Hôm nay,  

Anh Hầu Quạt Đây…

12/12/202121:42:00(Xem: 2586)

s-l1600


“Anh hầu quạt đây”… là mượn hình ảnh trong bài thơ “Ngậm ngùi” của Huy Cận:

 

 “Sợi buồn con nhện giăng mau

Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây”…

 

với ý định viết về chiếc quạt tay, mà Xuân Diệu trong bài thơ “Quạt” cũng đã viết:

 

Một chiếc quạt trong tay

Đủ cho anh đằm thắm”

 

Chiếc quạt tay có từ lâu đời lắm rồi, không ai có thể xác định được ai là người làm ra nó và xuất phát từ đâu, trong khi chiếc quạt máy, chạy bằng động cơ điện có xuất xứ từ nước Mỹ và ra đời vào năm 1882! Chiếc quạt tay hay còn gọi là quạt nan, quạt giấy, quạt… mo, luôn gắn bó với đời sống của người dân từ xa xưa. Là dụng cụ tạo ra những cơn gió mát vào những buổi trưa hè nóng nực hay những đêm trời oi bức từ bậc thứ dân cho đến những bậc quyền quí, vua chúa… Chiếc quạt tay, được bà, mẹ, chị, quạt cho cháu, cho con, cho em thêm giấc ngủ say nồng. Là vợ chồng, người yêu quạt cho nhau thêm ý tình thắm đượm. Là người hầu, kẻ ở quạt cho chủ nhân, và chính mình quạt cho mình, xua tan cái nóng của thời tiết… Và cũng từ lâu lắm rồi, chiếc quạt đã đi vào tục ngữ, ca dao của người Việt, qua hình ảnh của thằng Bờm và cái quạt mo, gây nhiều tranh cãi và bàn luận. Từ cái quạt mo cau, dân dã dễ làm, dễ kiếm, đến cái quạt đan bằng tre, trúc, bằng lá cọ, mật cật, lá buông… đã là sự chuyển hóa, từ mộc mạc, thô sơ lên tay nghề thủ công và nghệ thuật:

 

 “Ai làm cái quạt long nhài

Cái ô long dịp, cửa cài long then?” (Ca dao)

 

rồi đến khi có vải vóc, lụa là, có giấy, chiếc quạt được cải biến thành quạt xếp, có nan là những thanh tre, trên phất giấy hoặc vải lụa, có thể xếp lại, mở ra, mà ca dao đã mô tả:

 

Hỡi anh nón chóp quai dầu

Tay cầm cái quạt đi đâu bây giờ?

 

Cái quạt mười tám cái xương

Trên tài bít giấy, dười buông chữ màu”

 

và thật tình tứ khi:

 

Anh về để quạt lại đây

Mở ra, khép lại cho khuây cơn buồn”

 

Chính cái việc mở ra, khép lại của cái quạt xếp, mà Bà chúa thơ Nôm, Hồ Xuân Hương đã có bài thơ “Vịnh cái quạt” để đời:

 

Chành ra ba góc, da còn thiếu

Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”

 

Ngoài công dụng quạt mát, cái quạt trên tay người quân tử, văn nhân, thi sĩ, còn có thể dùng để đề thơ, vẽ tranh, viết thư pháp. Những cái quạt của vua Càn Long đã lưu lại những bức họa thư pháp tài tình! Chiếc quạt trong tay mỹ nhân, mỹ nữ, cũng đề thơ, vẽ tranh, còn là vật trang sức, duyên dáng, và là những vật dụng để múa, say đắm hồn người.

 

Trong dân gian, cái quạt tay còn có những công dụng như câu ca dao sau:

 

Lấy anh, anh sắm sửa cho

Cái bị, cái bát, cái quạt mo đuổi ruồi”

 

đuổi ruồi, phủi bụi và thêm cái chuyện:

 

Lên non lót quạt mà ngồi

Bỏ quên cái quạt thôi rồi duyên anh”

 

Ngày nay, cái quạt máy ở những vùng có điện lên ngôi, thống lĩnh việc “xua nóng” cho con người, song cái ý, cái tứ, cái duyên của chiếc quạt tay vẫn chưa làm người ta xa hẳn chiếc quạt tay, bởi ít ra, các cụ đi chùa, đi lễ nhà thờ, vẫn cần mang theo cái quạt để phe phẩy. Các cô vũ công càng không thể thiếu cái quạt trong những vũ khúc “cổ trang” dịu dàng, duyên dáng trong cái quạt xếp, làm nên những vũ khúc nghê thường. Và cũng thật đằm thắm, tình tứ lắm thay, khi “ Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây”. Quạt cho người tình, người yêu ngủ, mấy ai nỡ chối từ?

 

– Trn Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đọc thư anh, tôi chợt nhớ tới một hoàn cảnh tương tự được thể hiện trong bản nhạc “Chiếc lá thu phai” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS), nằm trong số đĩa nhạc Trịnh anh gửi cho tôi, và đã làm tôi suy ngẫm...
Qua đến thủ đô Ottawa đúng mùa đông bão bùng, tháng 12, cao điểm tuyết trắng rơi ào ào không kịp vuốt mặt...
Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nguồn tăng trưởng lớn nhất và đáng tin cậy nhất của nền kinh tế thế giới. Họ đã góp 25% tăng trưởng vào tổng sản lượng GDP toàn cầu trong thời kỳ này và phát triển mở rộng 79/80 quý. Trong phần lớn thời gian Trung Quốc mở cửa từ sau khi ông Mao qua đời, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thực hiện một cách tiếp cận thực tế để làm giàu cho đất nước, kết hợp cải cách thị trường trong khuôn khổ kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều rủi ro.
Du lịch ở Hoa Kỳ, cả ông lẫn bà đều thích “săn” hàng hiệu của sở thú. Nào là con ngựa (Polo Ralph Lauren), con tôm (Tommy Hilfiger). Đến ngay cả con cá sấu (Lacoste), sinh đẻ bên Pháp, mà qua Mỹ cũng có giá “mềm”...
Tôi thắp lên một nén hương thơm và bình hoa tươi vừa mới hái sẽ chứng minh cho tâm tình tôi với Thái. Tôi thì thầm khấn những lời chân thật nhất, mong Thái sẽ vui lòng...
(Theo giáo lý Duyên Khởi của nhà Phật mọi chuyện trên thế gia này đều có thể xảy ra khi hội đủ nhân duyên, yếu tố.)
Ngồi đây mượn chén rượu đầy / Mượn thân tứ đại về say đêm này / Mượn thêm bụi trúc gió lay / Mượn hàng liễu rủ chiều nay bên cồn...
Thời đó với chúng tôi, lũ trẻ con vùng ven đô, những cơn mưa mùa hè đồng nghĩa với những niềm vui, đơn sơ mà hạnh phúc. Cứ hễ trời gầm gừ, cả lũ lại réo nhau, chuẩn bị nhào ra ngoài khi những hạt mưa đầu tiên vừa chạm mặt đất. Quang luôn là người đầu tiên đến kéo tôi đi tắm mưa, có hôm tôi ngủ quên trên gác, Quang phải chạy lên đánh thức tôi dậy kẻo tôi lỡ cuộc vui!
Tôi nhớ là những rung chuyển của đoàn xe điện ngầm mới làm cho cái cổ áo sơ mi hồ bột của tôi cọ xát nhẹ vào cổ. Cái cổ áo thì cứng đơ, y hệt tôi vậy. Bị kẹt cứng trong bộ quần áo mới nguyên, tôi cảm thấy thật khổ sở, tuyệt vọng vì đổ mồ hôi nhiều như thế...
Năm đó, khi đất nước bước vào giai đoạn đói khổ ghê gớm chưa từng thấy, một thời kỳ khốn nạn nhất trong mọi thời kỳ vì những người cộng sản lên nắm chính quyền; họ chỉ được dạy căm thù và giết chóc, chẳng có một chút kiến thức nào về kinh tế để lèo lái đất nước, rủi thay họ lại là phe chiến thắng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.