Hôm nay,  

Làm Thế Nào Để Thêm Bạn Bớt Thù?

14/09/202116:40:00(Xem: 5084)



blank



Ông bà mình thường dạy con cháu: thêm bạn bớt thù. Câu này tôi thuộc lòng. Tôi thường nói với các chuyên viên của tôi: mọi người trong chúng ta chỉ có một cha, một mẹ sinh mình ra là thương mình, nhưng làm thế nào ra đời được nhiều người thương mới là chuyện khó? Chỉ có Trời hại mình, mình mới chết, còn như mình sống thật thà ngay thẳng, nếu có người bắt nạt mình thì sẽ có người khác bênh vực ngay. Cho nên sống làm sao để cho người khác thương thì nhất định không sợ đói.

Mình chào mọi người bằng nụ cười hồn nhiên, đâu có mất gì đâu, tại sao không cười chứ? Nụ cười hay tiếng cười đem sự vui vẻ, thân thiện với người khác, tại sao không cười chứ? Tôi thích nhìn nụ cười, tôi thích nghe tiếng cười reo vui của người xung quanh tôi, ai cũng thích vui, không ai thích nhìn người khác khóc, tiếng khóc thường đem đến cho người khác buồn phiền.

Một hôm đẹp trời, cô thư ký của tôi cho cá ăn, và nói:

- Kiếp sau con sẽ làm cá, cá ăn rồi bơi lội nhởn nhơ, mỗi ngày có người đem thức ăn đến, cuối tuần có người lau chùi bồn cá, để cho nước trong veo. Làm cá sướng hơn làm người, suốt đời có người cho ăn, thảnh thơi bơi lội.

Tôi nói:

- Đây là cá kiểng cho người ta ngắm. Ở trong các nhà hàng có cá lội nhởn nhơ, hay tôm hùm cũng bơi lội nhưng khách đến, nhân viên của nhà hàng đem cá sống đến và nói với khách: ông bà có thích con cá này hay con tôm hùm này không?

Thế rồi, con tôm, con cá bị chặt đầu, lột da đem lên lò lửa. Than ôi, xong đời con cá, con tôm hùm.

Nhiều khi con tôm, con cá mới vừa chào đời một vài ba tháng đã vào bụng khách hàng.


blank

Cá kiểng nhởn nhơ bơi lội vì có người chăm sóc.


Tuổi trẻ ở Mỹ bây giờ cũng thích ăn chay. Ăn chay không phải vì đạo, nhưng ăn chay vì tránh sát sinh. Tôi rất ngưỡng mộ người trẻ ăn chay một cách ngon lành. Có nhiều người ăn chay không quen, ăn một cách miễn cưỡng, vì không muốn làm mất lòng người khác đã mời mình.

Sống ở đời làm vừa lòng người khác rất khó, vì mỗi người một tính, cùng cha mẹ nhiều khi anh chị em còn khác tính nhau, nói chi người ở ngoài gia đình.

Người thích uống trà nóng, người thích uống nước lạnh, nên tôn trọng ý kiến lẫn nhau, đừng làm phiền người khác, nhất là đừng để ý đến đời tư của người xung quanh, dù người đó là bạn của của mình hay người thân trong gia đình của mình.

Sống để cho người xung quanh thương rất khó, làm cho người ta ghét mình thì dễ, chỉ cần một câu nói, một cử chỉ, hay ánh mắt có thể làm cho người ta giận mình, ghét mình.



blank

Thêm bạn bớt thù: hãy khoan dung.


Một người bạn suốt đời làm việc xã hội thường nói với tôi:

- Mình làm cho người khác 99 điều tốt, họ rất hài lòng, chỉ cần làm một điều họ không bằng lòng là họ ghét mình ngay, và những điều mình làm tốt họ đổ ra sông ra biển.

Tại sao người ta thích nuôi chó, chó không nói, chỉ biết sủa nhưng rất trung thành với chủ. Chủ chết, chó ra mộ của chủ nằm dài, để chứng tỏ lòng trung thành, còn con người mau quên lắm, người chết rồi vài năm sau có ai còn nhớ mình?

Tôi nói:

- Bạn bi quan quá, đâu có đến đỗi như thế.

Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn qua đời đã mấy năm rồi nhưng mỗi lần đi ngang qua con đường Westminster, công viên của Garden Grove, tôi đều nhớ đến chị Hạnh Nhơn, nhớ ánh đèn sân khấu, nhớ đến Đại nhạc hội Cảm Ơn Anh Người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhớ đến thương phế binh, cô nhi quả phụ ở quê nhà.

Người mang ơn người vẫn ở trong lòng người còn hiện hữu quanh đây. Một người quên thì còn 99 người nhớ, nhớ cả người tốt lẫn người xấu. Nhà độc tài Hitler đã chết lâu rồi nhưng người sinh thời vẫn nhớ sự độc ác của nhà độc tài này.

Sống làm sao để người khác thương? Hãy thêm bạn bớt thù.


blank

Thêm bạn bớt thù: hãy tha thứ.



Những đứa trẻ được ông bà, cha mẹ giáo dục một cách cẩn thận, sống với trái tim nhân hậu của mình, sống được thương yêu và dạy bảo thương yêu người khác, khi đứa trẻ lớn lên, nếu được giáo dục kỹ lưỡng, sống với trái tim nhân hậu của mình, chia sẻ những gì mình có, giúp người xung quanh những gì họ cần, thì làm sao mà không được thương yêu chứ?

Đừng bao giờ dạy con cháu của mình: con ăn thức ăn này ngon, mặc áo này đẹp, đi xe này sang trọng, mà hãy dạy những đứa trẻ: con hãy thương yêu người nghèo, khi thấy một cụ già đi chợ, con có thể khuân thức ăn dùm các cụ vào xe, hãy dìu dắt cụ già qua đường; vào trường học, nếu con thấy bằng hữu của con không mang theo thức ăn trưa, con chia sẻ thức ăn của con với bạn bè của con, con hãy sống với trái tim nhân hậu của mình.

Rồi từ từ đứa nhỏ lớn lên, những điều học hỏi từ nhỏ, đứa trẻ thương yêu người xung quanh và được thương yêu, nhất định đứa trẻ sẽ thành công trong xã hội này.

Không ai sống một mình, mà thường sống với mọi người. Còn nhỏ thì sống với ông bà, cha mẹ, khi lớn lên sống với vợ chồng, hay sống với đoàn thể, sống với công ăn việc làm, sống làm sao cho vui, sống được thương yêu và thương yêu người khác. Nhất định trong đời sống của chúng ta không nên gieo rắc oán thù, không thù ai thì lòng mình sẽ bình thản, hạnh phúc. Sống làm sao buổi tối về nhà trong lòng mình thanh thản, ngủ ngon. Nhất định không nhìn ai với ánh mắt thù hằn. Thù người khác để làm gì chứ? Mệt cái đầu lắm? Nếu sống không để ai thù mình, tốt nhất là không nghe, không thấy và không nói: không nghe những gì xấu của người khác, không nói những gì làm phiền người khác, không thấy những gì người khác làm không tốt. Nếu làm được 3 điều này, nhất định sẽ không gây thù, gây oán với ai?



blank

Nếu sống không để ai thù mình, tốt nhất là không nghe, không thấy và không nói.


Ông bà mình thường nói: lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ông bà, cha mẹ dạy con cháu giống nhau, người nào cũng học nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, v.v. nhưng học xong có thực hành được hay không còn tùy từng người, có người nghe từ tai này rồi sang tai kia, nghe rồi quên ngay.

Nếu người nào cũng nói năng một cách khéo léo, khéo nhưng phải thành thật chứ không phải nói ngọt như đường, như mật lịm nhưng nói vậy không phải vậy. Nếu lời nói thành thật từ tâm của mình mà ra thì người nghe sẽ cảm nhận được những gì mình nói là thật sẽ cảm kích lắm.


blank


Giúp người cũng vậy, giúp xong quên ngay, thi ân bất cầu báo, nhưng nếu mình nhận sự giúp đỡ của người khác thì mình phải nhớ, dù người làm ơn cho mình không cần báo đáp. Mình giúp người này thì sẽ có người khác giúp cho con cháu của mình. Sống được người thương thì đi bất cứ nơi đâu trên quả đất này cũng không sợ đói.

Một thương gia thường tâm sự với tôi:

- Chị ơi, em không sợ gì hết, không sợ nắng gió, bão táp của cuộc đời, nhưng em sợ người ta ghét em. Nhiều khi mình nói lỡ lời bị người ta thù mình, dù vô tình cũng thế. Nhất là em sợ làm mất lòng người thân.

Tôi đề nghị:

- Mỗi buổi tối, sau khi em tập thể dục, em nên suy nghĩ ngày hôm nay mình có làm mất lòng ai không? Ghi ra những lời mình nói, những việc mình làm có thể làm mất lòng người khác. Nếu ngày nào mình cũng kiểm điểm việc làm của mình thì mình sẽ đi đến hoàn hảo. Buổi tối, em cầu nguyện trước khi đi ngủ thì nên kiểm điểm lại chính mình trước khi cầu nguyện. Cầu nguyện cho tất cả những người thân yêu của mình được bình yên, đồng bào của mình được may mắn và hạnh phúc.



blank


Tôi thường viết ra những việc làm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và những người tôi sẽ gặp, sẽ gọi điện thoại, làm việc gì tôi viết ra giấy, một ngày viết ra chừng 20 việc phải làm, những việc chưa làm hết  ngày hôm nay thì hôm sau tiếp tục làm cho xong. Một cuộc đời mấy chục năm nghe dài lắm nhưng thật sự quá ngắn vì có những mơ ước chưa thực hiện được, có những việc làm chưa xong. Có một việc duy nhất mà ông bà, cha mẹ dạy cho con cháu là thêm bạn bớt thù, sống phải thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Có ai tự hào mình làm được tất cả những gì mình mơ ước trong cuộc đời này?


blank

Kiều Mỹ Duyên mơ ước những đứa trẻ ở các nước đang phát triển có đủ cơm ăn, áo mặc, và được giáo dục một cách cẩn thận. (Kiều Mỹ Duyên thăm cô nhi viện ở Cà Mau)


Thôi thì sống có mơ ước hơn là không có mơ ước gì, thực hiện được hay không còn tùy từng người. Riêng tôi, tôi mơ những đứa trẻ ở các nước đang phát triển có đủ cơm ăn, áo mặc, được giáo dục một cách cẩn thận. Những đứa trẻ là hình ảnh của thiên thần, những đứa trẻ lớn lên vào đời, sẽ sống hạnh phúc, giúp người và giúp đời.

Nếu chúng ta sống với trái tim nhân hậu, yêu thương mọi người, không làm mất lòng ai thì đời sống sẽ vui và hạnh phúc hơn. Chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều nụ cười hồn nhiên trên khuôn mặt mọi người hơn là nhìn những khuôn mặt nhăn nhó, giận hờn, mắt trợn dọc dữ dằn. Đời sống sẽ êm đẹp hơn nếu được thương yêu và có nhiều bằng hữu hơn kẻ thù.

Mong mọi người đến với nhau bằng sự yêu thương, đùm bọc hơn là đến với nhau bằng sự thù hằn?

Xin Thượng Đế ban phúc lành cho tất cả mọi người.


Orange County, 14/9/2021

KIỀU MỸ DUYÊN

([email protected])


  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đơn vị Taliban hải ngoại ở Pakistan (TTP) đã chúc mừng quân Taliban đã chiếm hoàn toàn Afghanistan, chỉ trừ sân bay Kabul để quân Mỹ từ từ di tản, nói đây là chiến thắng chung của Hồi Giáo. Mohammad Khorasani, phát ngôn nhân TTP, gửi bản văn lập lại sự hỗ trợ cho Taliban Afghanistan, và hứa "hỗ trợ và tăng sức mạnh cho Tiêu Vương Quốc Hồi Giáo Afghanistan (Islamic Emirates of Afghanistan).
Tác giả Lê Chiều Giang vừa phát hành Không Đứng Mãi Trong Tranh. Tác phẩm dày 164 trang, vừa văn xuôi, vừa thơ. Độc giả sẽ thấy trong sách ngập tràn những quá khứ, như nhận định của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, “…đọc Lê Chiều Giang, những dòng chữ chảy lui về quá khứ. Một quá khứ không thể nào không nhắc về, nhớ tới… Những quá khứ của thời đã ‘Chết đi, sống lại’.” Đúng ra, quá khứ chỉ là một phần, vì tác giả Lê Chiều Giang vẫn còn trên cõi này, còn đọc và còn viết. Và trong sách, có những bài được viết rất gần đây. Tác phẩm như dường rất mong manh, như mơ, như thực… Ngay nơi nhan đề sách đã là một hình ảnh của một chân trời cổ tích, “Không Đứng Mãi Trong Tranh.” Bạn có thể nhớ tới một tích cổ trong thời nhà Trần ở thành Thăng Long, chàng thư sinh Tú Uyên say mê thiếu nữ trong tranh, và trong một lần nàng bước ra khỏi tranh đã bị chàng nắm tay giữ lại cõi này. Có phải chuyện của người xưa ở phường Bích Câu cũng là chuyện đời nay của Sài Gòn
Lâu lắm rồi, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận giảng ở San Diego: - Việt Nam có 84 triệu mỏ than. Người không hiểu tự hỏi: Việt Nam có 84 triệu mỏ than thì nước Việt Nam giàu quá, nếu những mỏ than này mà khai thác hết thì nước Việt Nam giàu lắm, giàu lắm. Nhưng sau này hiểu ra thì không phải là "mỏ than" mà là người Việt Nam hay than, giàu nghèo gì cũng than, còn thiếu 1 ngàn đồng thành 1 triệu cũng than.
Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, các Chùa Phật giáo tổ chức ngày lễ Vu Lan- ngày nhớ công ơn của Mẹ. Hôm nay, trước tình hình dịch bịnh Covid-19 đang hoành hành từ Hà Nội-Saigòn đến Washington D.C. và các tiểu bang ở Mỹ. Cộng đồng người Việt trong nước và hải ngoại quyết tâm tổ chức lễ Vu Lan để dâng lời cầu nguyện đồng bào trong nước và hải ngoại được bảo vệ an toàn trước nguy cơ của dịch bịnh Covid-19.
Bardo Thödol là một cẩm nang viết về sự hướng dẫn trong thời gian trung ấm để giúp người chết tái sinh tốt đẹp.
Giáo Phận Công Giáo San Diego ra lệnh cấm các linh mục không được ký giấy xin miễn chích ngừa chống COVID-19. Kevin Eckery, phát ngôn nhân giáo phận S.D., nói rằng giáo phận không ủng hộ việc miễn chích ngừa, nói là không có lý do tôn giáo nào bịện hộ cho miễn chích ngừa. Linh mục Bernardo Lara nói rõ hơn, rằng giáo hội khuyến khích đi chích ngừa.
Nhưng sống như thế nào đây? Là một câu hỏi rất lớn mà xưa nay đã có nhiều câu trả lời rồi. Riêng tôi dưới nhãn quan của một người Tăng Sĩ của Phật Giáo, thực hành theo lời dạy của Đức Phật, ngoài giáo lý giải thoát, giác ngộ của Đức Phật đã dạy ra, hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc với đời thường. Nên đã là Phật tử, chúng ta cần phải rõ biết cái nhân và cái quả và làm sao có thể làm chủ được chính mình trong các động tác đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, giao tiếp, tiền bạc, nợ nần, tốt xấu, thị phi, nhơn ngã, bỉ thử v.v…
Bây giờ khung trời cũ, màu đất cũ, ngôi trường cũ, còn nguyên vẹn đó nhưng mẹ tôi không còn nữa, thầy Trương Thành Khuê cũng không còn nữa. Tiếng trống của ngày khai trường còn vọng mãi trong tôi cho đến bao giờ...Càng về già, càng lớn tuổi, tôi nhớ mãi ngày khai truòng đầu tiên như một hoài niệm về mẹ, về thầy, về quê cha đất tổ cách xa ngàn vạn dậm../.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.