Hôm nay,  

Đi giữa Mùa Thu

20/09/202212:13:00(Xem: 2506)

Tùy bút

tongocvan

Trời cuối tháng Chín, bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago. Khí lạnh và gió heo may chợt tràn về. Loài di điểu từng hàng lớp lìa bỏ Chicago, soi mình dưới đáy hồ Michigan, cùng nhau tìm về vùng đất ấm. Đàn ngỗng trời gọi nhau nghe tha thiết. Màu xanh của hồ Michigan bắt đầu nhạt dần, trông xa mờ mặc dầu màu mây chưa kịp ngả sang màu vàng ẩm đục, cũng là lúc hàng phong trên đường phố lưa thưa nhuộm lá vàng. Các cô con gái Chicago vận thêm chiếc áo choàng màu đỏ đủ làm hồng đôi má. Màu mắt và màu tóc của các cô vẫn giữ nguyên màu vàng óng ả, dư âm của mùa Hè vừa đi qua.

 

Thầm kín cùng với mùa Thu, những mất mát thương đau, những hoài niệm, những bia mộ gối chăn của của tình yêu ngày tháng cũ, thầm lặng trở về cùng gió heo may. Mùa Thu giờ phút của chia ly, của giã từ, mùa của tình yêu réo gọi, hình ảnh người chinh phu trở về trong lòng người chinh phụ. Nghe gió mùa Thu thì thầm qua khe cửa, đêm nào thao thức nghe giọt mưa Thu, ai đó có trở nghiêng gối mộng tiếc nuối những mối tình theo mùa Thu đi, như nước chảy qua cầu. Người đi không bao giờ trở lại...

 

Từ giữa tháng Tám, sen Hồ Tây, bắt đầu nở rộ. Hương thơm của hoa sen bao phủ mặt hồ qua một lớp sương mỏng và tan loãng dần khi mặt trời buổi sáng lên cao. Các cô “Gánh Hàng Hoa” của Khái Hưng “gánh mùa Thu qua cổng chợ, với những chùm hoa tím ngát mùa Thu”(*)... Người đi xa vẫn nhớ đêm Hà Nội, dưới lớp ngói rêu phong ngạt ngào mùi hoa sữa, các cô Hà Nội dáng Kiều thơm với“bờ môi đậm đỏ bích đào”(*) tha thướt với áo dài nhung màu huyết dụ. Mùa Thu Hà Nội đã là khoảnh khắc của tình yêu, của nuối tiếc, của hoài niệm nhớ nhung, của lich sử, cũng là nguồn cảm hứng của thi ca, âm nhạc, văn học nghệ thuật...

 

Mùa Thu Chicago đến chậm hơn mùa Thu Hà Nội, và ra đi rất vội, bỏ lại hoa cúc vàng một mình. Màu thời gian tím ngát sau khung cửa, lão lặng lẽ khép kín cánh cửa, ngồi chờ nghe tiếng gió hú quyện với tuyết khi mùa Đông Chicago về...

 

Đào Như

 

(*) Thơ Phan Vũ, “Em Ơi! Hà Nội phố”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người chồng cô có một số phận khá kỳ lạ. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Thơ của ba nhà thơ: Nguyễn-hoà-Trước, Trần Hạ Vi, Trần Yên Hòa...
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Chị Hương đẹp lắm! Một vẻ đẹp đài các sang trọng của một Giai nhân xứ Huế. Dáng người dong dỏng cao, thanh thoát, nước da trắng hồng, mái tóc óng mượt buông lơi xõa sau bờ vai tròn. Đặc biệt chị có đôi mắt đẹp và yên bình như mặt nước hồ thu...
Bao năm qua, đã đến sống trong làng chài từ lâu lắm, đã làm bạn kéo lưới qua nhiều chủ ghe, chủ tàu cá, Tư Dầm vẫn nghèo, vẫn túng, không hề sắm nổi cho mình chiếc ghe câu để tự kiếm sống qua ngày.
Trại Sikiew, đêm văn nghệ mừng Năm Mới diễn ra trên Bãi Đá năm ấy có vài giọng ca gây bất ngờ. Đầu tiên phải kể đến Vân Đại Bàng với bài hát Đường Xưa Lối Cũ hay thần sầu, bà con vỗ tay rần rần...
Từ mấy hôm nay Thi nôn nóng chờ đợi ngày về quê thăm nhà. Nàng cứ loay hoay tính toán mãi không biết phải mua quà gì về cho mấy đứa em. Con gái đi học xa nhà, thật sung sướng và hạnh phúc biết bao mỗi khi có dịp nghỉ lễ dài để trở về sống với gia đình thân yêu...
Tôi dần dà để ý đến một cặp vợ chồng Á Châu. Không hiểu tại sao, tôi đoan chắc họ là vợ chồng, chứ không thể là tình nhân, hay hàng xóm. Họ đến mua hàng hầu như mỗi ngày ở siêu thị tôi đang làm việc...
Hai bài thơ của Trần Hạ Vi...
Cuối đời Đông Hán nước Tàu, tại quận Cự Lộc có nhà cự phú họ Trương sinh được ba anh em là Trương Giốc, Trương Bảo, Trương Lương. Khi ông bà Trương mất thì Bảo và Lương hãy còn nhỏ, Trương Giốc thay quyền cha mẹ nuôi dạy hai em...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.