúc xế chiều? Thuở nhỏ mong mau đến Tết để được người lớn lì xì. Trưởng thành mong được tiền lì xì trong... đám cưới của chính mình, từ bạn bè, người thân, hay tiền “lợi thì” trong ăn mừng tân gia, khánh thành cơ sở kinh doanh, mua bán. Khi lớn tuổi thì mong họ hàng, con cháu, “mừng thọ” mình bằng những “hồng bao” đỏ thắm...

 

Bất giác, nhìn lại xấp phong bì mình mới mua. Tôi chợt nghĩ, ngày mai phải ra ngân hàng đổi một ít tiền mới để Tết này, tôi sẽ lì xì cho con cháu, em út, bạn bè của mình, như một tiếp nối của mùa xuân, cho những giấc mơ... may mắn, sung túc suốt một năm của mỗi một năm mới tuổi đời.

 

– Trần Hoàng Vy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
Longwood Gardens là một “vườn hoa” không những nổi tiếng của Tiểu bang Pennsylvania mà còn là một trong vài vườn hoa nổi tiếng nhất của cả nước Mỹ...
Ở Mỹ người ta không ăn mỡ của động vật như heo, bò, gà vịt, vì sợ tăng cholesterol. Nếu ăn mỡ họ ăn bacon, thịt ba chỉ ướp muối. Họ chiên bacon cho giòn, ăn kèm với trứng chiên và bánh mì. Một món điểm tâm rất được nhiều người yêu thích. Tôi thích dùng mỡ nhưng chỉ dùng ở một vài món. Mỡ heo, tôi mua miếng dày, thái hạt lựu, thắng riu riu cho đến khi tóp mỡ héo lại, màu vàng nhạt ngả sang nâu. Tôi vớt tóp mỡ, để riêng ra cho khô và giòn, dùng để kho cá bống. Vì cất nhiều công, nên tôi rất quý tóp mỡ...
Vinh cầm cái ly nhỏ đưa lên “Dô. Anh em !” “Ê. Sao khẩn trương thế, mày? Chưa có miếng nhắm nào vô bụng cả!” Đặt ly xuống, nhìn khuôn mặt bị thịt của Sáu Diên đang cười, Vinh chợt thấy bực mình và cụt hứng...
Thế kỷ trước, truyện Ví Dụ Ta Yêu Nhau* của một nhà văn trẻ đã làm bao nhiêu “kẹp tóc”, “húi cua” say mê một thời. Thế kỷ này, các cô, các cậu ngày xưa, giờ đây là những bà, những ông với mái tóc mặn mà, ít tiêu nhiều muối, có phút chạnh lòng chăng, khi nghe những ví dụ dưới đây?
Hai người đang đi chầm chậm trên lối đi hẹp bằng đất thỉnh thoảng có những con đường mòn xanh mơn mởn cắt ngang, mà cứ hai năm một lần những xe đẩy chở cỏ khô hoặc lúa mì lại ùa vào những đám hoa cúc và cỏ. Những cơn mưa gần đây đã tạo thành từng vũng ao nhỏ ở những đoạn lồi lõm; nhưng ở phần giữa đường, đầy bụi bặm và rải rác có dấu vết móng ngựa, thì khúc đường cũng khá rộng để hai người có thể sánh đôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.