Hôm nay,  

Chuyện Cái Nút Áo: Vì Sao Lại Là ‘Nam Hữu, Nữ Tả’?

31/05/202400:00:00(Xem: 1262)

nut ao
Không ai biết lý do thực sự tại sao có sự khác biệt về vị trí nút áo của nam và nữ, nhưng có một số giả thuyết ‘nghe có lý’ như là do thói quen dùng kiếm, hoặc để thuận tiện cho tôi tớ giúp cài nút, hoặc cũng có thể để tránh bị hớ hênh khi cưỡi ngựa… (Nguồn: pixabay.com)
 
Không cần nhìn xuống áo mình, quý vị có thể nói được nút áo của mình ở bên trái hay bên phải không? Câu trả lời thực ra khá đơn giản: áo nữ thì thường đơm nút ở bên trái; còn áo nam thì nút được đơm ở bên phải.
 
Megan Garber của tạp chí Atlantic từng viết trong một bài báo vào năm 2015: “Đây không phải là một điều gì to tát, nhưng nó là một điều kỳ lạ. Sự khác nhau của vị trí nút áo giữa nam và nữ là một thí dụ cho việc chúng ta tiếp tục giữ những thói quen và truyền thống mà chẳng để ý hay suy nghĩ gì.
 
Giống như nhiều phong tục xa xưa, không ai có thể chắc chắn về nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt về vị trí nút áo trong thiết kế áo nam và nữ. Sự khác biệt này sẽ là điều hợp lý nếu như hầu hết phụ nữ đều thuận tay trái, còn đa số đàn ông thì thuận tay phải. Tuy nhiên, vì khoảng 90% mọi người – cả nam và nữ – đều thuận tay phải, nên rõ ràng vấn đề này không phải là lý do. Vậy thì, vì đâu lại có sự khác biệt này?
 
Theo một lý thuyết phổ biến, nguồn căn của sự khác biệt này có thể liên quan đến cách ăn mặc của phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Châu Âu ngày xưa. Trong thời Phục Hưng và thời Victoria. Trong các thời kỳ này, trang phục của phụ nữ thường phức tạp và cầu kỳ hơn nhiều so với trang phục của nam giới – thí dụ như váy lót tạo độ phồng (petticoats), áo corsets và khung áo lót (bustles). Điều này làm cho việc cài nút cài trở nên khó khăn hơn đối với người mặc, đặc biệt là khi phải tự mình mặc các loại trang phục này mà không có sự giúp đỡ từ người khác, chẳng hạn như người hầu.
 
Phụ nữ – đặc biệt là phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc, giàu có – thường mặc những trang phục cầu kỳ, đắt tiền, và được tôi tớ hầu hạ giúp họ cài từng cái nút áo,” theo Caitlin Schneider của tờ Mental Floss đã viết trong một bài báo vào năm 2015. Vì vậy, có thể các nhà thiết kế trang phục nữ đã đơm nút ở phía bên trái của áo, để thuận tiện cho người hầu dễ cài nút theo tay phải. Trong khi đó, áo nam được thiết kế để người mặc có thể tự mình cài nút, vì vậy nút được đơm ở phía bên phải của áo. Về sau, khi quần áo sản xuất hàng loạt ngày càng trở nên phổ biến, thiết kế này đã trở thành một tiêu chuẩn trong thời trang.
 
Vậy tại sao truyền thống này vẫn tiếp tục tồn tại đến thời hiện đại, dù phụ nữ ngày nay đã có thể tự mặc quần áo? Theo một bài viết của Benjamin Radford được đăng trên tờ Live Science năm 2010, chẳng có lý do nào khiến vị trí các nút áo phải được giữ nguyên, không được đổi chỗ. Chỉ là người ta không bận tâm đến việc thay đổi một truyền thống mà ngay từ đầu đã chẳng có mấy ai chú ý hoặc phàn nàn.
 
Đây là một trong những lời giải thích phổ biến nhất, và bên cạnh đó cũng có nhiều giả thuyết khác. Một trong số đó là: khi cưỡi ngựa, phụ nữ thường cưỡi ở tư thế ngồi nghiêng, phần bên phải của cơ thể sẽ hướng về phía trước. Một số người lập luận rằng nút áo đơm ở bên trái sẽ giúp đảm bảo trang phục không bị hớ hênh những khi có gió lùa qua.
 
Một số khác lại cho rằng trang phục của phụ nữ được thiết kế thuận tiện cho thiên chức làm mẹ của họ. Các bà mẹ thường bế con bằng tay trái, nên việc mở vạt áo bên phải sẽ thuận tiện khi cần cho con bú. Một số ý kiến khác thậm chí còn cho rằng sự lựa chọn vị trí đơm nút áo là một tuyên bố có chủ ý, nhằm nhấn mạnh rằng đàn ông khác biệt và vượt trội hơn so với phụ nữ.
 
Trong khi đó, các giả thuyết khác giải thích tại sao quần áo nam giới luôn có nút bên phải? Cụ thể là ‘dấu ấn của chiến tranh.’ Trong quá khứ, nam giới thường cần trang phục sao cho việc vận động và sử dụng vũ khí trở nên dễ dàng hơn trong các tình huống chiến đấu.
 
Theo các tác giả của “The Art of Chivalry: European Arms and Armor from the Metropolitan Museum of Art,” cuốn sách nghiên cứu về lịch sử phát triển của vũ khí và áo giáp trong lịch sử Châu Âu từ Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan: “Trong quá khứ, áo giáp thường được thiết kế với các tấm bảo vệ chồng lên nhau từ trái sang phải, để đảm bảo đao kiếm của kẻ thù khi đâm từ hướng đối diện sẽ không thể lách giữa các tấm bảo vệ. Cho nên, theo truyền thống, nút áo của nam giới được cài từ trái sang phải, và truyền thống này kéo dài đến tận ngày nay.
 
Ngoài ra, theo Paul Keers, tác giả của cuốn sách “A Gentleman’s Wardrobe,” một trong những lý do cho việc áo nam được đơm bên phải là để thuận lợi cho việc rút kiếm hoặc vũ khí. Keers giải thích: “Ngày xưa, kiếm của các quý ông luôn được đeo ở bên trái để dễ rút ra bằng tay phải. Nếu nút áo nằm ở bên trái, khi rút kiếm, tay cầm của kiếm có thể vướng vào khe hở của áo. Vì vậy, để thuận tiện cho việc rút kiếm, áo nam thường được thiết kế với hàng nút được đơm ở phía bên phải. Như một biểu tượng của nam tính, truyền thống này sau đó đã được áp dụng cho các loại trang phục nam khác.
 
Có rất nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích sự khác biệt này, và không phải tất cả đều thực tế hoặc có căn cứ rõ ràng. Còn có một giả thuyết khác hơi khó tin có liên quan đến Napoléon, vốn có thói quen đút tay vào trong áo ghi lê khi chụp ảnh chân dung.
 
Chuyện kể rằng nhiều phụ nữ thời đó thường bắt chước tư thế này để chế nhạo hoàng đế. Và để chấm dứt trò đùa hỗn xược này, Napoleon đã ra lệnh rằng nút áo của phụ nữ phải được đơm ở phía đối diện với áo của nam giới.
 
Các nhà sử học có thể sẽ không bao giờ tìm ra chính xác lý do tại sao nút áo của phụ nữ lại nằm ở phía bên trái. Nhưng bất kể nguyên nhân ban đầu là gì, sự khác biệt này đã trở thành một truyền thống trong thiết kế trang phục hiện nay.
 
Nguồn: “Men’s Shirts Button on the Right. Why Do Women’s Button on the Left?” được đăng trên trang Smithsonianmag.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên mạng IMDb, phần mô tả cho bộ phim ngắn The Heart liệt kê đạo diễn của bộ phim là Malia Obama, con gái của tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Nhưng trong phần giới thiệu của chính bộ phim, cô gái 26 tuổi này quyết định chỉ xuất hiện với cái tên "Malia Ann"—
Ủy ban Châu Âu (EC) đã công bố vào thứ năm rằng họ đã bắt đầu một cuộc điều tra chính thức đối với nền tảng mua sắm của Trung Quốc, Temu, về cách xử lý danh sách sản phẩm và để tìm hiểu xem công ty có cho phép bán hàng hóa bất hợp pháp trên trang web của mình hay không.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết hôm thứ Hai rằng hiệp ước giữa nước Nga và Bắc Hàn cho phép hỗ trợ lẫn nhau nếu một trong hai nước bị tấn công, do đó việc triển khai quân đội Bắc Hàn tại các vùng lãnh thổ mà Nga bảo vệ không vi phạm bất kỳ luật pháp quốc tế nào.
Chủ nhật vừa qua, bà Zoe, vị dân biểu cao niên tại San Jose, mời thân hữu tham dự BBQ tại trang trại Kyoty phía Nam San Jose. Tôi ghi danh 1 bàn 10 người với giá $500. Tôi mời các bạn hữu trong danh sách có thầy Nguyễn Thường Vũ. Bác sĩ Vũ sinh hoạt với chúng tôi tại Bắc CA trên 40 năm. Bao nhiêu là kỳ họp mặt. Bao nhiêu lần biểu tình. Bao nhiêu lần dọn cơm cho homeless và bao nhiêu lần đi bộ cho thuyền nhân. Rồi một hôm có tin ông Vũ đóng cửa phòng mạch đi vớt người vượt biển.
Theo tin tức Walla, hơn 100 máy bay chiến đấu của Israel đã tham gia vào các cuộc không kích của Israel vào Iran vào đêm giữa thứ sáu và sáng thứ bảy, bao gồm cả máy bay tàng hình F-35. Các máy bay được cho là đã vượt qua khoảng cách khoảng 2.000 km để thực hiện các cuộc tấn công vào các địa điểm ở Iran.
Tư bản Cộng Hòa ủng hộ bà Harris. Hai doanh nhân nổi tiếng đang gia nhập hàng ngũ Lãnh đạo doanh nghiệp vì Harris (Business Leaders for Harris), nhóm đã công bố ngày hôm nay, Thứ Sáu. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mới là chủ tịch Ngân hàng Forbright John Delaney và đồng sáng lập The Home Depot Arthur M. Blank. Delaney cũng là cựu thành viên đảng Dân chủ của Quốc hội.
Địa cầu của chúng ta đang ngày càng ấm lên. Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp (Industrial Revolution), con người đã sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt cho mọi thứ, từ các nhà máy cho đến các phương tiện đi lại. Điều này khiến nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1 độ C (khoảng 2 độ F). Và cũng kề từ đó, địa cầu đã ấm lên 1 độ C (khoảng 2 độ F).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.