Hôm nay,  

Đối Thoại Giữa Cha Mẹ và Con Cái về #BlackLivesMatter

12/06/202000:00:00(Xem: 6114)
06.11.2020
Hình minh họa từ FB của tác giả

 

Lời Tác Giả – Tôi viết bài này đầu tiên bằng tiếng Anh vì cảm thấu sự bức xúc của các bạn trẻ. Không ngờ, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ, có hơn 500 bạn trẻ đã hưởng ứng. Rất nhiều bạn trải lòng về khó khăn giữa họ và người lớn. Tôi được nhiều yêu cầu chuyển sang tiếng Việt. Để họ có thể chuyển tải. Đây, cố gắng nhỏ nhoi về trải nghiệm #BLM của tôi.

Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm # BlackLivesMatter của tôi và con gái, Ivy, sinh viên đại học năm thứ nhất. Tôi coi mình là một người có quan điểm ôn hòa 57 tuổi, chịu đựng 6 năm dưới chế độ cộng sản cho đến khi 19 tuổi, đi tị nạn. Quan điểm ban đầu của tôi về vấn đề cuộc sống người da đen là không quan tâm. Tôi thậm chí đã không thích từ này. Tôi cảm thấy thoải mái hơn với từ All Lives Matter, cho đến ngày nay, nghe lọt tai hơn.

---

Ivy về ở với tôi vì đại dịch. Cháu bức xúc chia sẻ với tôi cảm xúc của cháu về #blm. Lúc đầu, tôi đã giải thích cho cháu về phấn đấu của người tị nạn, tin rằng người da đen cũng phải làm như vậy để vượt lên trên hoàn cảnh của họ. Ivy đã tận dụng tình yêu của tôi dành cho cháu. Cháu hỏi tôi có muốn biết những gì cháu học được ở trường đại học không. Tôi quý trọng từng giây phút với con. Cháu và tôi cùng xem "Sự nguy hiểm của một dòng chuyện duy nhất” trên youtube. Trong khi xem, cháu đã chia sẻ về ấn tượng của một người dành cho người khác, được hình thành dựa trên một dòng chuyện duy nhất. Ví dụ, người Việt Nam chúng ta luôn xem cộng đồng người da đen thông qua những tội ác mà một số người đã làm, và xây dựng thành kiến đối với toàn cộng đồng người da đen. Mặc dù hầu hết những người da đen tử tế chúng tôi biết, tâm sự với tôi, họ cũng bị ấn tượng xấu. Họ luôn lo sợ phập phồng khi gặp cảnh sát, vì dễ bị bắt. Có nhiều người bị bị bắt hay cả giết oan. Có những khái niệm khác cháu học từ đại học cháu chia sẻ với tôi khiến tôi tin rằng cháu đã có cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm với dòng chính, và cháu áp dụng hiểu biết của mình trong suy nghĩ.

Lần sau, cháu cùng tôi xem bộ phim tài liệu Netflix với tên gọi “13th” - Bộ phim tài liệu này đã cho chúng ta hiểu hơn về hoàn cảnh của cộng đồng người da đen khi bị làm nô lệ, bị liên tục phân biệt đối xử không bằng con người, và các chính sách thúc đẩy vì chính trị tác động xấu đến họ cho đến ngày nay. Đẩy họ xuống triền miên. Cháu đã cho tôi một ví dụ tại sao #blacklivesmatter(Mạng Sống Người Da Đen Quan Trọng). Nhà hàng xóm của tôi tên Đen đang cháy. Không ai để ý. Cháu hỏi tôi: "Bố ơi, bây giờ bố có ba lựa chọn. Hoặc là bố không làm gì cả, không biết rằng ngọn lửa có thể lan sang nhà mình. Hoặc bố hét lên 'Ngôi nhà của ông Đen đang cháy', hoặc bố muốn hét 'Tất cả các ngôi nhà đang cháy'? " Tôi hiểu #Blacklivesmatter là một tiếng kêu cứu tuyệt vọng. Người da đen đang sống trong tình trạng thiếu công lý dài dẵng.

Trong những ngày biểu tình dữ dội, Ivy đã chia sẻ nhiều video clip trên Instagram mà cháu tìm thấy, miêu tả sự bất công với người da đen, những đứa trẻ da đen với giọng ngây thơ cảm giác như thế nào, sự tàn bạo của cảnh sát, tương trợ giữa người da trắng, người da đen và thậm chí cả người châu Á, một mặt biểu tình, và một mặt ngăn kẻ phá hoại làm mất đi ý nghĩa của tranh đấu. Đúng như thế, cuộc thăm dò gần đây hơn 70% dân Mỹ đã coi biểu tình của người da đen là chính đáng. Riêng chúng ta, thì nhìn ngược lại. Cháu giải thích cho tôi bối cảnh đằng sau tất cả các clip đó, cho phép tôi thấy tầm nghiêm trọng của tình huống. Đó là điều mà tôi chưa bao giờ được tiếp xúc, vì đang ở trong một không gian an toàn và thoải mái. Cháu chia sẻ. "Bố ơi, con càng phát hiện ra hoàn cảnh của người da đen, con càng cảm ơn bố mẹ cho con nơi ở, cuộc sống đầy đủ, và học hành cho tương lai". Cháu nói thêm "Bố mẹ cho con học đại học vì tương lai tốt đẹp hơn. Bố mẹ đã dạy con phải giữ vững sự chính trực, và trái tim của mình giúp đỡ người khác khi cần. Con cảm được nỗi đau trong những người bạn da đen, sinh ra cũng như con, nhưng đã bị người ta kỳ thị rồi, kể cả những người da đen tốt" . Trái tim tôi ấm lên vì cháu thực sự cho tôi thấy sự trưởng thành trong cháu mà tôi không có ở tuổi 18. Cháu nói: Bố ơi, con không muốn thế hệ tương lai của mình nghĩ rằng ông cha mình không làm gì với sự bất công này. Người ta nhìn vào người Việt mình. Bố cần sử dụng tiếng nói của mình để chia sẻ những gì bố biết", Tôi trả lời" Nhưng nhiều người bạn Việt Nam sẽ không thích bố. Họ có quan điểm hoàn toàn khác. Đây không phải là trận chiến của bố, con à”. Cháu nói” Con nhìn gương can đảm của bố, khi bố lên tiếng về những vấn đề khác. Không phải bố đã từng dạy con, đừng bao giờ quên những người đã giúp đỡ mình khi mình trong hoàn cảnh khó khăn. Cộng đồng da đen, vào năm 1978, đã kiến nghị chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận người tị nạn Việt Nam và bây giờ, chúng ta không chỉ từ bỏ họ, mà con biết một số người còn thể hiện hành vi phân biệt chủng tộc hay buộc tội họ. Con chia sẻ cho bố đó. Không có người Da Đen tranh đấu, thì bây giờ con đâu được học chung với người da trắng và được đối xử công bằng? Con muốn tự hào về gốc Việt của mình không bị dân Mỹ coi thường"- Tôi cũng được biết Đức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô, mà tôi yêu mến, đã lên tiếng ủng hộ người da đen đòi công lý. Đó là điều khiến tôi tham gia nhiều hơn vào việc lên tiếng trên trang FB của mình trong thời gian gần đây. Và đã có những tranh luận trái chiều từ những người bạn của tôi, trong không khí tôn trọng lẫn nhau.

Ivy đã tận dụng tình yêu của tôi dành cho cháu, giá trị mà tôi đã dạy cháu trở thành một người tốt cho một tương lai tốt đẹp hơn trong xã hội chính thống của Mỹ, để mở lòng tôi về quan điểm xa lạ đối với tôi. Tôi cũng sợ rằng nếu không đi cùng cháu, thì cháu sẽ lý tưởng hóa cái nhìn của cháu. Vì cùng trao đổi, tôi đã có thể kiểm soát quan điểm của cháu bằng cách chia sẻ hiểu biết và trải nghiệm của riêng mình. Khi cháu có mục đích vì người khác và xã hội, tôi thấy cháu trở thành người tốt hơn và có mục đích cho bản thân hơn. Qua điều này, tôi tin cháu sẽ có cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.

Tôi luôn tò mò về tại sao nhiều người Việt Nam chúng ta đứng về quan điểm cực hữu của dòng chính Mỹ. Đây là bài học của tôi - Để bắt đầu, xã hội Việt Nam nói chung là một xã hội kẻ thắng người thua. Chúng ta đã quen tự tranh đấu sinh tồn trong hoàn cảnh hiếm hoi vật chất không như ở Mỹ. Trong nhiều trăm năm, chúng ta đã quá quen với các cấu trúc quyền lực phân cấp của Khổng Tử và không hoàn toàn hiểu quyền dân sự. Chúng ta trọng giầu khinh nghèo một cách rõ rệt. Đầu óc bảo thủ và kỳ thị vì lý do sinh tồn. Người da đen, nhiều khi chỉ vì da mầu mà bị mất cảm tình, khác hẳn cách nhìn của mình đối với người da trắng. Con nít lai đen ở Việt Nam bị đày đọa hơn. Là người Việt Nam nhập cư, chúng ta đã không bị mặc cảm tự ti từ ban đầu, khác với lịch sử 400 năm luôn bị đàn áp mặc cảm của người da đen, mà người Việt mình mới đến, chỉ thấy bề nổi. Hầu hết người nhập cư, có ý chí vươn lên và coi trọng giáo dục. Chúng ta sống trong thế giới của riêng mình và thích một xã hội có trật tự, ít tội phạm, yên tâm đi làm, sống cho gia đình riêng. Nhiều người trong chúng ta bị hạn chế về tiếng Anh nên chúng ta chủ yếu coi và đọc các thông tin tiếng Việt. Rất tiếc, nhiều nhóm cực đoan, lợi dụng tung tin giả lẫn lộn với thật, chia rẽ và lái người Việt về hướng cực hữu của xã hội Mỹ trong nhiều năm nay. Khổ thay, chính mình cũng không thoát khỏi tư duy này để nhìn cả hai phía.

Điều này giải thích rất rõ ràng sự khác biệt rõ ràng giữa tư duy người trẻ Việt Nam và cha mẹ họ. Giới trẻ Việt, lớn lên, sống một thế giới khác và hành xử khác. Không như thời của chúng ta . Hiểu biết hơn, công bằng hơn, trái tim rộng lượng hơn, và cách họ đối xử văn minh hơn khi khác nhau ý kiến. Họ cùng tìm hiểu với nhau để cho ra vấn đề. Giúp cho họ xử lý tốt hơn và văn hóa hơn trong dòng chính của Mỹ. Tôi nhớ mãi lời bố tôi - “Con hơn cha nhà có phúc”. Vì thế tôi luôn không cho phép mình có định kiến, luôn có chân trời mới. Tôi cho con đi học để hòng thâm nhập dòng chính của Mỹ. Nên tôi muốn con tôi giỏi hơn tôi. Khi trao đổi với cháu, tôi vui lắm, vì thấy cháu, và các bạn cháu, có nhiều chỗ giỏi hơn tôi. Tôi lại giúp thêm kinh nghiệm cho cháu. Ngược lại, tôi học được nhiều điều mới lạ từ cháu. Nhờ thế, tôi lại được tiếp tục song hành với con mình. Điều tôi mừng nhất qua bài học này, con gái tôi Ivy biết quan tâm đến tôi nhiều hơn, gần tôi hơn, để dẫn tôi đồng hành với cuộc sống của cháu.



Đức Giáo Hoàng Francis nhắc giáo dân Mỹ phản đối kỳ thị chủng tộc: https://www.nguoi-viet.com/…/duc-giao-hoang-francis-gui-th…/
Người tị nạn Đông Nam Á ‘nợ người da đen’: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52948363
Người Mỹ gốc Châu Phi từng đấu tranh cho người tị nạn Việt Nam năm 1978: https://www.nguoi-viet.com/…/cong-dong-my-goc-chau-phi-tun…/


Lương Tạ
Nguồn: Trang FB của LLT, với sự đồng ý đăng lại của tác giả.
------------------

Phiên bản tiếng Anh:

Ivy, a first-year college student. I consider myself a 57 years old moderate, who suffered 6 years under communist regime until I was 19 years old. My initial stance on Black lives matter was that of indifference. I even disliked the term. I have been more comfortable with the sound All Lives Matter, even up to this day, simply because the BLM terminology bothers me.

Ivy was home with me from school because of the pandemic. She shared with me her feelings on #blm. At the beginning, I was schooling her on my struggle, believing that Black people should do the same to rise above their situation. Ivy took advantage of my love for her. She asked me if I wanted to know what she learned in college. Sure, that gave me more opportunities spending time with her. She asked me to watch together "The danger of a single story- https://www.youtube.com/watch?v=D9Ihs241zeg ". While watching, she was giving me information on how people's perceptions are shaped based on a single line of stories. For example we Vietnamese always view the Black community through the crimes that some of them committed, and formed opinions on the entire population. Whereas the Black people we personally know were very good people. We didn't view them as black. It showed characters transcend race. There were other concepts that she shared with me that led me to believe that she had wider exposure to the mainstream, and how she smartly applied her learning.

The next time, she asked me to watch a Netflix documentary with her called 13th - https://www.youtube.com/watch?v=krfcq5pF8u8. This well made documentary walked us through the plights of the Black community where they started as slaves, the discrimination, and the political driven policies that adversely impact them. She was able to relate it to different Black stories to our own struggle. She gave me an example why #blacklivesmatter. My neighbor Đen's house was burning. Nobody paid attention. She asked me, "dad, now you have three choices. Either you don't do anything, unknowing that the fire might spread to your house. Or you shout out 'Đen's house is on fire', or 'All houses are on fire'?" I understood that immediately. Over the course of several days during the intense protests, she shared with me many Instagram video clips that she found, depicting injustice to Black people, affects to little Black kids, police brutality, White, Black, and even Asians joined hands - an emotional roller coaster. Indeed, recent survey showed over 70 of Americans support protestors. She explained to me the contexts behind all those clips, allowing me to see the weight of the situation. It was something that I had never got exposed to, being in a cocoon of safety and comfort. I bet she felt she had me in her bag. She told me. "Dad, the more I found out about Black people's plights, the more I appreciated you and mom giving me shelter, comfort and education". She further" You help me to go to college for my better future. You taught me to hold up my integrity and the heart to help others in need. I saw the pain in my Black friends and people. They were born just like any human beings like me, but they have always been looked down just because of their God given skin". My heart was warmed up because she truly showed me the maturity in her that I never had at her 18 years old age. She said: “Dad, I don't want my future generation to think that Grandpa didn't do anything with this injustice. You need to use your voice to share what you learn" , I replied "But many Vietnamese friends would not like me. They have completely different attitudes. It is not my battle to fight”, “Dad, I look up to your courage. You once told me, never forget those who helped you when you were down. The Black community, in 1978, petitioned the US government to accept the Vietnamese refugees and now, we as a community not only abandon them, but shows racist behavior? Dad ! Do you know now that without their painful fight for Civil Rights, we would be segregated, in school and public space, and being discriminated against by law? I want to be proud of my Vietnamese root" - It helps that Pope Francis, the one I admire, also supports the cause. That was what got me more involved in speaking up on my FB page in a more moderate tone. And sure there were opposing arguments from my vocal friends. I was glad that we had respectful exchanges that allow others who followed, deeper appreciation of the matter.

Ivy was able to take advantage of my love for her, the value I taught her to be a good person for a better future in the mainstream of America, while maintaining her Vietnamese identity. I was also afraid that she saw the world idealistically, as I have seen in comments and posts in this network. I was able to moderate her view by sharing my own understanding and struggle. Because she cares for social cause, she attains a much higher meaning for her own life.

I have always been curious about the Vietnamese attitudes and here what I found out- To start with, Vietnamese society is generally a zero-sum game society because of scarce resources when we grew up. Self-preservation is strong when you have a history of lack of basic necessities. For hundreds of years, we are under Confucius hierarchical power structures, with little internalization of civil right concepts. Sadly, as a society, we also have the superiority complex to people beneath us, and inferiority complex to others. Vietnamese society generally has a strong preference to whiteness. Historically, mixed kids in general were taunted and discriminated against in Vietnam, but the mixed Black kids were treated much worse than the mixed white kids in Vietnam. As immigrant Vietnamese, we had a clean slate to start with, unlike the shackled history of Black people. We, immigrants, have the will to rise and strongly value education. We live in our own world and prefer an orderly society. Many of us are limited in English so we primarily consume Vietnamese language sources, and can only comfortably navigate within our own Vietnamese community. Vietnamese community is generally right center leaning. The majority don’t read mainstream news because they are more comfortable with Vietnamese language and the news don’t fit with the Vietnamese center right perspective. Taking advantage of it, many far right groups manufacture, twist news to successfully drive the Vietnamese further right. Vietnamese are right now at the far right of American politics. Vietnamese also prefer an orderly society and tend to punish crimes more severely. Some of them are flat out racist.

All these explain why there is a huge generational gap between the young Vietnamese adults and their parents. It has been delightful for me to see the young Vietnamese adults who are educated in American universities, treat and view the world very differently than us elders. They live different lives than we have been with different conditions, and expectations. They are more civilized in their discussions, broader and layers deeper world view, with bigger hearts, and not bogged down with old ideology. This gives them better standing and much easier navigation in the American mainstream. When there are disagreements, they would together work on it to find the common point. My kids fit this mold. My dad told me ”Con hơn cha nhà có phúc”. That reminds me to not allow myself a fixed mindset. That is why I always enjoy my kids share with me what they know, as if I live their lives. In return, I gave them my perspective. Mutual benefits. I always told myself on my deathbed, I count my happiness with the moments I spend with my kids.
I would like to share my own #blm experience with my daughter, Thank you Dan and Ivy for you not getting tired of your Dad, and take me along on your journey.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo tin Reuter, quốc hội Nam Hàn hôm thứ Ba đã thông qua luật cấm tập tục ăn thịt chó lâu đời, có hiệu lực tuyệt đối vào năm 2027, đánh dấu sự kết thúc của một ngành công nghiệp đã không còn được ưa chuộng ở nước này. Luật mới, được thông qua với sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng trong Quốc hội, quy định việc nuôi, giết mổ và bán chó cho con người là bất hợp pháp.
Năm nay nước Mỹ có tổng tuyển cử vào ngày 5 tháng 11. Quan trọng nhất là bầu chọn tổng thống, toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và 33 nghị sĩ, tức một phần ba của số 100 dân cử tại Thượng viện. Kết quả sẽ định hình cho chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ trong bốn năm từ 2025 đến 2029...
Một nhóm, gồm 19 cựu thành viên Quốc hội thuộc đảng Cộng hòa đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi các tòa án xét xử “càng nhanh càng tốt” đối với bốn vụ án hình sự của Donald Trump vì lợi ích của đất nước. Các cựu Dân biểu Adam Kinzinger (R-Ill.), Barbara Comstock (R-Va.), Charles Dent (R-Pa.) và David Jolly (R-Fla.) nằm trong số những người bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về phản ứng của Trump đối với các cuộc truy tố của Trump đang kiểm tra “đề xuất cơ bản” của việc thành lập nước Mỹ rằng “chúng ta là một quốc gia của luật pháp, và do đó không có ai có thể đứng trên luật pháp”.
Đội ngũ pháp lý của cựu Tổng thống Trump hôm thứ Ba nói rằng ngay cả khi một tổng thống ra lệnh cho Đội Đặc Nhiệm SEAL 6 giết một đối thủ chính trị cũng sẽ là một hành động miễn tố, vì chức vụ Tổng Thống có quyền miễn trừ rộng rãi đối với việc truy tố hình sự. Tuyên bố miễn tố đó đưa ra bởi luật sư John Sauer của Trump, người đã trả lời bằng “có đủ điều kiện” rằng một cựu tổng thống sẽ không bị truy tố khi Tổng Thống ra lệnh giết đối thủ chính trị, và cũng miễn tố khi Tổng Thống bán các lệnh ân xá.
Vài ngày nữa là bầu cử Đài Loan. Phó Tổng thống Đài Loan và một ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của hòn đảo, Lai Ching‑te, hôm thứ Ba tuyên bố rằng Trung Quốc đang can thiệp vào tiến trình bỏ phiếu của lãnh thổ tranh chấp và cố gắng ảnh hưởng đến kết quả.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Reuters ghi nhận từ Vatican, rằng trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật, một quan chức cấp cao của Vatican và cố vấn của Đức Giáo Hoàng Francis cho biết Giáo hội Công giáo La Mã nên “nghiêm túc suy nghĩ” về việc cho phép các linh mục kết hôn. Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna của Malta, người cũng là thư ký phụ tá trong văn phòng giáo lý của Vatican, nói với tờ Times of Malta: “Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi nói điều này một cách công khai và nó có vẻ lạc giáo đối với một số người.”
Tờ Wall Street Journal đưa tin các giám đốc điều hành và thành viên hội đồng quản trị tại các công ty của Elon Musk lo ngại về việc sử dụng ma túy của ông. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, họ lo lắng thói quen sử dụng ma túy của ông "có thể gây ra những hậu quả lớn không chỉ cho sức khỏe của ông mà còn cho sáu công ty và khối tài sản hàng tỷ USD mà ông giám sát."
Hôm nay là tròn 3 năm bạo loạn 6/1/2021. Hôm nay Thứ Bảy 6/1/2024 đánh dấu kỷ niệm ba năm cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Chồng của cô Ashli Babbitt (một phụ nữ bạo loạn bị cảnh sát bắn chết ngày 6/1/2021) đã nộp đơn kiện đòi bồi thường 30 triệu đôla vì người vợ quá cố của anh chỉ bạo loạn để ủng hộ Trump. Báo The Hill loan tin, đơn kiện đòi bồi thường 30 triệu USD đã được đệ trình hôm thứ Năm bởi nhóm hoạt động bảo thủ Judicial Watch thay mặt cho Aaron Babbitt, chồng của Ashli Babbitt (bị an ninh bắn chết khi bạo loạn): đơn kiện chống lại chính phủ Hoa Kỳ, cáo buộc Trung úy Cảnh sát Capitol Michael Byrd về hành hung, và sơ suất khi nổ súng vào Ashli Babbitt, một người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump.
Một nhóm gồm 17 nhân viên trong ban vận động tái tranh cử năm 2024 của Tổng thống Biden đã ký vào một lá thư ẩn danh phản đối việc Biden ủng hộ chiến dịch Israel tàn sát người Palestine ở Gaza. Bức thư có đoạn: “Đồng lõa trong cái chết của hơn 20.000 người Palestine, trong đó có 8.200 trẻ em, đơn giản là không thể biện minh được”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.