Hôm nay,  

Thơ Lê Hưng Tiến

25/09/202216:42:00(Xem: 1311)

Hoi_An

Phố và thơ

(Trong thời đại chuyển đổi số)

 

Tôi muốn định danh cho mỗi riêng phố

Đôi mắt số không chuyển được thời đại

Mỗi bước đi cũng chẳng có gì khác biệt

Dẫu phố đã thay đổi nhiều áo hoa mới

 

Tôi lần theo vệt sáng nở trong ngày

Những ý nghĩ rụng trên từng khuôn mặt người người người

Nhưng trong sâu mắt đã mở đường bí mật

Không có thơ trú mình trong bóng tối

 

Ngàn năm trong một tiếng nói bảo tàng

Hàng hàng thế kỷ vượt bao nhiêu thời đại

Vận mình kiếp kiếp vòng quay đổi mới

Phố chưa thức mình trong mỗi cái tên tên

 

Đất trời mỗi khi vó ngựa

Tư duy đến lúc bê-tông rừng núi

Mỗi bước đi làm vỡ đôi mắt số

Phố không thời đại. Thơ cũng chẳng là thời đại.

 

*

 

Hội An phố

      

Tôi đi tìm phố cho riêng tên mình

Những tiếng nói chào nghiêng cánh vẫy

Mỗi bước thậm thình trong phế tích

Âm xưa nhỏ giọt giọt trên từng cây số nhạc ngựa

 

Tôi hỏi bao người về đường ngói đỏ

Nơi sầm uất không phải là đô thị phố

Tên mỗi cây gọi vào núi quên lãng

Gọi vào địa chỉ không nhà không số

 

Tôi hỏi phố không mùa không ướt

Phố trả lời không phải trước và cũng không phải sau

Tên mình lẫn vào dòng chảy mới

Mỗi cuốc phố là mỗi cái tên quên mùa.

-- Lê Hưng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày của Cha, con chào đời bằng tiếng khóc / Những đêm dài Cha lặng lẽ đưa nôi / Con ngủ say, nhoẻn miệng cười bé bỏng / Như thần tiên, chấp cánh giấc bình yên...
Bước vào rừng, khách thơ sẽ thấy thân nhiệt hạ xuống ngay lập tức. Cái nóng rát bỏng trên da không còn nữa. Và mùi hương rừng thoang thoảng vây quanh. Rừng có hương thơm sao? Có chứ! Bạn chẳng từng nghe nhà văn Sơn Nam với tập truyện nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” đó sao. A! Có thể mùi cây tràm cây đước chỉ là mùi hương tượng trưng, nghiêng về tinh thần hơn là vật chất, nhưng ở đây, New Jersey, hương rừng có thể được nhận thức bằng khứu giác.
Nhân một người bạn viết thư cho tôi than vãn là anh ta muốn “chửi tục” khi nghe một người bạn khác ba hoa, khoác lác thái quá trong lúc trà dư tửu hậu đêm qua. Tôi chỉ xin được góp ý với các bạn đôi ba lời về chửi, chứ không dính dáng gì tới cá nhân người khoác lác ấy cả...
Một thứ sáu nọ, nhờ trục trặc nhỏ, một tình cờ đáng yêu, tôi đã thay đổi chương trình và có được những giây phút trở về dĩ vãng thật diệu kỳ. Khi cầm cây bút quẹt quẹt để mở nhạc trong điện thoại, tôi lại mở nhầm cửa Facebook. Vừa lúc đó, trong Facebook, hiện lên bài viết CON THÚY trong địa chỉ “nhà” của Thao Tran...
Tư tưởng phê bình của Guy de Maupassant [1850-1893] thường nhắm vào luân lý đạo đức xã hội. Cái nhìn căn bản của ông là đề tài hiện thực, ảnh hưởng của Gustave Flaubert, và các khía cạnh về lối tự thuật. Sức khoẻ của Maupassant đã gây nhiều khó khăn cho ông. Có thể nói, tình trạng sức khoẻ của Maupassant đã khiến ông khủng hoảng trầm trọng và ngã quỵ từ tâm hồn đến thể xác. Trong truyện Le Horla, ta thấy rõ bằng chứng của một tâm hồn bất bình thường nơi Maupassant....
Tôi muốn lượm sau một thời chinh chiến / Nắm xương tàn vùi giữa bụi thời gian / Cũng như lượm dưới chân đài công lý / Những mảnh đời như cát bụi mênh mang...
Sau 1975 gia đình tôi còn giữ lại được một số tờ nhạc rời của Phạm Duy, Trần Thiện Thanh và vài cassette tapes tiếng hát Thái Thanh, Nhật Trường. Bà chị Cả của tôi, chồng đi học “cải tạo”, chị tập tành học đờn guitare, tối tối đem bài nhạc Từ Đó Em Buồn của Trần Thiện Thanh ra gảy, tôi nằm kế bên cũng nẫu ruột theo...
Chị Bông đi chợ mang theo cái iPhone đến một cửa hàng bán phone nằm trong chợ Việt Nam để sửa chữa. Chị có cái iPhone, mỗi lần con đổi phone mới là người mẹ được thừa hưởng cái cũ kẻo bỏ không uổng phí, nên iPhone đời nào chị cũng đều có xài...
Chúng tôi thường đến chơi bên đường ray xe lửa. Phải mất khoảng hai mươi phút từ làng để đến đó, và bên dưới cánh đồng rộng lớn Prade là một sườn đồi dốc thẳng phủ đầy cây cọ chạy dài xuống đường xe lửa. Và ngay đó, một mỏm đá hơi nhô ra tạo thành một hốc không sâu, có thể che nắng mưa cho người đến trú, và bọn trẻ chơi đùa vào mùa hè như chúng tôi có thể té ngã trên nền cát ấm êm bên dưới mặt đất mà không bị trầy xước...
Tuyển tập Phóng sự Chiến trường 1972 của Nxb Văn Nghệ Dân Tộc in 1973 không có phần tiểu sử tác giả. Phóng viên Vũ Hoàng là ai? Bút ký của ông chật kín nỗi lòng người Kontum. Một chua xót phải mang gương mặt rỗ chằng chịt vết đạn và hơi thở nồng nặc mùi xác chết… Những trang chữ viết về những gì đã mất và còn lại của một thị trấn. [Trần Vũ].
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.