Hôm nay,  

Thể Xác Còn Đây*

6/10/202200:00:00(View: 2771)

 

676250391
Cung Tiến và bạn văn nghệ sĩ: Thanh Tâm Tuyền, Vợ Chồng Cung Tiến, Vợ Chồng Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Minnesota 1995 (Hình do gia đình Tô Thùy Yên gửi VB).


Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn.


Mời đọc lại một bài thơ của Federico Garcia Lorca do Thạch Chương dịch.

 

Thể Xác Còn Đây*

 

Federico Garcia Lorca

Dịch giả: Thạch Chương (tức nhạc sĩ Cung Tiến)

 

 

Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở
Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng
Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian
Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu


Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng
Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ
Để không cho phiến đá duỗi dài với được
Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu


Bởi phiến đá đi lượm những hạt giống của sợi mây
Những bộ xương loài chim sáo và những loài sói đi ăn chiều
Nhưng không một lời không thủy tinh không lửa nóng
Nếu không chỉ là những đấu trường – đấu trường lại đấu trường không tường che


Và nằm trên phiến đá kia là Ignacio, người hùng
Thôi đã hết. Gì đó? Hãy ngó kỹ mặt chàng
Thần chết đã phủ lên mặt chàng những diêm sinh xám ngắt
Và đầu chàng hóa thành con quỷ đen đầu trâu


Thôi đã hết. Mưa lọt vào miệng chàng


Khí trời như một kẻ điên bỏ trốn khỏi lồng ngực ép
Và tình yêu rũ rượi như những hạt lệ hoá băng
Đi sưởi ấm trên những cánh rừng bò rừng


Chúng nói chi, một niềm câm nín thối hoãng yên nghỉ
Thể xác còn đây. Ta ở cạnh nhưng đang biến dần đi
Với một hình dáng rực rỡ chim họa mi
Và ta thấy đang lấp đầy bằng những lỗ thùng không đáy


Ai vò nát chiếc khăn liệm? Không, có nói không đúng
Nơi đây không có kẻ nào ca không có kẻ nào khóc trong một góc
Chẳng ai đâm giáo chẳng ai nạt nộ con rắn
Nơi đây tôi không muốn nói gì hơn là những đôi mắt mở tròn


Để ngắm nhìn một thể xác không hề yên nghỉ
Nơi đây tôi muốn gặp những con người có giọng nói vạm vỡ
Những kẻ khuất phục ngựa hoang và chế ngự dòng sông
Những kẻ có bộ xương vang dội như sấm, ca hát với trong mồm sặc sụa mặt trời và đá lửa


Nơi đây tôi muốn nhìn thấy họ, đằng trước phiến đá
Đứng trước thể xác kia giờ đã dứt dây cương
Tôi muốn họ chỉ cho tôi con đường nào ra thoát
cho vị tướng soái kia mà tay chân thần chết đã trói buộc


Tôi muốn họ chỉ cho tôi những giọt lệ nào như một giòng sông
có những sợi mây hiền lành và những bến bờ sâu thẳm
để ẵm đi thể xác của Ignacio và để chàng chìm xuống
không còn nghe bên tai những hơi thở trùng điệp của con bò rừng


để xác chàng chìm sâu vào đấu trường tròn của vầng trăng
người con gái giả vờ làm con bò rừng lặng trầm buồn
để xác chàng chìm sâu vào đêm khuya không tiếng ca loài cá
và trong những bụi cây trắng xoá sương mù băng giá


Tôi không muốn chúng phủ lên mặt chàng những khăn tang
bởi chàng sẽ quen đi với nỗi chết chàng mang theo
Thôi, hãy đi đi, Ignacio!
Đừng nghe thấy nữa tiếng rống nóng ran


Hãy ngủ, hãy nghỉ
Hãy bay xa
Biển kia còn yên lặng, huống hồ!

 

*Federico Garcia Lorca –

Bài ca khóc Ignacio Sanchez Mejias

Đoạn III: Thể Xác Còn Đây

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
LTS: Mồng Hai Tết năm nay nhà văn Doãn Quốc Sỹ sẽ mừng sinh nhật bách tuế. Cách đây 20 năm, Doãn Hưng-người con trai thứ sáu- từ Việt Nam đã viết một đoản văn mừng sinh nhật 80 của bố lúc đó đang sống tại Houston, Texas. Bài viết này như là góc nhìn từ phía gia đình về Doãn Quốc Sỹ như một người cha, một nhà văn, một nhà giáo, một kẻ sĩ thời đại…
"Chén rượu này rót xuống/ tạ ơn đất bao dung/ chén rượu này ngửa mặt/ tôi chuốc mình,Tân Xuân. -- Những câu thơ trầm buồn trong bài thơ "khai bút đầu năm" của nhà thơ Trần Mộng Tú, mang phong vị mùa Xuân nhưng vẫn man mác nỗi sầu xa xứ.
Tết là ngày đặc biệt trong năm. Đây cũng là một trong những cái mốc để ghi nhớ kỷ niệm hay hình ảnh của ngày xưa, và ngẫm lại để thấy công lao và thành tựu của những người đi trước, ngàn năm trước, trăm năm trước. Ngày Xuân nhớ lại, lòng mình sẽ ấm áp. Trong mạch thời gian đó và nhìn lại chính mình, năm nay Việt Báo sẽ nhớ đến một dấu mốc thời gian rất nhỏ mà rất ý nghĩa với anh em tòa soạn và độc giả: Việt Báo tròn 30 tuổi. Nhớ mùa xuân 30 năm trước, một nhóm anh em họp mặt trong một “garage office” ở Garden Grove, với số vốn vỏn vẹn $300 đô-la, nhà báo Trần Dạ Từ quyết định khởi sự tờ Việt Báo. Ban chủ trương sáng lập gồm các nhà báo chuyên nghiệp, lão thành: Cố nhà báo Hồ Văn Đồng, cố nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Cố thi sĩ Nguyên Sa, nhà báo Nguyễn Khắc Nhân, nhà báo Trần Dạ Từ, chủ nhiệm sáng lập Nhã Ca, Nữ Tài Tử Kiều Chinh. 30 năm trước, số báo Việt Báo đầu tiên ra mắt độc giả vào tháng 9 năm 1992. Từ đó đến nay, tờ Việt Báo cũng như các tờ báo Việt Ngữ khác cùng trải qua
Hôm 22/1/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (pronounced Foock, xin đừng xuyên tạc) đăng đàn phát biểu trong chương trình “Xuân Quê Hương” dành cho kiều bào về Việt Nam đón Tết, có đọc hai câu thơ của ông, nguyên văn: Mỗi năm Tết đến Xuân về/ Quê hương đất mẹ đề huề đón con. Lê Thị Mộng Nở tôi vốn dòng dõi mười đời con cháu nhà bần cố nông, dù thơ văn dốt đặc cán mai, nhưng đọc hai câu thơ này của Nguyễn Chủ tịch
Một truyện ngắn mang phong vị Thiền và triết lý Phật giáo của nhà văn Trần Hoàng Vy. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nụ hoa đào đang ngậm đông để đợi xuân sang, giữa mùa đông, gã du tử đã nghe mùa xuân hát văng vẳng trong tâm, rồi đây khi xuân đến, khúc xuân ca sẽ mượt mà trên thảo nguyên, sẽ xanh rì rừng núi, sẽ vượt qua những triền đồi và sẽ dài theo những cung đường bất tận. Mùa xuân của trời đất thiên nhiên chứ chẳng của riêng ai. Mùa xuân của muôn loài vạn vật nào đâu chỉ riêng của con người. Mỗi quốc độ, mỗi chủng tộc khác nhau thì có nét xuân riêng của mình, điều ấy phụ thuộc vào văn hóa, tập quán và phong tục truyền thống của chính họ. -- Một bài tùy bút về Xuân của tác giả Tiểu Lục Thần Phong, Việt Báo trân trọng iới thiệu.
"Cuối năm ngồi tính lại sổ đời mà lạnh run lên Bác Lý ơi! Năm Trâu đúng là thiệt khổ như trâu. Đã cùng cực vì dịch giã, thấy cảnh người mất chẳng gặp được thân nhân, mình chẳng biết phải làm những gì để bù đắp cho. Đau đớn nào bằng, chẳng còn tâm trí đâu mà hoài vọng chuyện ngày xưa. Chuyện Năm Hết Tết Đến của ngày xưa, ai dù có khó khổ mấy cũng sắp xếp được thảnh thơi để đón năm mới, mong năm mới có những ngày an lạc." -- Tác giả Lâm Minh Anh, qua thi ca và ca dao - tục ngữ, giúp chúng ta có cái nhìn hoài niệm về sinh hoạt và tâm thức của người xưa chuẩn bị cái Tết như thế nào. Việt Báo hân hạnh giới thiệu một cây bút trẻ lần đầu góp mặt.
Tết cũng là dịp cho những người con dân Việt tưởng nhớ lại trận vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm Kỷ Dậu (1789). Đây là chiến công oanh liệt nhất của vị anh hùng dân tộc, đời đời được nhớ ơn. Tác giả Đinh Quốc An từ Nam đảo Úc gửi đến độc giả Việt Báo bài trường thi sau, miêu tả trận đánh có một không hai trong lịch sử nước nhà. Trân trọng giới thiệu.
những bài thơ buồn / những bài thơ vui / chia nhau trang giấy / chữ nghĩa đong đầy / câu văn ái ngại / đọc lên thấy buồn / đọc lên thấy vui ...
"Có phải cả cuộc đời mình/ là một bữa Điểm Tâm/ Chiếc giường đó/ gỗ trầm hương nào đóng..." Một bài thơ cảm khái về kiếp nhân sinh của nhà thơ Trần Mộng Tú. Mời đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.