Hôm nay,  

Trẻ Em và Chiến Tranh

3/15/202215:57:00(View: 3307)

image-ukraine



BRATISLAVA, Slovakia:
Cậu bé Hassan phải tự mình bỏ nhà ở Zaporizhzhia, miền Đông Ukraine, đi lánh chiến tranh vì mẹ em không thể để bà ngoại ở lại một mình.

          

Cậu bé Hassan

11 tuổi ở miền Đông Ukraine


vừa bằng tuổi của Oliver

cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ


 Hai cậu bé ở cách nhau hơn 5 ngàn dặm


Oliver biết phụ mẹ đem rác từ bếp ra bỏ vào thùng ở bên hông nhà

Oliver biết làm bánh rice crispy, một món mà ông ngoại rất thích


Oliver dắt chó ra đường mỗi buổi chiều và thường cùng chó ghé vào nhà ông bà ngoại bên dưới con dốc

để nghỉ chân và ăn một cây cà-rem

rồi lại quay về nhà

Oliver thường gọi mẹ để báo

con đang ăn cà-rem ở nhà Bà, con sắp quay về


Bà ngoại của Oliver luôn luôn đứng nhìn theo

cứ lo lắng mơ hồ

một con dốc, từ đường 171 đến đường 173 có an toàn không


(Cô Thơ Thơ biết, kêu ầm lên: chị đừng cho cháu đi một mình nhỡ người xấu bắt mất thằng bé)


A person wearing a hat and holding a cup

Description automatically generated with low confidence

Hassan được thiện nguyện viên cho thức ăn và nước uống khi đến biên giới với Slovakia
hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Ba. (Hình: Slovak Interior Ministry)


Con đường Hassan đi từ nhà em 

tới nhà người thân dài 750 dặm


Cậu bé 11 tuổi không có con chó đi theo, 

cậu mang trên vai túi hành trình nhỏ 

và trên lưng bàn tay có số điện thoại của họ hàng ở cuối chặng đường


Hassan đi tránh chiến tranh

Mẹ cậu đứng ở cửa nhìn theo con tận cuối đường


Hassan đi một mình


Một mình đi trên con đường 750 dặm

Mẹ cậu vô cùng lo lắng

lo sợ từng phút từng giây

những toa tầu và những con đường

cậu bé 11 tuổi phải đi qua


Mẹ không đi được cùng cậu

vì Mẹ còn bà ngoại già yếu

và Mẹ là người mẹ đơn thân


Trên con đường dài 750 dăm, khi đi bộ qua những con đường rất lạ, khi ngồi trên những toa tầu hỏa băng băng chạy vào vô tận


Cậu bé 11 tuổi có lo lắng, giấu mặt trong tay áo âm thầm rên rỉ, có ôm mặt thẳng thốt khóc òa 


Hay cậu bình tĩnh im lặng ôm túi áo quần lắng nghe tiếng súng tiếng đạn đang dần dần mất hút ở nơi xa


Tiếng gọi “Mẹ ơi!” cậu giữ im trong miệng


Có phải cậu đã quen với những lần di tản

cậu đã quen nhìn những ngôi nhà xập xuống

đã quen nghe tiếng súng

đã quen nghe Mẹ dặn dò

có phải cậu biết rằng

cậu sẽ phải đi


Đôi mắt sáng

khuôn mặt vô cùng điềm tĩnh

cậu bé đã lớn trước tuổi mình


Thượng Đế chắc chắn đã gửi xuống một thiên thần

đồng hành cùng cậu


Cậu bé Hassan 11 tuổi 

đã đến Slovakia

cách nhà cậu 750 dặm

an toàn

Thượng Đế đã chúc phúc vào tình mẫu tử cho Hassan, Mẹ và Bà ngoại.


Putin chỉ cần đọc Bản Tin này để kết thúc chiến tranh

nếu ông ta có trái tim


Một trái tim còn đập nhịp.


Trần Mộng Tú



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Được biết đến nhiều nhất về một tiểu thuyết về chế độ nô lệ –Uncle Tom’s Cabin (Túp Lều của Chú Tom), xuất bản năm 1852 – tác giả Harriet Beecher Stowe, nhà văn người Mỹ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Ở Việt Nam, hồi xa xưa đó, cuộc sống giản dị nên rất ít nhà tư có mắc điện thoại, điện thoại công cộng đặt ở các bưu điện nhưng người dân ít quen sử dụng. Khi có việc cấp bách thì đánh điện tín. Ở công sở, trường học có trang bị điện thoại, nhưng thường chỉ có các sếp lớn gọi nhau đi họp hẹn hò cờ bạc hay hoạt náo cuối tuần...
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Thơ của hai thi sĩ: Thy An & Lê Minh Hiền
Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà...
Sau khi công sản chiếm miền Nam Việt Nam họ chủ trương lùa dân thành phố đi kinh tế mới, một đề án to lớn mà rỗng tuếch vì không hề được đầu tư chuẩn bị. Bao nhiêu gia đình đã phải ra đi dù họ không hề mong muốn. Họ đập phá nhà cửa để lấy tôn, lấy gỗ hoặc là mang đến vùng kinh tế mới để cất lại nhà cửa, hoặc bán lấy tiền, nhà gỗ nhà tôn trở thành có giá trị hơn nhà xây gạch kiên cố vì còn lấy được những vật liệu...
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Thơ của các nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Trần Hoàng Vy.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.