Hôm nay,  

Về Uy Tín Của CDC và Việc Chích Booster Chống Covid Cho Trẻ Em

01/03/202400:00:00(Xem: 1271)

CDC
  
Trong một bài viết về chích ngừa tăng cường cho Covid mùa đông năm nay, tôi đã nhận xét về sự tương đối trong những khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC) về vấn đề chích ngừa Covid mũi booster. Riêng trẻ em thì sao? Khuyến nghị cho họ là gì? CDC khuyến nghị tiêm phòng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Mặc dù phân tích của CDC cho thấy trẻ em từ 5 đến 17 tuổi ít có khả năng mắc bệnh nặng do COVID hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác, nhưng trẻ em đôi khi vẫn bị bệnh nặng, ngay cả những trẻ không có bệnh lý tiềm ẩn. (Phần lớn trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi nhập viện từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay (2023) đều chưa được chích ngừa Covid).
  
Theo CDC, cùng với những người lớn tuổi, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi – còn quá nhỏ để tiêm chủng – có tỷ lệ nhập viện do COVID cao nhất. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ những đứa trẻ nhỏ nhất này là tiêm chủng cho những người xung quanh chúng. Chích ngừa Covid cũng giảm nguy cơ nghỉ học và giảm nguy cơ mắc bệnh COVID kéo dài (long Covid).
  
Không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng cần phải chích liều vắc xin cập nhật này (booster) cho trẻ em. Có người thấy cần có thêm dữ liệu cụ thể về trẻ em và thanh thiếu niên. Có người nghĩ rằng hầu hết trẻ em đã được tiêm vắc xin COVID cơ bản (primary vaccines) và khỏe mạnh có thể sẽ không nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc tiêm thêm một mũi nữa.
 
Giám đốc chương trình y tế công cộng (surgeon general) tiểu bang Florida, theo đường lối chống vắc xin của thống đốc DeSantis, lại khuyên người dưới 65 tuổi không nên chích mũi booster này. (Washington Post, 16 tháng 9); việc này làm giới y tế Hoa Kỳ “lo ngại”.
  
Phụ huynh nên bàn với bác sĩ của cháu nếu do dự về vấn đề này. Hiện nay, CDC cũng đang dự tính giảm thời gian cách ly cho Covid từ 5 ngày xuống còn 24 giờ nếu bệnh nhân không sốt và triệu chứng nhẹ và tiếp tục thuyên giảm.
 
Năm tháng sau bài viết trên và lúc nước Mỹ đang giữa mùa đông, theo một bản tin của tờ báo lớn của Mỹ New York Times, có vẻ như cả thế giới đều tránh né chích ngừa mũi booster Covid cho trẻ em, trái với lời khuyên của CDC. Vì đây là một vấn đề nhạy cảm, tôi xin dịch nguyên văn bài viết và chỉ thêm một vài giải thích ngắn giữa các dấu ngoặc để độc giả rộng đường suy luận, nhất là trong thời gian năm nay trước khi bầu cử tổng thống, những thế lực chính trị đảng phái có những lập trường đối nghịch về vấn đề chích ngừa và có rất nhiều tin giả, tin sai lạc về vấn đề này.
  
Dưới đây là bản dịch:
 
“The C.D.C., ignored”, by David Leonhardt, ngày 13 tháng 2 năm 2024
 
Phần lớn thế giới đã quyết định rằng hầu hết trẻ nhỏ không cần tiêm vắc xin tăng cường Covid. Điều đó đang xảy ra ở Anh, Pháp, Nhật Bản và Úc. Một số nước, như Ấn Độ, đã đi xa hơn. Họ nói rằng đối với những đứa trẻ khỏe mạnh về các mặt khác thậm chí không cần phải tiêm những mũi sơ khởi của vắc xin Covid. Ở Đức, các chuyên gia y tế công cộng không khuyến nghị tiêm vắc-xin cho bất kỳ trẻ em nào, kể cả thanh thiếu niên, trừ khi chúng có một bệnh nào đó làm chúng đề kháng yếu hơn. Các nhà khoa học ở các nước này hiểu rằng vắc xin Covid có hiệu quả cao. Nhưng các chuyên gia đã kết luận rằng lợi ích mang lại cho trẻ em thường không bù đắp được giá phải trả. Lợi ích rất khiêm tốn vì khả năng trẻ em bị bệnh nặng do Covid rất là ít và khả năng lây truyền vi rút từ chúng qua người khác ít hơn hơn người lớn. Giá phải trả bao gồm chi phí tài chính của việc tiêm chủng hàng loạt, khả năng tác dụng phụ của mũi tiêm sẽ khiến trẻ bệnh đến mức phải nghỉ học, khả năng rất nhỏ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn và sự không chắc chắn cố hữu về tác dụng lâu dài.
  
Hoa Kỳ – như độc giả Mỹ có lẽ đến đây đã nhận ra trong bản tin này – là một ngoại lệ toàn cầu. C.D.C. kêu gọi tiêm nhắc lại (booster) cho tất cả trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, khuyến nghị đã không có mấy kết quả. Thay vào đó, hầu hết các bậc cha mẹ Mỹ đã chọn cách bác bỏ lời khuyên của C.D.C. Chỉ có khoảng 40% trẻ em dưới 12 tuổi đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid và chỉ có khoảng 5% được tiêm vắc-xin tăng cường (booster). Tình huống này là một trường hợp nghiên cứu điển hình về những thiếu sót trong chính sách Covid của Hoa Kỳ: Cách tiếp cận nghiêm ngặt đối với một vấn đề mang nhiều sắc thái đã phản tác dụng, nuôi dưỡng sự hoài nghi về chuyên môn khoa học trong khi không làm được gì nhiều để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tiến sĩ Francis Collins, người từng đứng đầu Viện Y tế Quốc gia nay đã nghỉ hưu, thừa nhận vấn đề lớn hơn vào năm ngoái khi ông nói rằng các chuyên gia đã sai lầm trong thời kỳ đại dịch khi có “quan điểm rất hạn hẹp về thế nào là một quyết định đúng đắn”.
  
Việc đóng cửa trường học kéo dài hàng tháng gây tổn hại cho việc học tập của học sinh là một ví dụ. Các yêu cầu mang khẩu trang trong thời gian dài bị nhiều người lơ đi lại là một ví dụ khác. Một C.D.C tiếp tục khuyến nghị mâu thuẫn với thông lệ quốc tế – và bị hầu hết người Mỹ bác bỏ – đã trở thành một ví dụ khác nữa.
  
Thế nào mới hợp lý?
  
Tiến sĩ Sandro Galea, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Boston, gần đây đã xuất bản một cuốn sách đưa ra phiên bản chi tiết của lập luận này. Cuốn sách có tựa đề “Trong giới hạn hợp lý” (Within Reason). Trong thời kỳ đại dịch, như Galea đã nói với tôi, các chuyên gia y tế đôi khi áp dụng “một hệ tư tưởng không phóng khoáng” (illiberal ideology). Hệ tư tưởng này tưởng tượng con người là những người robot chỉ tồn tại với mục đích duy nhất là giảm thiểu các nguy cơ nhiễm virus.
  
Trên thực tế, như Galea đã chỉ ra, xã hội thường xuyên quyết định rằng đến một mức nào đó, gia tăng thêm mức độ an toàn không còn là một việc đáng làm nữa. Chẳng hạn, người lái xe hơi và hành khách sẽ an toàn hơn nếu họ đội mũ bảo hiểm, nhưng ai lại đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe hơi (trừ trường hợp xe đua vì khả năng tai nạn quá cao)?
  
Trong trường hợp của Covid, việc tiêm nhắc lại (booster) cho trẻ em thực sự có lợi ích. Một số lợi ích có lẽ còn lớn hơn đối với trẻ em Mỹ vì chúng có nhiều khả năng bị béo phì (làm giảm khả năng miễn nhiễm, cơ thể phòng thủ kém hơn) hoặc thiếu bảo hiểm y tế hơn trẻ em ở những nơi khác (so với các nước có bảo hiểm cho mọi người như Canada, Pháp, Nhật). Tiến sĩ Nirav Shah, phó giám đốc chính của CDC, nói với tôi khi bảo vệ khuyến nghị chích liều vắc xin tăng cường: “Mặc dù trẻ em có nguy cơ thấp hơn, nguy cơ đối với chúng không phải là số không”.
  
Nhưng cũng có những mặt trái của việc thúc giục các biện pháp y tế mà hầu hết mọi người đều phản đối, Galea lưu ý. Chỉ khi lợi ích của việc làm đó là lớn (như trường hợp nhận thức về việc hút thuốc trong thế kỷ 20) thì các chuyên gia mới nên cố gắng thay đổi suy nghĩ của mọi người.
  
Dữ liệu khoa học – và sự đồng thuận của các chuyên gia ở các quốc gia khác – khiến khó có thể tranh luận rằng lợi ích của việc chích liều vắc xin booster cho trẻ em là rất lớn. Tiến sĩ Peter Collignon của Đại học Quốc gia Úc nói với tôi: “Tôi không nghĩ ở Hoa Kỳ họ đã hiểu đúng phương trình rủi ro-lợi ích đối với trẻ em”.
  
(Dữ liệu của CDC cho thấy trẻ em có nguy cơ mắc Covid cao nhất là trẻ sơ sinh, những trẻ này không đủ điều kiện tiêm vắc xin ngay cả ở Hoa Kỳ vì hệ miễn nhiễm ở 6 tháng đầu đời không có khả năng đáp ứng với thuốc vắc xin Covid. Thay vào đó, chúng có thể được hưởng lợi từ việc tiêm phòng trước khi sinh của người mẹ.)
  
Galea tin rằng hậu quả lớn nhất đối với chính sách chích vắc xin booster Covid của Hoa Kỳ có thể là ảnh hưởng của nó đến uy tín của CDC. Khi những người vốn đã hoài nghi về lời khuyên của chuyên gia, giống như nhiều người Mỹ, thấy CDC nhấn mạnh vào việc áp dụng một loại vắc xin có lợi ích tương đối nhỏ, họ có thêm lý do để đặt câu hỏi về các hướng dẫn khác của C.D.C. chẳng hạn như tầm quan trọng cấp bách của vắc xin phòng bệnh sởi (measles, trong vắc xin MMR) và bạch hầu (diphteria) cho trẻ em. Galea nói: “Có một giá thật sự mà chúng ta phải trả nếu chúng ta không trung thực.”
  
Khi tôi hỏi các chuyên gia y tế công cộng về việc họ đang làm gì đối với con mình, họ có xu hướng thành thật. Hầu hết tất cả đều đã tiêm phòng Covid cho con mình, vì lợi ích của cả những đứa trẻ đó và những người khác. Đồng thời, một số chuyên gia nói với tôi rằng họ chưa chích booster cho con cái.
   
Tại sao? Những lợi ích có vẻ nhỏ đối với tất cả mọi người. Cái giá phải trả – như nỗi sợ kim tiêm của một đứa trẻ hoặc nghỉ học vì tác dụng phụ – cũng có vẻ nhỏ. Với một quyết định sát sao như vậy, những bậc cha mẹ hiểu biết sẽ đưa ra những quyết định khác nhau, và điều đó vẫn là chấp nhận được.
  
Có lẽ CDC sẽ có tác động lớn hơn nếu nó truyền tải một thông điệp thẳng thắn tương tự như vậy (thay vì khăng khăng yêu cầu chích booster cho mọi trẻ em).
 
Chú thích: Những câu trong dấu ngoặc là của BS Hồ Văn Hiền.
 
 
– David Leonhardt
Bác sĩ Hồ Văn Hiền dịch, 14/2/2024
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các triệu chứng thần kinh bí ẩn ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao và quan chức Hoa Kỳ kể từ năm 2016 được gọi là Hội chứng Havana (Havana Syndrome) có thể liên quan đến Đơn vị GRU 29155 của Nga, theo một cuộc điều tra của CBS, The Insider và Der Spiegel được công bố vào cuối Chủ nhật.
Indiana: Cảnh sát cho biết bảy thanh niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 đã bị thương trong vụ nổ súng bên ngoài trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố Indianapolis vào tối thứ Bảy. Các cảnh sát đang tuần tra khu vực đã nghe thấy tiếng súng nổ gần Trung tâm thương mại Circle Center ngay sau 11:30 tối. Cảnh sát tìm thấy "một số đông trẻ vị thành niên" tại hiện trường, trong đó có 7 em bị thương do đạn bắn và đã được vào bệnh viện.
Ứng cử viên tổng thống được cho là của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã bị chỉ trích hôm thứ Sáu vì đăng một đoạn video lên mạng xã hội có hình ảnh Tổng thống Joe Biden bị trói kiểu trói heo (hog-tied) trên cửa sau của một chiếc xe tải chạy qua. Ban tranh cử của Biden đã nhanh chóng lên án đoạn video gợi ý tổn hại về thể chất đối với tổng thống đương nhiệm của đảng Dân chủ.
Buổi gây quỹ đêm qua cho Tổng Thống Joe Biden ở Thành phố New York có sự góp mặt của 2 cựu Tổng Thống Barack Obama, Bill Clinton và nhiều tên tuổi lớn khác đã thu về số tiền kỷ lục hơn 26 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden. Không khí tại Radio City Music Hall sôi động khi Obama ca ngợi sự sẵn sàng tìm kiếm điểm chung của Biden và nói, "Đó là kiểu tổng thống mà tôi muốn."
Joe Biden và Donald Trump đều đã đảm bảo được số phiếu đại biểu (delegates) cần thiết để được đề cử làm ứng viên của đảng mình cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Nếu không xảy ra sự kiện bất ngờ, cả hai sẽ được chính thức đề cử tại đại hội đảng vào mùa hè này, và sẽ đối đầu tại các điểm bầu cử vào ngày 5 tháng 11. Rất có thể là cũng giống như trong các cuộc bầu cử gần đây, cuộc bầu cử 2024 sẽ diễn ra chủ yếu trên Internet, và các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tràn ngập tin tức thật cùng thông tin sai lạc. Mới trong năm nay, sự xuất hiện của các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng hợp (generative AI) mạnh mẽ như ChatGPT và Sora, giúp việc lan tràn thông tin tuyên truyền và thông tin sai lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công cụ này cũng có khả năng tạo ra các tác phẩm giả mạo nhưng đầy thuyết phục: những lời nói ra từ chính miệng của các chính trị gia (mà họ vốn chẳng hề nói thế)
Trong bầu khí quyển rộng lớn của chúng ta, những đám mây nhảy múa, định hình khí hậu theo những cách mà chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết. Chẳng phải mây chỉ tô điểm bầu trời, hay tạo mưa, che phủ nắng, chúng còn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ và phản xạ nhiệt vào không gian, giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, bản chất phức tạp của chúng từ lâu đã đặt ra thách thức đối với các nhà khoa học khí hậu. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Gothenburg ở Thụy Điển là những người tiên phong tạo ra một mô hình thống kê về đám mây dẫn đến một tiềm năng mới trong nghiên cứu về khí hậu, đưa chúng ta tiến một bước gần hơn đến một tương lai bền vững hơn.
Năm 1960, khi Gladys Babson Hannaford đến Đại Học Bang Florida, các bài thuyết giảng của bà không nằm trong chương trình giảng dạy chính thức của trường. Và Hannaford, người được mệnh danh là “Quý Cô Kim Cương” (Lady Diamond), cũng không phải là giảng viên thông thường. Là một “chuyên gia” về kim cương với hàng trăm buổi thuyết trình “mang tính giáo dục” về đá quý hàng năm, trên thực tế, Hannaford được một công ty quảng cáo tuyển dụng với một sứ mệnh đơn giản nhưng đầy tham vọng: làm cho phụ nữ Hoa Kỳ ham muốn sở hữu kim cương.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.