Hôm nay,  

Phật Tích

09/05/202219:45:00(Xem: 1852)

but_tung kinh

 


Chuyện tích xưa, nơi kinh thành Xá Vệ

Cung điện nguy nga, lộng lẫy cõi nhân gian

Vua Tịnh Phạn, trên ngai vàng tối thượng

Hoàng hậu Ma Da, ngôi phượng các uy nghi.

 

Nơi thượng giới, Đức Nhiên Đăng cổ Phật

Soi thấu muôn loài, nơi hạ giới trầm luân

Ngài kiếm tìm, hàng Thánh Đức hiển linh

Truyền Bồ Tát, Phật Thích Ca giáng trần.

 

Một ngày kia, nơi kinh thành Xá Vệ"

Thư các thâm nghiêm, thiên giới báo điềm lành

Hoàng hậu Ma Da sẽ hoài thai Thái Tử

Đức Thế Tôn, đại giác ngộ Đản Sanh.

 

Hoàng hậu Ma Da ngưuời "khai hoa nở nhụy"

Con đầu lòng, Thái Tử  Tất-Đạt-Đa

Hoàng Hậu qua đời, đột ngột mấy hôm sau

Lìa nhân thế, lên Cung Trời Đao Lợi.

 

Đoàn tùy tùng, đưa Ngài về Xá Vệ

Đến cổng thành, quân sỹ tướng cung nghinh

Rước kiệu Ngài, vào kinh thành tráng lệ

Gặp Vua Cha, Tịnh Phạn ngự ngôi cao.

 

Vua khoản đãi, tiệc tùng mừng Thái Tử

Mời công hầu, khanh tướng, khắp lân bang

Các đạo sỹ, Bà La Môn thượng phẩm

Chúc tụng Ngài, Thái Tử Tất Đạt Đa.

 

Tất Đạt Đa, nơi cung vàng điện ngọc

Sống êm đềm, trong nhung gấm cao sang

Nhân cách Ngài, vốn hiền từ, đôn hậu

Lâm Tỳ Ni, vườn thượng uyển dấu chân Ngài.

 

Thái Tử, Ngài, rất thông minh đĩnh ngộ

Thạo kiếm, cung, thông triết lý cao siêu

Luận văn chương, thi phú, rất phi phàm

Lầu kinh sử, thánh thư điều binh, tướng.

 

Một ngày kia, nước lân bang kén rể

Công chúa Đương Triều, vừa đến tuổi cập kê

Thái Tử lên đường, vâng Thánh lệnh Vua cha

Đoàn hộ giá, ngựa xe cùng phẩm vật.

 

Vua lân bang, đãi đằng đoàn dự thí

Nào Vương Tôn, Hoàng Tử khắp xa, gần

Tất Đạt Đa, Ngài song toàn văn võ

Thắng cuộc thi, thành Phò Mã đương kim.

 

Lời chúc tụng, râm ran trong tiệc cưới

Phò Mã đương triều, làm lễ kính ơn trên

Da Du Đà La, cùng Thái Tử nên đôi

Đoàn hộ giá, trở về Thành Xá Vệ.

 

Rồi ngày tháng trôi qua, Da Du Đà La sanh con quý

Thái Tử vui mừng, trong hạnh phúc vô ưu

Vua Tịnh Phạn, thiết triều mời quốc khách

Mừng La Hầu La, Thế Tử cõi Vương triều.

 

Một ngày nọ, du hành nhân thế

Bốn cổng thành, sinh, bệnh, lão thảm thương

Và nơi kia, tử thi nằm co quắp

Cảnh cơ hàn, manh áo rách che thân.

 

Ngài tra vấn, người hầu trai Sa Nặc

Những người kia, hàng dân dã bần cùng

Còn như ta, là Đương Kim Thái Tử

Sa Nặc ơi, ta có ngoại trừ không?

 

Sa Nặc đáp, rằng Ngài không ngoại lệ

Như muôn loài, vạn vật chốn trần gian

Cũng tử, sinh, cũng già, bệnh luân hồi

Không tránh khỏi, dù Ngài là Thái Tử.

 

Về Điện Ngọc, Ngài hằng đêm thao thức

Suy nghĩ cạn cùng, tìm nguyên lý cao thâm

Da Du Đà La, công chúa đến hỏi han

Ngài lơ đễnh, lắng sâu vào tư tưởng.

 

Vua Tịnh Phạn, lo rầu không kể xiết

Nên loan truyền, mời các bậc danh y

Ban vàng, bạc, ngựa, xe cùng châu báu

Chế linh đơn, thần Dược cứu Vua con.

 

Nhưng Thái Tử, vẫn không ngừng suy ngẫm

Ngài thưa trình, cùng Tịnh Phạn Vua Cha

Nêu ước nguyện, xuất cung tầm Đạo học

Mong muốn viên thành, chánh quả độ Nhân Sinh.

 

Vua Tịnh Phạn, phừng phừng cơn thịnh nộ

Truyền quân hầu, quản thúc Tất Đạt Đa

Và ngăn cản, Ngài không rời cung cấm

Bỏ ngai vàng, đi học Đạo Tầm Sư.

 

Cùng Sa Nặc, rời kinh thành Xá Vệ

Ngựa phi nhanh, lao vùn vụt trên đường

Rong ruổi đêm ngày, xa khuất nẻo trời mây

Xuyên làng mạc, băng núi dài sông rộng.

 

Đến bìa rừng, Ngài ghìm cương xuống ngựa

Trao hoàng bào, mặc lấy áo gai thô

Ngài dặn dò, người hầu trai lần cuối

Sa Nặc ơi, khuyên ngươi hãy đi xa

 

Ngài ân cần, thốt lên lời tha thiết

Ngươi theo ta, cũng đã bấy lâu rồi

Hoàng bào này, ngươi đổi vài nén bạc

Để phòng thân trong những lúc cơ hàn.

 

Sa Nặc khóc, trong giụa giàn nước mắt

Thái Tử ơi, xin trở lại Kinh Thành

Sao lìa bỏ uy quyền và ngôi báu

Chọn nơi này, chốn cùng cốc thâm sơn.

 

Sa Nặc ơi, hãy lau dòng nước mắt

Hãy vơi đi, bao thương cảm trong lòng

Hãy để ta, lìa cung vàng cõi tạm

Mong cầu tìm, nguồn chân lý cao siêu.

 

Ngài cầu học, bậc đại tiên, hiền triết

Bậc cao minh, xuất chúng trí siêu phàm

Bậc đại sư cái thế chốn thâm sơn

Bậc ẩn sỹ, nơi làng quê hẻo lánh.

 

Ngài làm bạn, cùng chim muông, thú dữ

Chốn rừng thiêng, suối mát khí trong lành

Ngồi tịnh thiền, bên gốc cây nghìn tuổi

Mặt trời lên, trăng tròn, khuyết, sao khuya.

 

Ngài thực hành, pháp môn tu khổ hạnh

Thân thể gầy gò, tiều tụy tựa xương khô

Nhấm nháp qua ngày, vài quả khô nhặt nhạnh

Năm tháng hao mòn, Ngài bền chí chuyên tâm.

 

Đệ tử Ngài, Kiều Trần Như năm vị

Theo pháp môn, tu khổ hạnh kiên trì

Không nản lòng, xao nhãng chí tâm tu

Cầu tinh tấn, mong đắc thành chánh quả.

 

Ngài phát nguyện, gắng suy tìm chân lý

Cội Bồ Đề, ngồi tĩnh tọa hành thâm

Ngài quán chiếu, lý vô thường, nhân quả

Luật trả vay, vay trả kiếp luân hồi.

 

Vì mải miết, gắng soi tìm chánh pháp

49 ngày, Ngài không uống không ăn

Thân thể hao mòn, da bọc xương tiều tụy

Đôi mắt mờ, chân bủn rủn tay run.

 

Ngài suy xét, pháp môn tu khổ hạnh

Không đạt thành, đạo lý quá cao thâm

Nếu thân này, cùng chánh Tâm hiện hữu

Mới viên thành, chánh giác độ Nhân Sinh.

 

Rồi ròng rã, bốn mưoi năm thuyết pháp

Giảng Đạo Độ Đời, Ngài điển nhãn khai thông

Cõi Ta Bà, Ngài vân hành cứu độ

Nơi Đạo Tràng, Ngài truyền pháp tùy duyên.

 

Đã bao đời, đã hằng thiên niên kỷ

Đạo pháp Ngài, gieo hạt giống Từ Bi

Trượng pháp Ngài, tỏa hào quang Hỷ Xả

Lưu dấu muôn đời, vạn kiếp Đức Từ Tôn

 

-- Chúc Thanh & Chúc Liên

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, 2024, đánh dấu 49 năm ngày Sài Gòn thất thủ vào tay cộng sản Bắc Việt (30 tháng 4 năm 1975). Biến cố này đã mở ra một tương lai đen tối cho dân tộc Việt Nam mà một trong những hệ lụy thảm khốc nhất là hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có khoảng hơn 400,000 người chết thảm giữa lòng biển cả. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 20 năm đã khiến cho hơn 950,000 bộ đội và thường dân miền Bắc chết và khoảng 600,000 lính cộng sản bị thương. Trong khi đó, có khoảng hơn 700,000 thường dân và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, cùng với 1,170,000 lính VNCH bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58,281 binh sĩ tử thương và 303,644 lính bị thương. Đó là chưa kể số thương vong của binh sĩ các nước tham chiến ở hai miền Nam-Bắc, theo www.en.wikipedia.org.
Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất.
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.