Hôm nay,  

Thể Xác Còn Đây*

6/10/202200:00:00(View: 2760)

 

676250391
Cung Tiến và bạn văn nghệ sĩ: Thanh Tâm Tuyền, Vợ Chồng Cung Tiến, Vợ Chồng Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Minnesota 1995 (Hình do gia đình Tô Thùy Yên gửi VB).


Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn.


Mời đọc lại một bài thơ của Federico Garcia Lorca do Thạch Chương dịch.

 

Thể Xác Còn Đây*

 

Federico Garcia Lorca

Dịch giả: Thạch Chương (tức nhạc sĩ Cung Tiến)

 

 

Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở
Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng
Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian
Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu


Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng
Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ
Để không cho phiến đá duỗi dài với được
Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu


Bởi phiến đá đi lượm những hạt giống của sợi mây
Những bộ xương loài chim sáo và những loài sói đi ăn chiều
Nhưng không một lời không thủy tinh không lửa nóng
Nếu không chỉ là những đấu trường – đấu trường lại đấu trường không tường che


Và nằm trên phiến đá kia là Ignacio, người hùng
Thôi đã hết. Gì đó? Hãy ngó kỹ mặt chàng
Thần chết đã phủ lên mặt chàng những diêm sinh xám ngắt
Và đầu chàng hóa thành con quỷ đen đầu trâu


Thôi đã hết. Mưa lọt vào miệng chàng


Khí trời như một kẻ điên bỏ trốn khỏi lồng ngực ép
Và tình yêu rũ rượi như những hạt lệ hoá băng
Đi sưởi ấm trên những cánh rừng bò rừng


Chúng nói chi, một niềm câm nín thối hoãng yên nghỉ
Thể xác còn đây. Ta ở cạnh nhưng đang biến dần đi
Với một hình dáng rực rỡ chim họa mi
Và ta thấy đang lấp đầy bằng những lỗ thùng không đáy


Ai vò nát chiếc khăn liệm? Không, có nói không đúng
Nơi đây không có kẻ nào ca không có kẻ nào khóc trong một góc
Chẳng ai đâm giáo chẳng ai nạt nộ con rắn
Nơi đây tôi không muốn nói gì hơn là những đôi mắt mở tròn


Để ngắm nhìn một thể xác không hề yên nghỉ
Nơi đây tôi muốn gặp những con người có giọng nói vạm vỡ
Những kẻ khuất phục ngựa hoang và chế ngự dòng sông
Những kẻ có bộ xương vang dội như sấm, ca hát với trong mồm sặc sụa mặt trời và đá lửa


Nơi đây tôi muốn nhìn thấy họ, đằng trước phiến đá
Đứng trước thể xác kia giờ đã dứt dây cương
Tôi muốn họ chỉ cho tôi con đường nào ra thoát
cho vị tướng soái kia mà tay chân thần chết đã trói buộc


Tôi muốn họ chỉ cho tôi những giọt lệ nào như một giòng sông
có những sợi mây hiền lành và những bến bờ sâu thẳm
để ẵm đi thể xác của Ignacio và để chàng chìm xuống
không còn nghe bên tai những hơi thở trùng điệp của con bò rừng


để xác chàng chìm sâu vào đấu trường tròn của vầng trăng
người con gái giả vờ làm con bò rừng lặng trầm buồn
để xác chàng chìm sâu vào đêm khuya không tiếng ca loài cá
và trong những bụi cây trắng xoá sương mù băng giá


Tôi không muốn chúng phủ lên mặt chàng những khăn tang
bởi chàng sẽ quen đi với nỗi chết chàng mang theo
Thôi, hãy đi đi, Ignacio!
Đừng nghe thấy nữa tiếng rống nóng ran


Hãy ngủ, hãy nghỉ
Hãy bay xa
Biển kia còn yên lặng, huống hồ!

 

*Federico Garcia Lorca –

Bài ca khóc Ignacio Sanchez Mejias

Đoạn III: Thể Xác Còn Đây

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cậu bé Hassan 11 tuổi ở miền Đông Ukraine vừa bằng tuổi của Oliver cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ
Ôi những bà mẹ mất con/ những người vợ mất chồng/ những người yêu nhau/ đã mất nhau...
buổi chiều/ ở khúc quanh của dòng sông/ có con cò xám khẳng khiu/ cô đơn như con nước lạnh/ nhìn về xa xăm...
Kể từ cuối đông tân sửu, xứ sở Hoa Dương bỗng dưng lâm đại nạn, khói lửa ngút trời, cơ sở vật chất bị phá hủy, hàng chục vạn dân lành phải bỏ nhà cửa tài sản để di tản... Quốc chủ Hoa Dương cùng với các sĩ quan và dân chúng quyết lòng chiến đấu để bảo vệ quê hương. Quốc chủ vốn xuất thân từ hí kịch trường vậy mà giờ lại can đảm và xuất sắc trên chiến trường...
Chị ngồi ngắm đứa con gái trong áo cưới cô dâu trắng tinh khôi. Cô dâu và chú rể đang đi từng bàn thăm hỏi nhóm bạn bè trẻ trong tiệc cưới của hai đứa. Mỗi bàn chúng nó dừng lại là không khí bùng lên náo nhiệt, kẻ đưa ly mời rượu, kẻ đứng lên nói vài câu trêu chọc đôi tân lang giai nhân và lúc nào cũng kết thúc với cảnh chú rể hôn cô dâu để chụp hình...
Cuối cùng thì Quân cũng tìm thấy nhà Hào sau hơn 2 tiếng lái xe từ Westminster đến San Diego. Ngôi nhà nằm trên một khu đồi dốc, trước sân có hai cây Crepe Myrtle đang ra hoa, những chùm hoa đỏ thoáng trông như loài hoa giấy làm Quân nhớ đến những mùa Hè ở Texas mà một thời anh đã ở đó, có những con đường lộng lẫy một màu hoa đỏ Crepe Myrtle làm cái nóng mùa Hè như dịu lại. Ở thành phố này Crepe Myrtle ít thấy hơn...
Tôi ngồi ở “ghế” này mấy năm. Bổng lộc đến bằng cửa trước đàng hoàng, ghi tên tôi là người nhận ngay ngắn. Có lịch các loại, hoặc dao rọc thư, hoặc khối thủy tinh, thẻ kim loại để chận giấy. Cứ đà này, tôi bám trụ ở đây mãn kiếp, vẫn chưa đủ vật liệu xây nhà. Thật ra, tôi chẳng hề mơ màng đến những đặc quyền, đặc lợi của công việc...
Biểu tượng quyến rũ nhất của khuynh hướng thân phương Tây cho đến nay vẫn là Ivan Turgenev: Tài năng, danh tiếng, quảng giao, học thức, thành thạo sáu ngoại ngữ, chưa kể giàu sang quý tộc và một ngoại hình nổi bật với chiếc mũi hoàn hảo trên gương mặt khả ái và chiều cao gần hai mét. Đối trọng của ông về mọi phương diện là Dostoyevsky, xuất thân trong khốn khó, vóc dáng khắc khổ, râu thưa, tóc mỏng, da thiếu nắng, má hóp, mắt nhìn bất an, thần thái bồn chồn và thường xuyên chạy nợ. Hành trình của Dos là từ cực tả đến bảo thủ và thậm chí cực hữu, của Turgenev là từ hư vô đến cấp tiến rồi phóng khoáng ôn hòa. Dos thậm mộ đạo, Turgenev ít nhiều vô thần. Dos táo tợn cực đoan, Turgenev khoan dung điềm tĩnh. Dos cục cằn đầy kịch tính, Turgenev lịch lãm nhẹ nhàng. Dos cường độ, Turgenev sâu lắng. Dos khinh bỉ phong cách, bất chấp kỹ thuật, coi ngôn ngữ chỉ là phương tiện và nếu đang cháy túi thì viết ào ào, miễn bán được bản thảo.
Nhìn vào các con số. Vào khởi đầu thập niên 1930s, có 259 nhà văn xuất bản sách trong Liên Bang Xô Viết. Vào cuối thập niên 1930s – chỉ còn 36. Như thế nào 80% các nhà văn đã biến mất? Có 17 người bị bắn, 8 người tự sát, 7 người chết vì lý do tự nhiên, và 175 người bị bắt và giam trong các trại. Và 16 người mất tích. Những con số này cho một ý tưởng về trái độ Liên Bang Xô Viết đối với giới ưu tú văn hóa Ukraine, một thái độ đã áp đặt một kiểu im lặng văn hóa trong nhiều thập niên. Trong thập niên 1960s, một thế hệ mới, trẻ hơn xuất hiện và mang khu vực vào một thời kỳ nghệ thuật chói sáng mới. Nhưng nó cũng sớm lụi tàn: nhà thơ Vasyl Symonenko bị đánh tới chết, họa sĩ Alla Horska và nhà soạn nhạc Volodymyr Ivasiuk chết trong các hoàn cảnh kỳ lạ, và nhiều người khác bị đẩy vào nhà tù, ép vào các bệnh viện tâm thần, và bị cấm xuất bản. Chết độ Xô Viết khởi dậy cuộc chiến chính trị nhắm vào các khuôn mặt văn học Ukraine trong thập niên 1920s và kéo dài tới cuối thập niên 1980s,
Từ một tấm thiệp Xuân -- Nhẹ nhàng. Linh động. Thú vị. Sống động. Chiết lọc. Sáng tạo. Mềm mại. Thiền. Đó là những cảm nhận đầu tiên tôi có được khi xem trang web https://giangdinh.com/diagrams/ của kiến trúc sư Đinh Trường Giang (ĐTG), trưởng nam của Hoạ sĩ Đinh Cường.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.