Hôm nay,  

Đi tìm ẩn số trong một bài ca dao

8/8/202210:05:00(View: 3396)

Tạp bút

quang nam
Sông núi Quảng Nam.

 

“Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi

Thương cha nhớ mẹ thì về

Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng”.

(Ca Dao Quảng Nam)

 

Rõ ràng ẩn số không hiện diện trong ba câu mở đầu, bởi sự nhắn nhủ đã rõ ràng minh bạch quá rồi. Nhìn lên đỉnh Hòn Kẽm với những vách đá dựng đứng nhấp nhô chạnh nỗi lòng thương cha nhớ mẹ quá chừng là một lẽ tự nhiên rất người. Ai xa quê mà không nhớ, chẳng những nhớ người thân mà còn nhớ đến từng gốc cây ngọn cỏ quê nhà. Người xưa chẳng đã từng “Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại”( Mây bay ngang núi Tần Lĩnh không biết nhà ta nơi nào – Hàn Dũ) được Nguyễn Du vận vào truyện Kiều “Hồn quê theo ngon mây Tần xa xa”đó sao! Dẫu là thi nhân hay một bác thường dân mộc mạc lúc lưu lạc quê người đối diện thiên nhiên hùng vĩ hoặc hoang sơ liêu tịch đều “nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” cả.Vì thế trong câu thơ thứ ba tác giả bài ca hồn nhiên khẳng định một cách chân chất rất Quảng “thương cha nhớ mẹ thì về”. Điều ấy không có gì để mà bàn song đến câu bốn thì xuất hiện ẩn số mà nếu không giải mã thì khó có thể tiếp nhận vào kho tàng ca dao đất Quảng. Sao lại có thể nói “nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng”. Đặt trong mối quan hệ ngữ nghĩa các điệp từ thương, nhớ làm nhiệm vụ liên kết câu bằng phép lặp từ vựng ta không thể nghĩ tránh trớ nào khác về ngữ “thì đừng”. Đừng là đừng về quê kiểng dù có nhớ thương bao nhiêu chăng nữa chứ còn sao nữa? Lâu nay trong một số bài viết về văn học dân gian đất Quảng khi có dịp nhắc đến bài ca dao này nhiều người lờ đi hai câu cuối vì thấy sự nghịch nghịch trai trái đó.Tôi trân trọng cách nói của ông Mai Thúc Lân khi khơi mở cảm nhận về hai câu cuối này: “Câu ca dao này nhắn nhủ những người xa quê một điều gì đó rất thâm thuý tế nhị mà mình không hiểu hết cái thâm thuý tế nhị đó. Vì sao thương cha nhớ mẹ thì về còn nhớ cảnh nhớ quê thì đừng. Vì đi lại tốn kém hay nguy hiểm chăng, hay vì một lẽ gì đó chỉ có người trong cuộc mới hiểu được”. Từ sự khơi gợi ấy tôi xin đưa ra một cách tiếp cận 2 câu cuối bài ca dao này theo kênh cảm nhận mang tính chủ quan của riêng mình mong được các nhà nghiên cứu văn học và tất cả bạn viết trao đổi thêm.

 

Tôi nghĩ đối tượng nhớ quê, chủ thể trữ tình trong bài ca dao này chỉ có thể là người con gái miền xuôi hay miền biển gì đó bị cha mẹ gả chồng trên miền ngược. Cơ sở nào tôi dám xác định như thế? Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu đầu thì không sao định vị đối tượng nhớ quê một cách chính xác. Ai mà không hoài nhớ quê hương cớ gì chỉ là một cô gái, khẳng định đối tượng thế này là khiên cưỡng. Chính vì sự thâm thuý tế nhị đó mà ta mới tìm ra ẩn số bài ca dao nằm trong cặp từ “kiểng, quê”. Tác giả đã hồn nhiên sử dụng thủ pháp mà lý luận mỹ học hiện đại gọi là phép “lạ hoá” theo đó hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta quen nhìn nhận nó. “Quê / kiểng” phải được tiếp nhận theo một hàm nghĩa khác. Đó là những mối tình giữa trai và gái diễn ra trong bối cảnh cây đa, bến nước, sân đình của quê kiểng năm xưa ngày cô gái ấy còn son rỗi, còn hẹn hò dấm dúi với tình lang. Bây giờ “em đã có chồng / như chim vào lồng như cá cắn câu” dù có thương nhớ người xưa bao nhiêu chăng nữa thì cũng đừng về. Đặt bài ca dao trong bối cảnh xã hội phong kiến mới thấy lời nhắn nhủ ấy mang tính nhân văn sâu sắc. Người đàn ông sa chân thì còn gượng dậy được, bởi họ có cái trật tự ngàn đời của xã hội phong kiến Nho giáo xúm vào đỡ chứ còn đàn bà nhất là đàn bà đã có chồng (dù là có chồng trong mối hôn nhân ép buộc) thì cái xã hội ấy sẽ nhân danh tiết hạnh vùi dập một cách không thương tiếc. Nhưng nói trắng ra thế nào được, tác giả bài ca dao đành nói tránh ra vậy. Sự thâm thuý tế nhị chính là ở đó. Muốn khám phá chiều sâu ẩn tàng của ngữ nghĩa phải nắm bắt đúng bản chất vấn đề. Có thế mới tránh cho con chữ khỏi bị hàm oan.

 

Nguyễn Đức Mù Sương

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cô tôi chết, gia tài của cô để lại cho con mèo. Thỉnh thoảng, đọc báo, thấy có một nhà giàu nào đó, chết, để lại gia tài kếch sù cho thú cưng, tôi cho rằng họ là những người lập dị và keo kiệt. Cô tôi, chắc chắn là keo kiệt. Cô chết tôi không dự đám tang. Chỉ biết cô qua đời vì nhận được lá thư gửi từ văn phòng luật sư quản lý tài sản của cô. Thư đòi nợ...
Mỗi ngày, trước khi đi làm, Mẹ bế Nó đặt vào cái ghế xoay cạnh cửa sổ, cái ghế mà Mẹ đã đóng thêm một miếng ván vuông nhỏ kéo ra kéo vô được để làm thành cái bàn cho Nó, trên đó Mẹ đặt tập giấy, cây bút chì, hộp chì màu, cục gôm. Thêm cái chìa khóa cửa và chiếc điện thoại...
Hôm ấy, giới tăng đồ và Phật tử ở chùa Giao Thủy đã tổ chức một buổi lễ cầu an cho Thiền sư Tuệ Tĩnh và sa di Thiện Ứng lên đường về Thăng Long để sang Tàu. Lệnh vua triệu tập đã đến quá gấp rút. Thiền sư Tuệ Tĩnh không thể nào chọn kịp người kế thừa để lo tiếp kế hoạch phục vụ dân sinh trên lãnh vực y dược đang thực hiện dang dở của ngài...
Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời...
Bữa đó, vừa mới nhập trại Panatnikhom được vài ngày, bốn đứa chúng tôi đang nằm tán dóc trong nhà thì nghe tiếng bước chân rầm rầm ngoài cửa. Chúng tôi nhìn ra thì thấy bác nhà trưởng và một số người khác đứng lố nhố, những bộ mặt vô cùng nghiêm trọng, nặng nề còn hơn trong “Cái Đêm Hôm Ấy, Đêm Gì?” của Phùng Gia Lộc...
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...
John Steinbeck sinh tại Salinas, California năm 1902 - một thành phố cách xa bờ biển Thái Bình Dương vài dặm, gần Thung Lũng Salinas màu mỡ và cách San Jose khỏang 70 dặm Anh. Nơi đây đã được dùng làm bối cảnh cho nhiều tiểu thuyết của ông...
Tôi đứng ôm cặp sách nơi đầu đường con hẻm lớn, mặt hướng về ngã năm chờ đợi chuyến xe, không để ý phía bên phải tôi tiệm Minh Ký Trà Gia đang khách vào ra liên tục...
Sau khi ghé thăm Thành phố Baltimore thuộc Tiểu bang Maryland, hôm nay chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình để đến thăm Tiểu bang Pennsylvania, một tiểu bang rộng lớn, trù phú, có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử của quốc gia Hoa Kỳ...
Ngày Thước bước ra, nàng không mang theo bất cứ thứ gì nàng đã sắm trong tám năm. Nhờ nàng, Thụy có ê hề những thứ nàng để lại, nào bàn, ghế, sô pha. Những TV nhỏ, lớn. Những hình, ảnh, những giỏ hoa, nàng thường để trên bàn trang điểm, vẫn còn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.