Hôm nay,  

Nhìn Lại 2022: 10 Dấu Hiệu Cho Thấy Chúng Ta Đang Tiến Gần Hơn Đến Thảm Họa Khí Hậu

06/01/202300:00:00(Xem: 3000)
nhin lai 2022
Khí hậu Trái Đất đang nóng lên đáng kể và các dấu hiệu của thảm họa khí hậu nhan nhản xung quanh chúng ta, từ những dòng sông băng đang biến mất cho đến những con vi rút zombie thức tỉnh từ lớp băng vĩnh cửu tan chảy. (Nguồn: pixabay.com)
 
Không thể phủ nhận một điều rằng khí hậu Trái Đất đang nóng lên đáng kể và khiến cho động vật, thực vật cũng như con người bị tàn phá. Và nếu mọi người không nhanh chóng nghiêm túc hạn chế phát thải khí nhà kính, thì chúng ta có thể sẽ hướng tới một tương lai còn đáng sợ hơn thế. Từ vi rút zombie thức tỉnh cho đến những con gấu Bắc Cực hụp lặn trong rác, hãy cùng điểm qua 10 dấu hiệu cho thấy khí hậu Trái Đất đang mất kiểm soát.
 
1. Vi rút zombie thức tỉnh
 
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy vào sông Kolyma bên ngoài Zyryanka ở Siberia vào ngày 4 tháng 7 năm 2019. Trong một nghiên cứu mới, các chuyên gia nghiên cứu đã tìm kiếm các loại vi rút cổ đại ở một số khu vực tại Siberia, bao gồm cả hai con sông.
 
Vi rút zombie đang được hồi sinh từ lớp băng vĩnh cửu. Các loại vi khuẩn cổ đại này đã bị chôn vùi trong lòng đất đóng băng ở Siberia hàng chục ngàn năm, nhưng giờ đây, chúng đang thức tỉnh do sự tan băng ở Bắc Cực. Các chuyên gia nghiên cứu đã khai quật được 13 loại vi rút từ Siberia vẫn tồn tại sau nhiều thế kỷ bị vùi sâu trong băng. Chúng có thể lây nhiễm cho mọi người không? Theo các khoa học gia, những vi rút đặc biệt này chỉ lây nhiễm amip, nhưng tính khả thi (viability: có thể sống, tồn tại được) của chúng khiến cho nguy cơ gia tăng khi mà lớp băng vĩnh cửu tan chảy cứ tiếp tục lan rộng ra. Người ta lo ngại nguy cơ một trong những ‘con quái vật cổ đại’ này có thể gây ra mối đe dọa cho con người.
 
2. Nước biển dâng cao
 
Một trong những dấu hiệu nổi bật nhất cho thấy khí hậu đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và cũng là một trong những dấu hiệu đáng sợ nhất: mực nước biển dâng cao. Các khoa học gia cho biết, mực nước biển ở các đường bờ biển dọc Hoa Kỳ có thể dâng cao trung bình 12 inch (30 cm) vào năm 2050. Mực nước biển dâng trung bình ở Bờ Đông (East Coast) sẽ cao hơn ở Bờ Tây (West Coast) và các thành phố ở vùng trũng phía Đông có thể gặp rắc rối rất lớn (chẳng hạn như Miami).
 
3. Sông băng chẳng còn băng
 
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Yellowstone và Yosemite, hai trong số những công viên quốc gia mang tính biểu tượng nhất ở Hoa Kỳ, có thể sẽ bị mất toàn bộ các dòng sông băng vào năm 2050. Điều thay đổi không chỉ là phong cảnh đẹp; những vùng băng này cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho cộng đồng địa phương. Báo cáo cho thấy vào cuối thế kỷ này, một nửa lớp băng bao phủ trên thế giới có thể biến mất nếu chúng ta không giảm lượng khí phát thải. Mà ngay cả khi chúng ta đã rất ‘thắt lưng buộc bụng’ về lượng khí phát thải, thì gần một phần ba số sông băng này vẫn có thể biến mất.
 
4. Khí hậu hỗn độn
 
Theo dự đoán của các vật lý gia, khí hậu Trái Đất có thể trở nên hỗn loạn. Khí phát thải nhà kính nếu không được kiểm soát sẽ không chỉ làm hành tinh của chúng ta ấm lên, mà còn khiến cho thời tiết trở nên thất thường và khó lường hơn. Với kịch bản tốt nhất, Trái Đất sẽ ổn định ở nhiệt độ mới ấm hơn. Còn với kịch bản xấu nhất, các mùa dao động dữ dội từ năm này sang năm khác, và các giai đoạn nóng, lạnh tiếp nối nhau nhanh hơn nhiều so với hiện tại.
 
5. Gấu Bắc Cực bơi trong rác
 
Gấu Bắc cực hiện đang bị buộc phải ăn rác và tã lót bẩn, bởi vì chúng bị mất đi một phần khu vực ‘sinh nhai’ chính: băng biển (sea ice). Khi băng biển kém ổn định hơn để có thể săn bắt hải cẩu, những con gấu Bắc Cực dần phải chuyển sang tìm kiếm thức ăn ở các bãi chôn lấp và bãi rác ở rìa các thị trấn. Và càng tương tác với con người, càng có nhiều gấu Bắc Cực bị bắn giết.
 
6. Thời tiết xấu hơn
 
Chẳng cần nghĩ xa xôi đến chuyện khí hậu hỗn loạn; thời tiết hiện nay cũng đang trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những nơi nóng sẽ càng nóng hơn, những nơi lạnh hơn sẽ càng lạnh hơn, hạn hán và lũ lụt sẽ nghiêm trọng hơn, còn những cơn bão sẽ có gió và mưa mạnh hơn. Như thể điều đó chưa đủ tồi tệ, sự thay đổi giữa các kiểu thời tiết sẽ càng kịch tính và khó đoán hơn. Cách duy nhất để giảm thiểu cơn ác mộng này? Đó là giảm thật nhiều lượng khí thải carbon, càng nhiều càng tốt.
 
7. Những con chim cánh cụt bị dồn vào đường cùng
 
Chim cánh cụt hoàng đế (Emperor penguins) hiện đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu. Những con chim với bộ mã đẹp đẽ này đã gia nhập hàng ngũ “những loài bị đe dọa” và U.S. Fish and Wildlife Service đã đề nghị loài chim cánh cụt hoàng đế cần được bảo vệ theo Đạo luật Endangered Species Act. Chim cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt sinh sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Chúng đang gặp rủi ro vì cùng một lý do đẩy loài gấu Bắc Cực vào cảnh chật vật: băng biển bị mất mát đáng kể. Có tới 70% quần thể chim cánh cụt hoàng đế có thể biến mất vào năm 2050 nếu băng biển tiếp tục bị mất với tốc độ như hiện nay.
 
8. Cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
 
Trái Đất đang hướng tới sự kiện đại tuyệt chủng lần thứ sáu. Trong lịch sử Trái Đất, qua 5 sự kiện đại tuyệt chủng trước đây, những dải sự sống rộng lớn trên hành tinh đã chết trong một khoảng thời gian ngắn khoảng vài triệu năm. Các chủng loài trên hành tinh của chúng ta vẫn chưa chết dần với tốc độ đủ để đạt mức một cuộc đại tuyệt chủng, nhưng chúng ta đang tiến dần về hướng đó. Trung bình, “tốc độ nền” của một cuộc tuyệt chủng là khoảng 5% đến 10% các loài động vật biến mất sau mỗi một triệu năm. Một cuộc đại tuyệt chủng xảy ra khi 60% số loài và 35% số chi biến mất. Tốc độ tuyệt chủng hiện nay đang tăng lên nhưng vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên, trong tương lai khi nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình hiện tại khoảng 16.2 độ F (9 độ C), được ước tính sẽ xảy ra vào năm 2500, Trái Đất sẽ bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.
 
9. Điểm bất khả vãn hồi
 
Chúng ta có thể đang ở gần “điểm bất khả vãn hồi” của khí hậu hơn vẫn nghĩ. Các điểm xoay chuyển (tipping point) trong hệ thống khí hậu (một ngưỡng mà khi vượt quá, có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong trạng thái của hệ thống và không thể phục hồi hay đảo ngược) có thể ở mức nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các mô hình từng được đưa ra. Có 16 điểm xoay chuyển, và nhiều điểm – bao gồm sự tan chảy của các dải băng ở Greenland và Tây Nam Cực, sự giảm băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, cái chết của các rạn san hô nhiệt đới và thay đổi trong dòng hải lưu quan trọng ở Biển Labrador – nằm trong “vùng nguy hiểm.” Tất cả các điểm xoay chuyển sẽ xảy ra nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 2.7 độ F (1.5 độ C) trên mức thời tiền công nghiệp. Trái Đất đã nóng hơn 2 độ F (1.1 độ C) so với đường cơ sở đó và có khả năng đạt 3.6 đến 5.4 độ F (2 đến 3 độ C) trên mức tiền công nghiệp trước khi ổn định.
 
10. Sông băng Ngày tận thế với nguy cơ sụp đổ
 
Sông băng Thwaites, còn có biệt danh đáng sợ là “Sông băng Ngày tận thế,” đang có nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng. Thwaites là một tảng băng có kích thước bằng tiểu bang Florida ở Tây Nam Cực. Toàn bộ lượng nước tan ra từ nó có thể làm tăng mực nước biển từ 3 đến 10 feet (0.9 đến 3 mét). Một bản đồ mới được đo đạc cho thấy sông băng này đang ‘chật vật’ neo vào một sườn núi gập ghềnh dưới đáy biển trong tình thế ‘chỉ mành treo chuông.’ Nếu nó bị tách ra khỏi sườn núi này, thì với tốc độ nóng lên hiện tại, tốc độ tan chảy sẽ tăng cao.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “10 signs we got closer to climate disaster in 2022” của Tia Ghose, được đăng trên trang livescience.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Diễm biến mất. Giáo sư nói với tôi con người không thể tự biến mất. Bà hỏi chủ tiệm tóc kỹ hơn, cô chủ tiệm nói lý do cô khẳng định Diễm “biến mất”, là vì tất cả bạn bè của Diễm ở Bình Tân, ở thị trấn, ở quê của mẹ, đều cùng một thời điểm đột ngột mất liên lạc với Diễm. Không phải là chặn Zalo hay block Facebook, mà đơn giản là biến mất. Chủ tiệm tóc có vài học trò học xong nghề cũng lên mở tiệm hoặc làm thuê gần Bình Tân, Quận 12, là những chị Diễm thường ghé ở nhờ mỗi khi lên Sài Gòn. Họ đều nói họ mất liên lạc với Diễm cùng một thời điểm.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Phá giá đôla để tăng xuất cảng... Các cố vấn chủ chốt của Donald Trump được cho là đang âm mưu những cách mới để phá giá đồng tiền Mỹ nếu Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11, theo Politico đưa tin. Động thái này sẽ là một nỗ lực mạnh mẽ và đầy rủi ro nhằm nâng cao xuất cảng của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với cái giá phải trả là lạm phát tăng cao và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng đô la cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
Thêm một vụ đâm dao ở Úc châu: làn trước ở thương xá, lần này ở nhà thờ. Bốn người bị thương trong vụ đâm tại Nhà thờ Christ the Good Shepherd ở Sydney, theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp New South Wales cho biết hôm thứ Hai. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ một nghi phạm đang "hỗ trợ [họ] điều tra."
Israel hôm Chủ Nhật cho biết hơn 300 phi cơ không người lái và tên lửa đã được phóng từ Iran, Iraq và Yemen nhằm vào Israel, đồng thời nói thêm rằng phần lớn chúng đã bị bắn rớt trên bầu trời. Israel nêu chi tiết hơn rằng Iran đã phóng 185 phi cơ không người lái, 110 tên lửa đất đối đất và 36 tên lửa hành trình. Israel cho biết 99% phi đạn này đã bị phòng không Israel vô hiệu hóa.
Trung Quốc sẽ gây chiến tranh sau năm 2027? TQ yêu cầu các công ty mạng viễn thông loại bỏ chip nước ngoài trước năm 2027. Trung Quốc đã yêu cầu các nhà mạng viễn thông loại bỏ chip bán dẫn do nước ngoài sản xuất khỏi mạng của họ trước năm 2027, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn những người quen thuộc với chủ đề này.
Antony Võ lãnh 9 tháng tù vì nghe lời Trump, tham dự bạo lực tấn công tòa nhà Quốc Hội ra tòa thủ đô. Thẩm phán Tanya Chutkan, giám sát vụ can thiệp bầu cử của cựu Tổng thống Donald Trump, đã bác bỏ quan điểm hôm thứ Tư rằng các bị cáo bị bỏ tù bị buộc tội về một số tội ác bạo lực nhất trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol Hoa Kỳ là “con tin” - một nhãn hiệu mà Trump và các đồng minh của ông thường dùng để mô tả các tù nhân.
Báo Nikkei hôm thứ Tư đưa tin Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ ký hơn 70 thỏa thuận tại cuộc gặp hôm nay. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với các phóng viên: “Đây có lẽ là tập hợp các sản phẩm có ý nghĩa quan trọng lớn nhất mà chúng tôi từng thấy”. Kishida đã đến Washington ngày hôm Thứ Ba trong chuyến thăm cấp nhà nước.
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.