Hôm nay,  

Dân Tộc Ukraine và Cây Đàn Bandura

04/03/202214:32:00(Xem: 2731)

Một nét văn hóa:

bandura
Bandura, nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Ukraine.



Người Ukraine là một dân tộc quật cường và dũng cảm. Phải quật cường và dũng cảm như thế nào mới đứng vững trước làn sóng xâm lăng hàng bao thế kỷ nay, hết Nga đến Đức, hết Đức đến Ba Lan, hết Ba Lan rồi lại Nga. Và ngày nay xứ sở của người dân yêu nước này đang đứng trước bờ vực thẳm, lấy đôi tay trần mà chống trả bom đạn của quân xâm lược Nga.

 

Lòng yêu nước ấy của dân tộc Ukraine được ký thác vào cây đàn Bandura của họ. Cây đàn là biểu tượng cho tinh thần ái quốc trước sự xâm lược của ngoại bang. Nó là một nhạc cụ cổ truyền có từ thế kỷ III hay IV, kéo dài qua năm tháng và được cải biến nhiều lần.

 

Nếu người Việt coi đàn Tranh là nhạc cụ cổ truyền của mình, thì dân tộc Ukraine hãnh diện với cây đàn truyền thống Bandura có âm thanh du dương không kém đàn Tranh nhưng âm vực rộng hơn so với ngũ cung của đàn tranh. Về kỹ thuật trình diễn, người chơi đàn Bandura có thể cùng lúc vừa đàn giai điệu vừa đàn tiếng đệm của bè trầm vừa vỗ thùng đàn để hòa vào phần nhịp của tiếng trống.

 

Vì được xem là biểu tượng cho lòng ái quốc dân tộc, nên đàn Bandura bị Nga, Đức, Ba Lan tìm cách hủy diệt, không cho hiện hữu trong lòng người dân Ukraine. Cho tới đầu thế kỷ XX, nhạc sĩ chơi đàn Bandura – được gọi là Kobzar – thường là người khiếm thị. Khi Ukraine bị Nga, Đức, rồi Ba Lan đô hộ, các nhạc sĩ Kobzar thường bị sát hại vì họ hát những bài ca khích lệ tinh thần yêu nước. Đẫm máu nhất là cuộc thảm sát tháng 12 năm 1933 tại thành phố Kharkiv – nơi hiện đang xảy ra những trận đánh ác liệt – hơn 300 nhạc sĩ mù Kobzar đã bị Stalin đánh lừa đến tham dự hội nghị, nhưng rồi họ đều bị giết chết.

 

Một tình cờ thú vị là nhạc sĩ Lê Văn Khoa, vào những năm đầu của thế kỷ XXI, đã có những cộng tác mật thiết với giới âm nhạc hàn lâm Ukraine tại thủ đô Kyiv, để thực hiện những CD của ông như CD Symphony VIETNAM 1975, với giàn nhạc giao hưởng và ban nhạc đại hợp xướng Kyiv, dưới tài điều khiển của nữ nhạc trưởng Alla Kulbaba; hay CD Piano Solo by Le Van Khoa, mà diệu thủ piano người Ukraine là cô Lyudmila Chichuck.

 

Sau khi tìm hiểu về lịch sử đàn Bandura, nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã liên tưởng tới sách báo và âm nhạc miền Nam Việt Nam từng bị cộng sản tiêu hủy và ngăn cấm, còn các nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn thì bị đầy đọa trong các trại tập trung cải tạo hoặc bị đe dọa, sách nhiễu.

 

Năm 2007, trong chương trình nhạc Lê Văn Khoa tại thủ đô Kyiv của Ukraine, chính nhạc sĩ Taras Yanitsky, vị thầy Bandura của nhiều nhạc viện bản xứ, trình tấu bài Trống Cơm trên đàn Bandura với giàn nhạc thính phòng Kyiv. Năm 2009, hai bản dân nhạc Việt: Trống CơmSe Chỉ Luồn Kim do nhạc sĩ Lê Văn Khoa soạn cho đàn Bandura được nữ nhạc sĩ Kateryna Myronyuk sử dụng khi bảo vệ luận án tiến sĩ của cô từ học viện Tchaikovsky lừng danh của Ukraine. Điều này đã làm cho hội đồng chấm thi quá đỗi ngạc nhiên vì có một người, không phải người Ukraine, đem âm nhạc của một quốc gia khác hòa nhập với âm nhạc của Ukraine.

 

Trong tinh thần hướng về Ukraine qua thi ca và văn hóa – cầu nguyện cho dân tộc ấy sớm thoát khỏi ách xâm lược của đế quốc Nga – trên trang Việt Báo đặc biệt, chúng tôi kính mời quý bạn đọc và thân hữu cùng thưởng thức hai khúc dân ca Việt được trình tấu với đàn Bandura:

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Câu chuyện bắt đầu, một người kể: “Sở dĩ con kên kên sói đầu vì nó ăn mít. Nó đút đầu vào ruột trái mít đục khoét. Mủ mít dính chặt lông. Khi rút đầu ra, lông dính lại. Đầu trọc lóc.” Người thứ hai lên tiếng: “Nói vô lý. Kên kên ăn xác chết, ăn đồ hôi thúi. Mít có mùi thơm. Kên kên không ăn đồ thơm.” Người thứ nhất trả lời: “Nói có lý nhưng xét ra vô lý. Kên kên không ăn mít thường nhưng ăn Sầu riêng. Mít Sầu riêng hôi lắm.” “Nói vô lý. Sầu riêng thơm kiểu khác. Cả triệu người ăn. Cả triệu người ghiền. Điên hay sao mà ăn đồ hôi.” “Bà thấy thơm nhưng tui thấy hôi. Quyền tự do mà. Cả triệu người không ăn Sầu riêng. Cả triệu người thấy Sầu riêng hôi.” “Nói tào lao. Hoa thì thơm. Phân thì hôi. Ai có thể ngửi thấy hầm lù thơm?” “Có thể hôi thúi, nhưng ở đó lâu ngày, quen đi. Thúi cũng như thơm. Giống những người ở xung quanh Kinh Nước Đen.”
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
Longwood Gardens là một “vườn hoa” không những nổi tiếng của Tiểu bang Pennsylvania mà còn là một trong vài vườn hoa nổi tiếng nhất của cả nước Mỹ...
Ở Mỹ người ta không ăn mỡ của động vật như heo, bò, gà vịt, vì sợ tăng cholesterol. Nếu ăn mỡ họ ăn bacon, thịt ba chỉ ướp muối. Họ chiên bacon cho giòn, ăn kèm với trứng chiên và bánh mì. Một món điểm tâm rất được nhiều người yêu thích. Tôi thích dùng mỡ nhưng chỉ dùng ở một vài món. Mỡ heo, tôi mua miếng dày, thái hạt lựu, thắng riu riu cho đến khi tóp mỡ héo lại, màu vàng nhạt ngả sang nâu. Tôi vớt tóp mỡ, để riêng ra cho khô và giòn, dùng để kho cá bống. Vì cất nhiều công, nên tôi rất quý tóp mỡ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.