Hôm nay,  

Chính phủ Donald Trump và «nhà nước ngầm» tại Mỹ

24/01/202119:41:00(Xem: 4730)
blank
Cách nay  gần 4 năm, xuất hiện bài viết trên Radio RFI nước Pháp  ngày 27.03.2017 có đoạn văn: "Cố vấn của tổng thống Steve Bannon tóm tắt chính sách đối với bộ máy chính quyền Mỹ hiện tại, đó là cần phải « tháo dỡ » bộ máy  bị tân tổng thống lên án là quan liêu. Để bôi đen các đối tượng này, ê kíp của tổng thống Mỹ tố cáo những ai chống đối là  tham gia vào một « Nhà nước ngầm »".
 
 * Phơi bày thực trạng "nhà nước ngầm" tại Mỹ.
Vào những tháng đầu của nhiệm kỳ  tổng thống Trump (2017-2021) đã xuất hiện nhiều bài viết về hoạt động «nhà nước ngầm».  Theo viện  nghiên cứu Global Research Institute, Canada:" Khái niệm «nhà nước ngầm» không chỉ có ở Hoa Kỳ, mà hầu như có ở mọi quốc gia, bất kể quốc gia đó theo  khuynh hướng chính trị nào, «nhà nước ngầm» được cai trị bởi nhóm tài phiệt  tạo ảnh hưởng  trực tiếp hoặc ủy nhiệm [...]   Một cuộc điều tra  về chính quyền của Tổng thống Trump cho thấy là một thành phần  của «nhà nước ngầm». Ông trùm Breitbart News là Stephen Bannon, người giữ chức vụ chiến lược gia chính của Tổng thống Trump, trên thực tế là cựu giám đốc ngân hàng Goldman Sachs. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, cũng là  cựu chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs. [...] việc loan tải tin tức trên  Breitbart News nhằm mục đích thao túng, đánh lạc hướng nhằm gây cảm tình đến công chúng Mỹ.
    Nói cách khác, trên thực tế, chính quyền Trump, giống như các nhiệm kỳ tổng thống trước, là hiện thân của nhà nước ngầm -
in reality, the Trump administration, like those of previous presidencies, is the embodiment of the deep state. Một bài viết cho  rằng Tổng thống Trump thực sự đang gây chiến với một «nhà nước ngầm» vô hình, bao gồm mọi tầng lớp  từ cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, đến các quan chức chuyên nghiệp "chống lại" chính quyền Trump và các chính sách "của chính phủ" từ bên trong hệ thống-«resisting»the Trump administration and “its” policies from within the system."
 
Phía Giám đốc báo chí tòa Bạch ốc Sean Spicer đã  tuyên bố " trước giới  truyền thông cánh hữu rằng các tác nhân «nhà nước ngầm»  những người nắm quyền từ thời chính phủ Obama - đang tích cực làm  suy yếu Tổng thống Trump. “Tôi nghĩ rằng không có gì phải bàn cãi trải qua tám năm cầm quyền   vẫn còn những người cũ ở lại guồng máy - liên kết, tham gia - và tiếp tục tán dương chương trình nghị sự của chính quyền trước đó, vì vậy tôi không nghĩ điều đó là  bất ngờ  về việc có những người đã tham gia vào chính phủ trong suốt 8 năm qua, có thể  còn  vẫn muốn tiếp tục chương trình nghị sự của chính phủ trước”. Khi được hỏi liệu CIA có kế hoạch “thanh trừng” những nhân sự thuộc  «nhà nước ngầm» ra khỏi chính quyền hay không, Spicer cho biết đây không phải là một phần trong mục tiêu của cơ quan-Spicer said it’s not a part of the agency’s purview ".
Cũng theo bản tin của Radio RFI Pháp quốc ngày 23.07.2017: " nỗ lực « tháo dỡ » bộ máy chính quyền của tân tổng thống (Trump) vẫn tiếp tục, với khoảng 90 quy định mới liên quan đến hàng loạt lĩnh vực, từ tài chính đến môi trường, ngừng tuyển mộ công chức mới, và cắt giảm mạnh ngân sách cho bộ máy.
   Cuộc tấn công của ông Trump nhắm vào bộ máy chính quyền, dẫn đến tình trạng nổi bật hiện nay là nhiều bộ không có đủ người phụ trách, do nhiều ứng  viên không được tân chính quyền chấp nhận. Ví dụ như 30 vị trí quan trọng nhất trong bộ Ngoại Giao hiện hoàn toàn không có người đảm nhiệm. "
 
Ngoài ra, theo bản văn của War On The Rock: " Đã gần hai năm trôi qua kể từ khi «nhà nước ngầm»  trở thành một phần của từ điển học Hoa Kỳ. Đó là vào đầu tháng 2 năm 2017, chỉ vài tuần sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, các  tin tức lần đầu tiên đề cập đến việc sử dụng thuật ngữ này trong vòng nội bộ của tổng thống. Vào những tháng tiếp theo, tổng thống và những người ủng hộ chính quyền của ông đã công khai tô điểm ý nghĩa và nói về tầm quan trọng của nhà nước ngầm,  biến nó thành khẩu hiệu  chống lại kẻ nội thù  ở Washington. Việc phân tích  về hiện tượng này được  nhà hoạt động cánh hữu như Steve Bannon và Alex Jones  làm sáng tỏ  cho các đồng minh trong chính quyền về khái niệm «nhà nước ngầm». Mặc dù thuật ngữ này đã gây ra nhiều sự đồn  đoán trên các phương tiện truyền thông, nhưng giờ đây rõ ràng là khái niệm về nhà nước ngầm đã chiếm  tầm quan trọng đối với công chúng Mỹ. Theo một cuộc thăm dò của Monmouth từ mùa xuân năm 2018, tổng cộng 37% người được hỏi rằng có nghe nói về một thứ gọi là nhà nước ngầm. Và  liệu họ tin rằng có “một nhóm các quan chức chính phủ và quân đội không được bầu chọn đang bí mật thao túng hoặc chỉ đạo chính sách quốc gia, gần 3/4 số người được hỏi đồng ý rằng có một «nhà nước ngầm»  như vậy".
 
* Tổng thống Putin lên tiếng về «nhà nước ngầm»  tại Mỹ
 
Về   ý kiến của Giám đốc báo chí tòa Bạch ốc Sean Spicer ghi nơi phần trên rằng "những người nắm quyền từ thời chính phủ Obama - đang tích cực làm  suy yếu Tổng thống Trump", theo   Tổng thống Nga ông Putin cũng  có cùng quan điểm này và cho rằng đã có một « Nhà nước ngầm » chống lại Tổng thống Trump.
  "Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư cho rằng có một "nhà nước ngầm" trong chính phủ Hoa Kỳ đang chống lại Tổng thống Trump, theo The New York Times.  Bình luận của ông đưa ra sau khi Hoa Kỳ công bố hồi đầu tháng này rằng Mỹ sẽ ngừng tuân thủ Hiệp ước về lực lượng hạt nhân  tầm trung, một hiệp ước ký kết từ năm 1987 cấm các tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất trong phạm vi từ 300 đến 3.400 dặm. Ông Putin sau đó tuyên bố có một "nhà nước ngầm" đang chống lại tổng thống, tờ Times đưa tin.
Bình luận của ông phù hợp với một số người ủng hộ Trump, cho rằng có "nhà nước ngầm" trong chính phủ  âm mưu phá hoại Trump và chính quyền của ông ta - 
there is a "deep state" conspiracy within the government aimed at undermining Trump and his administration."
 
Theo bài viết của Viện nghiên cứu Global Research Institute, Canada: " Tờ New York Times đã công bố một bài viết đáng chú ý về cơ bản thừa nhận sự tồn tại của một "nhà nước ngầm" của Mỹ và sự thù địch khó phai mờ của nó với Donald Trump.  Chẳng hạn như phía các nhà ngoại giao đã đàm phán  một thỏa thuận trước hội nghị thượng đỉnh NATO để ngăn chặn hành động  của Trump về một triển vọng khác. Khi Tòa Bạch Ốc ra lệnh đóng băng tiền viện trợ dành cho nước ngoài trong năm nay, các quan chức cơ quan đã âm thầm làm việc với Quốc hội để khôi phục tiền viện trợ. Các quan chức Bộ Ngoại giao đã tranh thủ với các đồng minh tại quốc hội để cản trở nỗ lực của Trump trong việc bán vũ khí cho Ả Rập Xê-út và các quốc gia khác.
   Ngoài ra,  tờ Times viết, “Khi bản ghi chép các cuộc điện đàm của [Trump] với các nhà lãnh đạo Mexico và Australia bị rò rỉ, ông ta cho rằng  không thể tin tưởng vào các nhân viên chuyên nghiệp.  Và đó là thời điểm rất sớm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông,  Trump biết được có  hồ sơ gây bất lợi được loan truyền để cung cấp cho bất kỳ ai quan tâm đến việc phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của ông". (Global Research Institute, Canada ngày  31.10.2019)

* Biến cố  về " Nhà nước ngầm" tại Ai Cập 2013

Phần trên viết "khái niệm «nhà nước ngầm» không chỉ có ở Hoa Kỳ, mà hầu như có ở mọi quốc gia", người viết xin nêu thí dụ về biến cố tại quốc gia Ai Cập vào năm 2013. Theo Middle East Eye:"Thời Tổng thống Mubarak nước Ai Cập (1981-2011 ) là đồng minh thân cận  của Israel  và  đặc biệt do vai trò của ông trong việc thực thi chính sách của Israel đối với Dải Gaza và vai trò của Ai Cập trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Chính quyền Palestine.
 
Cùng đồng quan điểm nêu trên, tờ Nữu Ước Thời Báo viết:"  Nhưng vào thời Tổng thống Mohamed Mohamed Morsi (30.06.2012 – 03.07.2013) thì tình thế thay đổi gây bất  lợi cho  phía nước Do Thái. Trong những ngày hè năm 2013, cuộc đảo chính bất ngờ diễn ra ở Ai Cập đã khiến chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi sụp đổ, và người Ai Cập lại gặp phải một thách thức lớn về kinh tế.   Ngành công nghiệp du lịch và các khoản đầu tư nước ngoài ngừng trệ, trong khi chính phủ mới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, thâm hụt ngân sách.
Thế nhưng mọi thứ bất chợt thay đổi một cách thần kỳ - cuộc khủng hoảng biến mất chỉ sau một đêm.
   Một tuần sau cuộc đảo chính, hai phóng viên Ben Hubbard và David Kirkpatrick của New York Times báo lại về tòa soạn rằng xăng dầu ở Ai Cập - đột nhiên có sẵn!
Phải chăng đây chỉ là  sự trùng hợp hay đến từ quyền lực thần kỳ của một nhóm bí mật với tên gọi «nhà nước ngầm» - tập hợp các nhân vật có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới chức quân đội, tình báo và các quan chức cao cấp?
 (NYTimes 10.07.2013
).

Cũng theo Middle East Eye: " Vào ngày 3 tháng 7 năm 2013, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cuối cùng là Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ai Cập, Sisi đã tổ chức  cuộc đảo chính quân sự khiến Tổng thống khi đó là Mohamed Morsi phải rời khỏi  nhiệm sở.  " Các cựu quan chức tình báo nói rằng Israel phải  kín đáo ủng hộ ông Sisi, nhà lãnh đạo Ai Cập  tồn tại  sau làn sóng chống đối, vì thế phía Do Thái không dám công khai mối quan  hệ vì sợ làm suy yếu ông ta. Tuy nhiên, các thành viên của Quốc hội Israel đã miễn cưỡng nói một cách công khai về  mối quan ngại sâu sắc với một người đàn ông thường được coi là "nhà lãnh đạo Ai Cập thân Israel nhất từ trước đến nay- the most pro-Israeli Egyptian leader ever."
 
Trở về câu chuyện «nhà nước ngầm» tại Mỹ, vào những tháng đầu  nhiệm kỳ của tổng thống Trump,  theo hãng thông tấn AP qua bản tin ngày 14.03.2017: "... Sean Hannity, một người dẫn chương trình Fox News có quan hệ gần gũi với Trump, đã mở đầu một chương trình vào tuần trước bằng cách tuyên bố rằng có “những quan chức thời chính phủ  Obama  thuộc «nhà nước ngầm»  đang muốn tiêu diệt tổng thống.  Đã đến lúc chính quyền Trump phải thanh trừng những kẻ phá hoại này trước khi quá muộn". 
Trong khi đó, phía các chuyên gia cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Trump có thể dẫn đến sự xói mòn nhanh hơn về niềm tin của dân chúng  vào các tổ chức chính phủ.   “ Ông ta càng nói nhiều về một «nhà nước ngầm» chống lại  Ông ta, thì người dân càng ít tin tưởng vào chính phủ-The more he talks about a deep state cabal against him, the less trust people will have in government
."
 
Đào Văn



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người cư sĩ tại gia có khả năng phát huy đạo đức cao thượng, từ từ bước lên nấc thang thánh vị, qua việc trì giữ giới luật: Năm Giới, Tám Giới, Mười Giới và Bồ Tát Giới Tại Gia. Chính những giới này giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa nghiệp xấu, vun trồng tâm lành để hiện tại và mai sau có được cuộc sống an vui, lợi mình, lợi người. Kính mời quý Phật tử phát tâm về Chùa Hương Sen thọ giới, nhận giới và giữ giới.
Vatican hôm thứ Hai tuyên bố phẫu thuật khẳng định giới tính và mang thai hgiùm là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với phẩm giá con người, đặt chúng ngang hàng với phá thai và an tử là những thực hành vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sự sống con người. Vatican ban hành “Phẩm giá vô hạn” (Infinite Dignity), một tuyên bố dài 20 trang đã được thực hiện trong 5 năm. Sau khi sửa đổi đáng kể trong những tháng gần đây, nó đã được Đức Giáo Hoàng Francis phê duyệt vào ngày 25 tháng 3, theo AP.
AUKUS sẽ thêm một chữ J hay chữ JA vào.... Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Úc đang xem xét đưa Nhật Bản vào quan hệ đối tác an ninh AUKUS của họ nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng quốc phòng AUKUS vào thứ Hai sẽ công bố các cuộc đàm phán về việc mở rộng Trụ cột II (Pillar II), trong đó tập trung vào phát triển các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ.
Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông (South China Sea) vào Chủ nhật tuần này, theo 1 tuyên bố chung: “Chúng tôi sát cánh cùng tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp vốn là nền tảng cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Bốn quốc gia của chúng tôi tái khẳng định quan điểm coi Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng
Kinh tế Mỹ lạc quan. Nền kinh tế Mỹ có thêm 303.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 3,8%, theo dữ liệu mới của Bộ Lao động công bố hôm thứ Sáu. Báo cáo việc làm tháng 3 một lần nữa vượt hơn mong đợi. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ đạt được 200.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống còn 3,8%.
Một cậu bé 16 tuổi nâng nguyên một chiếc Volkswagen lên để cứu hàng xóm bị kẹt dưới xe. Người mẹ dũng cảm chiến đấu với gấu Bắc Cực để bảo vệ con mình. Cô con gái lôi chiếc máy kéo bị lật đè trên người cha ra. Những kỳ tích này được thực hiện nhờ có một lượng adrenaline tăng vọt và giải phóng các hệ thống của cơ thể cũng như năng lực của cơ bắp, vốn chỉ có thể ‘xuất toàn lực’ trong những tình huống căng thẳng cực độ.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Các triệu chứng thần kinh bí ẩn ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao và quan chức Hoa Kỳ kể từ năm 2016 được gọi là Hội chứng Havana (Havana Syndrome) có thể liên quan đến Đơn vị GRU 29155 của Nga, theo một cuộc điều tra của CBS, The Insider và Der Spiegel được công bố vào cuối Chủ nhật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.