Hôm nay,  

Trẻ Em và Chiến Tranh

3/15/202215:57:00(View: 3268)

image-ukraine



BRATISLAVA, Slovakia:
Cậu bé Hassan phải tự mình bỏ nhà ở Zaporizhzhia, miền Đông Ukraine, đi lánh chiến tranh vì mẹ em không thể để bà ngoại ở lại một mình.

          

Cậu bé Hassan

11 tuổi ở miền Đông Ukraine


vừa bằng tuổi của Oliver

cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ


 Hai cậu bé ở cách nhau hơn 5 ngàn dặm


Oliver biết phụ mẹ đem rác từ bếp ra bỏ vào thùng ở bên hông nhà

Oliver biết làm bánh rice crispy, một món mà ông ngoại rất thích


Oliver dắt chó ra đường mỗi buổi chiều và thường cùng chó ghé vào nhà ông bà ngoại bên dưới con dốc

để nghỉ chân và ăn một cây cà-rem

rồi lại quay về nhà

Oliver thường gọi mẹ để báo

con đang ăn cà-rem ở nhà Bà, con sắp quay về


Bà ngoại của Oliver luôn luôn đứng nhìn theo

cứ lo lắng mơ hồ

một con dốc, từ đường 171 đến đường 173 có an toàn không


(Cô Thơ Thơ biết, kêu ầm lên: chị đừng cho cháu đi một mình nhỡ người xấu bắt mất thằng bé)


A person wearing a hat and holding a cup

Description automatically generated with low confidence

Hassan được thiện nguyện viên cho thức ăn và nước uống khi đến biên giới với Slovakia
hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Ba. (Hình: Slovak Interior Ministry)


Con đường Hassan đi từ nhà em 

tới nhà người thân dài 750 dặm


Cậu bé 11 tuổi không có con chó đi theo, 

cậu mang trên vai túi hành trình nhỏ 

và trên lưng bàn tay có số điện thoại của họ hàng ở cuối chặng đường


Hassan đi tránh chiến tranh

Mẹ cậu đứng ở cửa nhìn theo con tận cuối đường


Hassan đi một mình


Một mình đi trên con đường 750 dặm

Mẹ cậu vô cùng lo lắng

lo sợ từng phút từng giây

những toa tầu và những con đường

cậu bé 11 tuổi phải đi qua


Mẹ không đi được cùng cậu

vì Mẹ còn bà ngoại già yếu

và Mẹ là người mẹ đơn thân


Trên con đường dài 750 dăm, khi đi bộ qua những con đường rất lạ, khi ngồi trên những toa tầu hỏa băng băng chạy vào vô tận


Cậu bé 11 tuổi có lo lắng, giấu mặt trong tay áo âm thầm rên rỉ, có ôm mặt thẳng thốt khóc òa 


Hay cậu bình tĩnh im lặng ôm túi áo quần lắng nghe tiếng súng tiếng đạn đang dần dần mất hút ở nơi xa


Tiếng gọi “Mẹ ơi!” cậu giữ im trong miệng


Có phải cậu đã quen với những lần di tản

cậu đã quen nhìn những ngôi nhà xập xuống

đã quen nghe tiếng súng

đã quen nghe Mẹ dặn dò

có phải cậu biết rằng

cậu sẽ phải đi


Đôi mắt sáng

khuôn mặt vô cùng điềm tĩnh

cậu bé đã lớn trước tuổi mình


Thượng Đế chắc chắn đã gửi xuống một thiên thần

đồng hành cùng cậu


Cậu bé Hassan 11 tuổi 

đã đến Slovakia

cách nhà cậu 750 dặm

an toàn

Thượng Đế đã chúc phúc vào tình mẫu tử cho Hassan, Mẹ và Bà ngoại.


Putin chỉ cần đọc Bản Tin này để kết thúc chiến tranh

nếu ông ta có trái tim


Một trái tim còn đập nhịp.


Trần Mộng Tú



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bắc thang lên hỏi tận trời / Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời / Cuội nghe thấy nói Cuội cười / Bởi hay nói dối nên ngồi gốc cây...
Ôi, bao nhiêu thứ vặt vãnh của cuộc sống đang về hùa nhau làm khổ thân tôi. Những ngày hạnh phúc xưa tôi nào biết cuộc đời có nhiều cái khổ như thế...
Hai lý thuyết lớn nhất mà con người tìm thấy trong thế kỷ 20 và 21 là thuyết Tương đối do Albert Einstein nghiên cứu về vũ trụ bao la và thuyết Lượng tử do Max Planck đề cập năm 1900, rồi được thành hình bởi Neils Bohr năm 1913, ngược lại với thuyết vũ trụ, thuyết lượng tử tìm hiểu về thế giới nhỏ nhất, thế giới của hạt (nguyên tử.) Một thuyết đi tìm những định lý của cái lớn nhất và một thuyết đi tìm những định lý của cái nhỏ nhất, bạn không thấy lạ sao? Hai thuyết này kết hợp với nhau, mở ra những bí ẩn của kiếp người. Hai thuyết đó lớn, quá khó đến mức độ con người bình thường không thể hiểu. Họ không quan tâm, có lẽ, vì không thấy lợi ích gì. Những định luật tự nhiên lớn, nhỏ, điều khiển vũ trụ, quản lý vạn vật, điều chỉnh đời sống, tuy quan trọng nhưng vô hình, đòi hỏi một trình độ trí tuệ mới có thể cảm nhận chúng như cảm nhận Chúa Phật. Vì không thể hiểu, con người đành chấp nhận để giải quyết những thứ gi thực tế và cụ thể.
Hoa Kỳ đã và đang bị chia rẽ về các vấn đề quan trọng trong hệ thống giáo dục K-12, về những cuốn sách mà học sinh có thể đọc ở trường công. Nỗ lực cấm sách trong chương trình giảng dạy ở trường, loại bỏ sách ra khỏi thư viện và danh sách những cuốn sách không-phù-hợp cho học sinh ngày càng dài ra. Các hành động trên được gọi là “cấm sách,” hay cũng thường được gán mác là “kiểm duyệt.” Tuy nhiên, khái niệm về kiểm duyệt, cũng như các biện pháp bảo vệ mang tính pháp lý trong việc này thường bị hiểu lầm rất nhiều. Erica Goldberg, Phó Giáo Sư Luật trường Dayton đã đưa ra những giải thích cho việc cấm sách, được đăng trên trang TheConversation như sau.
Tin hoàng hậu Ma Gia đã hạ sanh con trai ở vườn Lâm Tỳ Ni bay về thành Ca Tỳ La Vệ làm cho cả hoàng tộc hớn hở vui mừng. Dân chúng trong thành cũng vui như thể đó là người của nhà mình, những đám đông dổ ra đường nhảy múa reo hò, những nhóm người tụ tập ở các đền thờ để tạ ơn thần Brahma...
tháng tư / mùa xuân trở mình / lung lay những ký ức và phế thải ngủ quên...
Trở về rồi, Thầy có thấy gì không? / Đôi mắt em, trên hàng cây phượng đỏ / Khi đầu hè hoa trổ bông rực rỡ / Sợ ngày chia tay lá khép chờ mong...
Chuyện tích xưa, nơi kinh thành Xá Vệ / Cung điện nguy nga, lộng lẫy cõi nhân gian / Vua Tịnh Phạn, trên ngai vàng tối thượng / Hoàng hậu Ma Da, ngôi phượng các uy nghi...
Cái ổ gà ấy tôi quý lắm, bây giờ nhớ lại vẫn quý mà mơ hồ như những chú gà con mới nở, đẹp như những nắm bông gòn, tròn trịa, trắng tinh ấy vẫn còn loanh quanh luẩn quẩn xung quanh tôi, kêu chiếp chiếp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.