Hôm nay,  

Ukraine: Những Di Sản Văn Hóa Đang ‘Trân Mình’ Trong Lửa Đạn

08/04/202200:00:00(Xem: 2552)
hinh-phải-1
Nhân viên bảo tàng, những người canh giữ di sản và những người tình nguyện đang chạy đua với thời gian để bảo vệ các kho tàng văn hóa của đất nước Ukraine. Trớ trêu thay, nhiều di sản trong số đó lại có mối liên quan với Nga (Nguồn: Unsplash.com)
KYIV – Người dân Ukraine đang phải hứng chịu thương vong và những mất mát nặng nề. Không chỉ vậy, thế giới cũng đặc biệt lo ngại về số phận các di sản văn hóa của đất nước này khi chiến tranh ngày càng leo thang (theo bài của Konstantin Akinsha, tờ TheArtNewspaper).

Kể từ khi Ukraine hứng chịu cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 năm 2022, các thành phố lớn đã bị bao vây trong không kích và đạn pháo. Thương vong gia tăng, bạo lực leo thang, khói lửa chiến trang đã đẩy 3,7 triệu người vào cuộc sống xa xứ, gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ sau Thế Chiến II.

Việc ném bom vô tội vạ vào các khu đô thị, bao gồm thủ đô Kyiv, thành phố lớn thứ hai Kharkiv và thành phố cảng phía nam Mariupol, đã làm dấy lên lo ngại rằng các lực lượng Nga sẽ đi vào vết xe đổ của sự tàn phá điên cuồng, như đã từng gây ra trong các cuộc xung đột trước đây ở Chechnya và Syria.
Các di sản văn hóa phong phú của Ukraine đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại không thể phục hồi. Các đài kỷ niệm và bảo tàng, đại diện cho nguồn ký ức và bản sắc dân tộc mạnh mẽ, đang trân mình trong bom đạn. Giao tranh đã càn quét qua các địa điểm văn hóa như Bảo Tàng Nghệ Thuật Kuindzhi ở Mariupol, Thư Viện Phục Hưng Gothic ở Chernihiv, khu tưởng niệm Babyn Yar Holocaust ở Kyiv, khu chung cư Slovo (Word) thời Liên Xô ở Kharkiv, và bảo tàng lịch sử địa phương Ivankiv (nơi tôn vinh các tác phẩm của nghệ sĩ dân gian người Ukraine Maria Prymachenko, đã được cứu khỏi biển lửa).

Các viên chức bảo tàng, những người trông coi di sản và người tình nguyện viên đang cố gắng bảo vệ các kho tàng văn hóa khỏi bom đạn hết mức có thể. Trong khi đó, các cơ quan quốc tế đang tập hợp các quỹ khẩn cấp và viện trợ thiết thực. Đó là một cuộc chạy đua với thời gian. Điều buồn cười đáng hận nhất là: có nhiều di sản có liên quan đến văn hóa Nga.

Bà Valentina Myzgina, Giám đốc Bảo Tàng Nghệ Thuật Kharkiv, cười chua chát: “Có vẻ như chúng tôi đang phải mang những bức tranh Nga tháo chạy khỏi họng súng của Nga. Chúng tôi đã giấu chúng một cách an toàn, nhưng mà định nghĩa ‘an toàn’ trong thời buổi này cũng chỉ là tương đối.”

Bài viết đề cập tới các di sản văn hóa của những bảo tàng có nguy cơ cao nhất ở 4 thành phố trọng điểm của Ukraine. Việc chúng bị tàn phá sẽ là một tổn thất nghiêm trọng không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với nền văn hóa thế giới. Như đã nêu trong Công Uớc Hague năm 1954 (The Hague Convention of 1954), mà Nga và Ukraine đều là thành viên: “thiệt hại đối với tài sản văn hóa thuộc về bất kỳ dân tộc nào cũng có nghĩa là thiệt hại đối với di sản văn hóa của toàn nhân loại.”

KYIV

hinh-phải-2
Nhà thờ Thánh Sophia ở Kyiv là một nhà thờ Thiên chúa giáo ở trung tâm của Kyiv. Nó là một công trình kiến trúc và bức tranh hoành tráng của Ukraine vào thập niên thứ hai của thế kỷ XI (1011–1018). Đây là một trong số ít những tòa nhà còn sót lại của thời Kyivan Rus.(Nguồn: Unsplash.com)

Kyiv là thủ đô của Ukraine, và cũng cùng tên với trung tâm Kyivan Rus, nhà nước East Slavic đầu tiên được thành lập vào những năm 900. Di sản Cơ đốc giáo Chính thống của nó có niên đại gần 1,000 năm, bao gồm Nhà thờ St Sophia có từ thế kỷ 11, biểu tượng của quốc gia Ukraine, và Tu viện Pechersk Lavra nằm trên bờ sông Dnepr, đều có tên trong Danh sách Di Sản Thế Giới của Unesco. Với những kiến trúc tuyệt vời phản ánh ảnh hưởng của Đế chế Byzantine, nhà thờ nằm gần trụ sở của Cơ quan An ninh Ukraine đang bấp bênh vì là mục tiêu bắn phá của Nga.

Kyiv cũng là thủ đô văn hóa của Ukraine, với hơn 30 viện bảo tàng. Bảo tàng Kho Báu Lịch Sử Ukraine (The Museum of Historical Treasures of Ukraine) sở hữu một trong những bộ sưu tập vàng Scythia đẹp nhất thế giới. Trong đó, có thể kể tới Golden Pectoral, một tấm che ngực có từ thế kỷ IV TCN, được tìm thấy trong một gò mộ cổ Tovsta Mohyla; nó được chế tác bằng vàng 24 carat, nặng 1,15kg với những họa tiết tinh xảo hình động vật và miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường.

Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Ukraine (The National Art Museum of Ukraine) là nơi lưu giữ vô số kiệt tác vô giá: các bức họa tôn giáo từ thời Trung cổ và Baroque, chân dung của những nhân vật lịch sử, các nhà lãnh đạo Cossack, những nghệ sĩ hàng đầu thế kỷ XVIII như Volodymyr Borovykovskyi (1757 – 1825) ... và một số tác phẩm tiêu biểu theo xu hướng chủ nghĩa tiền vệ avant garde phần lớn đã bị thất lạc hoặc phá hủy trong thập niên 1930, dưới thời Liên Xô.


Tuy nhiên, Kyiv không chỉ phong phú về các bộ sưu tập nghệ thuật của Ukraine. Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Bohdan và Varvara Khanenko có các tác phẩm của Gentile Bellini và Juan de Zurbarán, cùng những tác phẩm khác. Bảo tàng Quốc Gia Phòng trưng bày Tranh ảnh Kyiv lưu giữ bộ sưu tập của Ivan Tereshchenko, một người bạn và cũng là đối thủ của Pavel Tretyakov, người đã thành lập Phòng Trưng Bày Tretyakov ở Moscow. Bảo tàng có nhiều tác phẩm của họa sĩ theo trường phái Tượng trưng Mikhail Vrubel.

ODESA

hinh-phải-3
Tuợng đài Catherine Đại đế, nữ hoàng quyền lực của Đế chế Nga, ở Odesa, Ukraine. (Nguồn: pixabay.com)
Hứng chịu đợt tấn công đầu tuần tháng Ba, thành phố cảng trên Biển Đen lúc này đang chuẩn bị đối mặt với chiến tranh. Các bao cát được chất đống xung quanh các tượng đài như tượng Công tước Richelieu (vị thị trưởng đầu tiên của Odesa) ở quảng trường đầu Đại lộ Prymorskyi, viên ngọc kiến trúc của thành phố. Quảng trường kết nối với cảng bằng cầu thang Potemkin, được xây dựng từ năm 1837- 1841, đã trở thành biểu tượng của thành phố sau khi xuất hiện trong bộ phim Chiến Hạm Potemkin năm 1925 của Sergei Eisenstein.

Bảo tàng Nghệ thuật Phương Tây và Phương Đông ở Odesa lưu giữ những kiệt tác như bức tranh của Frans Hals về St Luke và St Matthew, từng thuộc sở hữu của Catherine Đại đế, nữ hoàng quyền lực của Đế chế Nga. Ở Bảo tàng Mỹ thuật Odesa (The Odesa Fine Arts Museum), Mikhail Braikevich, vị thị trưởng cuối cùng trước khi cách mạng thành phố nổ ra, đã lưu giữ những tác phẩm của các nghệ sĩ Nga thuộc nhóm World of Art. Sau cuộc cách mạng, ông di cư đến Anh, nơi ông để lại bộ sưu tập tác phẩm thứ hai của cùng các nghệ sĩ cho Bảo tàng Oxford’s Ashmolean.

LVIV
hinh-phải-4
Nằm cách biên giới Ba Lan chưa đầy 50 dặm, thành phố phía tây Lviv đã được công nhận là Di sản Thế giới của Unesco từ năm 1998. (Nguồn: Unsplash.com)

Mặc dù các cuộc tấn công bằng tên lửa đã tàn phá vùng ngoại ô Lviv, nhưng đây vẫn là nơi trú ẩn an toàn tương đối cho những người chạy trốn khỏi miền đông Ukraine. Nằm cách biên giới Ba Lan chưa đầy 50 dặm, thành phố phía tây đã được công nhận là Di sản Thế giới của Unesco từ năm 1998. Kể từ khi thành lập vào thế kỷ 13, nó là một phần của vương quốc Ba Lan, Đế chế Áo-Hung (Austro-Hungarian Empire), Đệ nhất Cộng hòa Ba Lan và Liên bang Xô viết. Có thể nói, đây là nơi giao thoa của các nền văn hóa Ukraine, Ba Lan, Ottoman, Armenia, Hy Lạp... Các pháo đài sừng sững nằm dọc theo triền sông dốc, bên cạnh những cung điện tráng lệ và điền trang mênh mông. Phần lớn địa thế của thành phố Lviv, được quy hoạch từ thời Trung cổ, hiện vẫn còn nguyên vẹn, với những quảng trường Phục Hưng, các kiến trúc Baroque phức tạp và những đường cong uốn lượn trên các tòa nhà Art Nouveau (trường phái Tân Nghệ thuật).

Các bảo tàng lưu giữ những ví dụ quan trọng về nghệ thuật Tây Âu và Ukraina, đặc biệt là các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ theo phong cách Baroque tinh tế của Johann Georg Pinsel, đã được trưng bày tại Louvre ở Paris và Belvedere ở Vienna. Các bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất đang được lưu giữ bởi Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Borys Voznytsky Lviv và Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky. Trong những tuần gần đây, các nhân viên bảo tàng đã vội vã cất giấu các mẫu vật trong kho, di dời các tác phẩm điêu khắc từ thời Trung Cổ ra khỏi các nhà thờ, hoặc chất các bao cát xung quanh để bảo vệ chúng.

KHARKIV

hinh-phải-5
 Thành phố phía đông, hiện còn được gọi là Stalingrad của Ukraine, đã bị bắn phá ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến. (Nguồn: Unsplash.com)
Nơi đây có các tòa nhà theo trường phái Constructivist hoàn toàn trái ngược với Kyiv cổ kính. Ba nơi trọng điểm trong thành phố là Derzhprom (Tòa Nhà Công Nghiệp Chính Phủ - 1928) ở Quảng trường Tự do, Tòa Bưu Điện Trung Tâm (1928 - 1929) và Tòa Tổng Đài Điện thoại (1930). Cả ba tòa nhà đều nằm trong vùng bị pháo kích liên tục. Dù vẫn chưa chịu thiệt hại đáng kể, nhưng bom đạn đã phá nát nhà cửa gần đó.

Bảo tàng Nghệ thuật Kharkiv (Kharkiv Art Museum) giữ hơn 25,000 bức tranh, tác phẩm điêu khắc và các tác phẩm trên giấy. Chúng được chuyển vào kho vào ngày 8 tháng 3 năm 2022, khi các trận pháo kích của Nga bắn vỡ các cửa sổ nát bươm. Cuộc tấn công đã gây nguy hiểm cho các bức tranh của họa sĩ hiện thực nổi tiếng người Nga Ilya Repin, bao gồm cả phiên bản thứ hai của Reply of the Zaporozhian Cossacks (1893).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.