Hôm nay,  

Trẻ Em và Chiến Tranh

15/03/202215:57:00(Xem: 3282)

image-ukraine



BRATISLAVA, Slovakia:
Cậu bé Hassan phải tự mình bỏ nhà ở Zaporizhzhia, miền Đông Ukraine, đi lánh chiến tranh vì mẹ em không thể để bà ngoại ở lại một mình.

          

Cậu bé Hassan

11 tuổi ở miền Đông Ukraine


vừa bằng tuổi của Oliver

cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ


 Hai cậu bé ở cách nhau hơn 5 ngàn dặm


Oliver biết phụ mẹ đem rác từ bếp ra bỏ vào thùng ở bên hông nhà

Oliver biết làm bánh rice crispy, một món mà ông ngoại rất thích


Oliver dắt chó ra đường mỗi buổi chiều và thường cùng chó ghé vào nhà ông bà ngoại bên dưới con dốc

để nghỉ chân và ăn một cây cà-rem

rồi lại quay về nhà

Oliver thường gọi mẹ để báo

con đang ăn cà-rem ở nhà Bà, con sắp quay về


Bà ngoại của Oliver luôn luôn đứng nhìn theo

cứ lo lắng mơ hồ

một con dốc, từ đường 171 đến đường 173 có an toàn không


(Cô Thơ Thơ biết, kêu ầm lên: chị đừng cho cháu đi một mình nhỡ người xấu bắt mất thằng bé)


A person wearing a hat and holding a cup

Description automatically generated with low confidence

Hassan được thiện nguyện viên cho thức ăn và nước uống khi đến biên giới với Slovakia
hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Ba. (Hình: Slovak Interior Ministry)


Con đường Hassan đi từ nhà em 

tới nhà người thân dài 750 dặm


Cậu bé 11 tuổi không có con chó đi theo, 

cậu mang trên vai túi hành trình nhỏ 

và trên lưng bàn tay có số điện thoại của họ hàng ở cuối chặng đường


Hassan đi tránh chiến tranh

Mẹ cậu đứng ở cửa nhìn theo con tận cuối đường


Hassan đi một mình


Một mình đi trên con đường 750 dặm

Mẹ cậu vô cùng lo lắng

lo sợ từng phút từng giây

những toa tầu và những con đường

cậu bé 11 tuổi phải đi qua


Mẹ không đi được cùng cậu

vì Mẹ còn bà ngoại già yếu

và Mẹ là người mẹ đơn thân


Trên con đường dài 750 dăm, khi đi bộ qua những con đường rất lạ, khi ngồi trên những toa tầu hỏa băng băng chạy vào vô tận


Cậu bé 11 tuổi có lo lắng, giấu mặt trong tay áo âm thầm rên rỉ, có ôm mặt thẳng thốt khóc òa 


Hay cậu bình tĩnh im lặng ôm túi áo quần lắng nghe tiếng súng tiếng đạn đang dần dần mất hút ở nơi xa


Tiếng gọi “Mẹ ơi!” cậu giữ im trong miệng


Có phải cậu đã quen với những lần di tản

cậu đã quen nhìn những ngôi nhà xập xuống

đã quen nghe tiếng súng

đã quen nghe Mẹ dặn dò

có phải cậu biết rằng

cậu sẽ phải đi


Đôi mắt sáng

khuôn mặt vô cùng điềm tĩnh

cậu bé đã lớn trước tuổi mình


Thượng Đế chắc chắn đã gửi xuống một thiên thần

đồng hành cùng cậu


Cậu bé Hassan 11 tuổi 

đã đến Slovakia

cách nhà cậu 750 dặm

an toàn

Thượng Đế đã chúc phúc vào tình mẫu tử cho Hassan, Mẹ và Bà ngoại.


Putin chỉ cần đọc Bản Tin này để kết thúc chiến tranh

nếu ông ta có trái tim


Một trái tim còn đập nhịp.


Trần Mộng Tú



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái răng cái tóc là góc con người! Bởi đấy ai cũng thích săn sóc răng cho kỹ, răng có chắc, ăn mới mạnh, mới ngon và mới có sức khỏe. Điều này phải kể mấy ông nha sĩ ở bên tây này cũng khá mạnh tay khi chặt tiền, nếu bạn có răng đau, nhất là răng sâu, phải tìm đến phòng mạch. Cũng kể thêm là khi ta có hàm răng đều đặn, trắng bóng làm tăng thêm giá trị của nụ cười, hiển nhiên. Nụ cười là một trong những biểu tượng của tình yêu! Điều này quan trọng không vừa đâu.
Tôi nhất định sẽ cải “số trời” thay đổi “nghiệp” cho cháu. Thực tế là tôi sẽ để dành tiền bạc thật nhiều để bù đắp cho đứa cháu “nhiều tóc nhiều khổ” này, dù nó chẳng phải là cháu trai đích tôn. Bà thì lo cháu khổ vậy mà lớn lên Tabby cứ muốn… xông vào chỗ khổ...
Thơ của hai tác giả Trần Hạ Vi & Trần Hoàng Vy...
Thuỷ Triều nhắn tin, mời gia đình tôi dự thánh lễ giỗ đầu của Cô Chúc. Vậy mà đã giáp một năm ngày Cô Chúc về với Chúa! Thời gian tựa thoi đưa. Vừa qua một cái Tết con mèo khá lạnh. Ngoảnh đi ngoảnh lại, ai còn, ai mất?
Nhạc cụ của người Êđê rất phong phú và đa dạng, luôn luôn gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng qua các tập tục, lễ hội truyền thống cũng như thế giới tâm linh của dân tộc họ...
Chiếc máy bay Airbus A333 của hãng Turkish Airlines đáp xuống phi trường quốc tế Tribhuvan cách thủ đô Kathmandu ở Nepal 3 km vào một buổi tối đầu tháng tư. Đây là phi trường quốc tế duy nhất ở đất nước này. Gió tháng tư vẫn còn mát lạnh, thổi vào mặt làm tôi tỉnh ngủ sau một chuyến bay dài...
Hồi ấy, những ngày nghỉ học tôi hay theo cha tôi vào rẫy để làm phụ một số việc vặt. Tôi thích lắm, vì đó là cơ hội để tôi có thể mặc tình bắt chuột bắt chim. Chỉ trong tháng đầu kỳ nghỉ hè tôi đã bắt được cả chục tổ chim và một con rùa nữa...
Mấy nay thiên hạ xì xầm bàn tán về lão Tạ nhưng chẳng ai biết rõ nguồn gốc lão ta. Người thì bảo lão từ phương đông đến, kẻ thì nói lão bên tây qua bởi vì họ thấy phảng phất trong mớ chữ nghĩa của lão có bóng dáng đông lẫn tây. Lắm kẻ còn vẹo mồn nói mân nào cũng có mặt lão, tây đông đề huề, bắc nam lủ khủ, đạo đời nhập nhằng. Tuy nhiên tất cả chỉ là đồn đoán vu vơ, ngay cả cái danh xưng của lão cũng khiến người ta thắc mắc...
Những ngày cuối năm âm lịch, bận rộn nhiều việc: dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng bàn thờ, mua sắm, lo cúng lễ, chuẩn bị phong bì lì xì... nhưng tâm trí tôi vẫn nhớ về người anh thứ hai của mình. Tất cả tái hiện và trôi đi trong dòng nhớ miên man về những cái Tết đã qua trong đời từ khi mình có nhận thức lúc ở quê cũng như khi ra phố bên gia đình và mãi sau này khi làm ăn xa, đón Tết với vợ con...
Thơ của Chúc Thanh, Thy An & Quảng Tánh Trần Cầm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.