Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Trần Quang Lộc Từ Trần

07/06/202007:35:00(Xem: 5264)
 
 
tqlNhạc sĩ Trần Quang Lộc năm 2010. (Photo: VB)
  

VŨNG TÀU (VB) -- Nhạc sĩ Trần Quang Lộc vừa từ trần tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hưởng thọ 72 tuổi. Nhạc sĩ Trần Quang Lộc vừa qua đời lúc 17h30 chiều ngày 7-6-2020 tại nhà riêng ở Bà Rịa - Vũng Tàu, sau một thời gian dài chống chọi với ung thư bàng quang và ung thư phổi.
Tin buồn này do nhiều báo trong nước phổ biến.
 
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Trần Quách Phước Nam - con trai nhạc sĩ Trần Quang Lộc - cho biết: "Bố chúng tôi đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản ở nhà đúng như mong muốn của ông. Trước đó, bố tôi nằm viện điều trị bệnh. Đến chiều nay, ông được đưa về nhà và ra đi hai tiếng sau đó".

Những ngày cuối đời, căn bệnh ung thư di căn khiến một bên mắt của ông bị hỏng. Phía bệnh viện dự định hội chẩn và hóa trị nhưng vì gia đình không có điều kiện nên không thể tiếp tục.
Cá nhân nhạc sĩ Trần Quang Lộc cũng mong muốn được trở về nhà, ra đi trong vòng tay của gia đình và ngôi nhà thân thuộc.

Theo Wikipedia, nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1949, tại Gio Linh, Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập nhạc đầu tiên của ông là "Hát trong dòng sông xưa" được xuất bản năm 1970.

Những bài hát của ông hầu hết đều mang sắc thái tình người, tình quê hương, như Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát... Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại trong nước và sống ở Vũng Tàu.

Ở trong nước, các sáng tác của ông được biết đến và biểu diễn thành công qua tiếng hát của Hồng Nhung và Thu Phương. Ở hải ngoại, các sáng tác của ông được thâu âm và trình diễn đầu tiên bởi Hương Lan.

Nhật Báo Việt Báo đã tường thuật một số sự kiện âm nhạc khi nhạc sĩ Trần Quang Lộc tới thăm Quận Cam trong năm 2010. Trong đó nổi bật là buổi ca nhạc Về Đây Nghe Em với các ca khúc đại diện cho phong cách nhạc Trần Quang Lộc vào đêm 12-12-2010, tại Saigon Performing Arts Center, thành phố Fountain Valley, ở Quận Cam, California.

Tham dự đêm nhạc Về Đây Nghe Em có nhiều ca nhạc sĩ khác, trong đó nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã hát chung với một vài người bạn cũ như Khánh Ly, Tuấn Ngọc, trong khi một số ca sĩ trẻ trình bày chừng 30 ca khúc trong khoảng 600 sáng tác của anh.

Nhà báo và là nhà phê bình nghệ thuật Đoàn Hưng (khi soạn nhạc, nhà báo này ký tên là nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc) trong bài giới thiệu đêm nhạc đã ghi nhận về nhạc sĩ tài danh này như sau.

Nhắc đến Trần Quang Lộc, hầu như những ai nghe ca khúc Việt Nam trước 1975 đều nhớ đến bài Về Đây Nghe Em. Giai điệu tuyệt đẹp, lời hát trong sáng và đầy tình quê Việt Nam đã khiến cho tác phẩm này bất tử đối với giới yêu nhạc:

“Về đây nghe em, về đây nghe em,
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc,
Kể chuyện tình bằng lời ca dao,
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới…”

Hoặc cùng tính chất thơ mộng như vậy là bài Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội, được nhiều người trong nước xem như một trong những ca khúc về Hà Nội trữ tình nhất, của một tác giả chưa ghé thăm Hà Nội bao giờ:

Tháng Tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em mùa thu Hà Nội, tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm…

Một tác giả chỉ cần một vài bài nhạc để đời như vậy, hẳn cũng đủ để mãn nguyện rồi, như Lê Thương với Hòn Vọng Phu, Lê Uyên Phương với Vũng Lầy Của Chúng Ta… Nhưng những ai biết Trần Quang Lộc nhiều hơn, đều đồng ý rằng thế giới âm nhạc của anh đa dạng hơn như vậy rất nhiều…

Trần Quang Lộc là một trong những thành viên của nhóm Du Ca Đà Nẵng. Những bài hát Đêm Hồi Động, Chia Phần, Ta Biết Gì Trên Quê Hương Ta… thể hiện đầy đủ những đau thương của quê hương Việt Nam trong cuộc nội chiến, cũng như nhiều bài du ca khác.

Trần Quang Lộc viết rất nhiều nhạc tình. Một trong những bản tình ca đặc trưng nhất của anh là Còn Tiếng Hát Gởi Người. Một dạng ca khúc hòan chỉnh, tròn trịa. Cũng giống như trong nhiều tác phẩm khác, tác giả đặt thêm điểm nhấn tuyệt hay trong câu hát cao trào:
“…Một vì sao vừa nghe vỡ nát, trong tâm hồn anh mềm như tơ…”

Các nốt thăng giáng do việc chuyển từ điệu thứ hòa âm sang giai điệu đã tạo ra một nỗi buồn chơi vơi, vô vọng, mà chỉ có những ai đã trải qua nỗi đau khi chia tay một cuộc tình mới thấm thía…

Trần Quang Lộc là một trong số ít tác giả đem dân ca vào trong ca khúc của mình thành công một cách tự nhiên. Anh kể rằng anh sinh ra ở Huế, quê anh ở Quảng Trị. Mẹ anh đã ru con mình bằng đủ các lời ru, điệu hò. Do đó, không ngạc nhiên khi bài Áo Hoa thể hiện đầy đủ cái đẹp của tiếng Huế, của dân ca Huế. Nhưng do rong ruổi trên khắp nẻo đường đất nước, Trần Quang Lộc cũng hát điệu Quan Họ trữ tình không kém trong bài Ngả Nón Trông Theo. Và biết bao người đã mủi lòng với câu hát âm hưởng Cải Lương Nam Bộ trong bài hát Tình Cờ:



“…Tình cờ, gặp lại nhau, dường như lâu lắm, rất quen nhau
Gặp lại nhau mắt vương nìềm đau, gặp lại nhau lúc sắp xa nhau…”

Anh kể lại rằng anh làm bài này trong một buổi chiều xuống phà Vàm Cống, tình cờ gặp lại người yêu cũ, nay đã tay bồng tay bế. Gặp nhau mà không nói năng gì. Gặp lại nhau cũng là lúc nhìn người xưa bước xuống bến phà đi khuất. Anh nói trong suốt khỏang 10 phút trên chuyến phà ấy, những nốt nhạc trong bản Tình Cờ đã vang sẵn lên trong đầu của anh rồi…

Còn một dòng ca khúc độc đáo nữa của Trần Quang Lộc mà ít người biết đến hơn, đó là những ca khúc của một Trần Quang Lộc lãng tử. Một Trần Quang Lộc phiêu bạc giang hồ, cơ cầu mưu sinh. Chỉ có những người đã từng chia vui xẻ buồn với anh ở Việt Nam trong khỏang hơn một thập niên sau biến cố 1975 mới được biết nhiều hơn về lọat bài hát này, và có nhận xét rằng “… đó mới chính là Trần Quang Lộc!”.

Trong những năm tháng khốn khó đó, cũng giống như nhiều người dân Việt Nam khác, anh đã phải chật vật với nợ áo cơm. Ở tù, vượt biên, đi lang bạc khắp nơi, kiếm sống bằng đủ phương tiện. Những khó khăn của cuộc đời không giết chết tâm hồn của người nghệ sĩ. Hình như câu hát, tiếng đàn trong thời gian đó là phương tiện để anh vượt khó, tiếp tục sống, buồn vui với đời. Tất cả sự tự do, phóng túng của người nghệ sĩ đã được nghêu ngao thành những dòng nhạc, thí dụ như bài Vỗ Đàn Hát Chơi:
…Chiều về trên đồi cao, vỗ đàn hát chơi, vỗ đàn hát chơi…
…Ta mua cho ta một phận nghèo, thương thay thương thay nợ áo cơm…
…Gõ đàn gõ đàn trong góc núi, Vỡ máu dâng đời những thanh tân…

Hoặc như bài hát Có Phải Xuân Về Không Em. Nếu như bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương thể hiện tòan bích những mùa xuân tràn đầy hạnh phúc, thì bài hát này của Trần Quang Lộc thể hiện được cái tâm xuân hào phóng của người nghệ sĩ trong những cái tết nghèo khó tại quê nhà vào đầu thập niên 80. Vẫn là những ly rượu xuân, nhưng những mùa xuân đó vẫn có cái gì ưu tư, hoài niệm:

…Em ơi mai nở, có tiếng nói cười, mùa xuân đã về rồi sao"
Đi qua phố chợ, mua dăm ly rượu, mừng xuân uống cho say đời…
Lô nhô bóng người, thấp thóang giữa đời, chào nhau chén rượu đầu môi
Quen thân lưu lạc, hát giữa phố người, bài ca ấm êm cho đời…
…Vui xuân năm này, thương xuân năm nào, gặp nhau nói chuyện ngày qua
…Em ơi xuân về, có tiếng nói cười, dường như có huông đổi thay…

Hoặc như trong ca khúc Chỉ Còn Bóng Đổ Dài. Anh kể rằng đã từng phải làm nghề xe đạp thồ để kiếm sống dưới Miền Tây. Trong một buổi chiều nghiêng bóng đổ, đơn độc trên chiếc xe đạp không có khách, anh đã hát bằng nỗi thống khổ sự của chính mình:

…Chỉ còn bóng đổ dài, ngày với ngày lại qua…
Lang thang từng con phố, bóng đổ, ngày lại quan…
…Làm sao em hiểu thấu, trong lòng anh điêu tàn…
…Trong lòng anh mới đổ, một bóng dài lẻ loi…

Bài hát viết ở cung La Thứ, nhưng kết thúc bằng nốt Re thăng, thể hiện trọn vẹn nỗi khắc khoải của tòan bản nhạc. Một thủ pháp kết phá cách quá độc đáo!

Nhạc của Trần Quang Lộc độc đáo, sử dụng khá nhiều thủ pháp âm nhạc, nhưng dễ nghe một cách tự nhiên. Lời nhạc của anh đơn giản, mộc mạc, giống như lời kể, ít dùng dùng sáo ngữ nên dễ cảm nhận. Vì sao người nhạc sĩ này lại có thê tạo được một phong cách riêng như vậy" Ta có thể hiểu được điều này qua bài thơ của thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật viết tặng Trần Quang Lộc, và sau đó được anh phổ thành bài hát Đàn Trong Tay Người:

Trong tay người hành khất mù
Tiếng đàn nghe dậy mối thù áo cơm
Tơ lòng đọ với sầu gươm
Đứt ra từng đọan tan thương ruột tằm

Tiếng đàn, lời ca của Trần Quang Lộc là tâm tình thật của người nghệ sĩ. Anh dùng nó để giải bày niềm hạnh phúc, nỗi đau của chính con tim mình. Những rung động, khắc khoải trong cuộc đời bật lên thành tiếng đàn, lời ca. Trước khi những bài hát này dành cho khán giả, nó chính là nỗi lòng của anh. Người nghệ sĩ thực thụ đúng là kiếp tằm nhả tơ, mỗi dòng nhạc là biết bao nỗi niềm. Trần Quang Lộc nói rằng khi làm nhạc, anh không để ý nhiều đến kỹ thuật, hòa âm, tiết điệu… Anh thấy giai điệu tự vang lên trong đầu theo từng cảm xúc của mình.
Phải sống, yêu thương, đau khổ trọn vẹn thì mới có thể làm nhạc chỉ bằng cảm xúc mà vẫn độc đáo đến như vậy. Và những người nghe, nếu đã từng sống trọn vẹn như thế, sẽ nghe nhạc Trần Quang Lộc với một sự đồng cảm sâu xa…

Nhà báo Đoàn Hưng ghi về cảm xúc riêng: "Chiều nhạc Trần Quang Lộc sẽ là một món quà đặc sắc dành cho khán giả trong những ngày cuối năm. Nhưng chắc chắn khán giả chỉ sẽ cảm nhận được một góc nhỏ của âm nhạc Trần Quang Lộc. Nếu mà có dịp, ngồi khề khà với anh qua một vài chén rượu đầu môi, nghe anh vỗ đàn hát chơi để kể lại những nổi trôi của cuộc đời, chúng ta mới nhìn thấy được một Trần Quang Lộc đích thực…"


 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
VOA: Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung đến Đức tị nạn. Theo Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Hôm 15/12, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung và gia đình đáp máy bay đến thành phố Frankfurt, Đức để định cư, ông cho VOA biết qua email. Nhà hoạt động nhân quyền Grace Bùi ở Thái Lan viết trên trang Facebook hôm 15/12 rằng ông Trung và gia đình đã rời khỏi Việt Nam trước đây và lánh nạn tại Thái Lan một thời gian trước khi đến Đức. “Khi còn ở Thái Lan thì Trung đã bị an ninh Việt Nam theo dõi và Đức đã cấp visa khẩn cấp cho Trung”, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ viết.
Hàng năm, người dân Hoa Kỳ mua khoảng 35 triệu đến 50 triệu cây Giáng sinh, và cũng có nhiều người mang cây Giáng sinh nhân tạo từ nhà kho ra để dùng trong mùa lễ hội. Theo các cuộc khảo sát, tổng cộng khoảng 3/4 số hộ gia đình ở Hoa Kỳ thường sở hữu một số loại cây Giáng sinh nào đó. Nhiều người thường thắc mắc loại nào thực tiễn hơn – cây thật hay cây nhân tạo? Vấn đề này gây tranh cãi khá nhiều, và câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi và những yếu tố được xem xét.
Trong thời điểm hiện tại, khi nói đến trí thông minh nhân tạo (AI), người ta thường nhắc đến nhiều điểm xấu hơn là điểm tốt. Người ta nói đến kịch bản “ngày tận thế” với máy tính siêu thông minh, nói đến việc AI đưa tin giả... Những cảnh báo này cũng đáng quan tâm. Nhưng trên thực tế, AI vẫn có tiềm năng to lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Theo trang mạng https://theconversation.com, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngày càng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ AI hơn để giải quyết các vấn đề đe dọa sức khỏe con người, môi trường, và an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu dự báo thị trường cho những công cụ này có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2032.
Mùa Giáng Sinh lại về. Nhiều gia đình bất kể theo truyền thống tôn giáo nào lại có những cây thông xanh hay cây Giáng Sinh (Christmas Tree) để trưng bày đón ngày Thiên Chúa giáng trần. Có người thắc mắc rằng truyền thống này có từ thời nào, bắt nguồn từ đâu? Hẳn là nó có liên hệ đến Ki Tô giáo? Theo trang mạng chuyên về lịch sử www.history.com, từ rất lâu trước khi đạo Thiên Chúa ra đời, những loài cây cối xanh quanh năm có một ý nghĩa đặc biệt đối với con người vào mùa đông. Giống như ngày nay trang trí nhà cửa trong mùa lễ hội bằng các loại cây thông, nhiều dân tộc cổ đại treo những cành cây thường xanh (evergreen) trên cửa ra vào và cửa sổ. Ở nhiều quốc gia, người ta tin rằng cây thường xanh sẽ xua đuổi phù thủy, ma quỷ, ma quỷ và bệnh tật.
Trong hàng loạt những hình ảnh về các ngôi nhà bị đánh bom hay đường phố bị tàn phá ở Gaza, có một số hình ảnh nổi bật với sự kinh hoàng tột độ: Những đứa trẻ bị bỏ rơi, mình mẩy nhuốm đầy máu. Với hàng triệu lượt xem trên các nền tảng trực tuyến, những hình ảnh này là những hình ảnh giả (deepfake) được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể thấy các manh mối chẳng hạn như ngón tay cong kỳ lạ hoặc đôi mắt lấp lánh ánh sáng không tự nhiên.
Cách đây gần 60 năm, học sinh sau khi đậu tú tài muốn vào Đại học Y khoa Sài Gòn phải thi vào dự bị y khoa được gọi là APM, viết tắt của “Année Prémédicale”, năm Tiền Y khoa và học ở Đại học Khoa học. Sinh viên thi vào rất đông, chừng 4000 đến 5000 người và sẽ tuyển chừng 200 người. Hồi đó chỉ có hai trường Y ở trong nước, một ở Sài Gòn và một ở Huế, mở sau trường Sài Gòn và ít người học hơn. Trường Dược (5 năm), Nha khoa (5 năm) là những trường riêng biệt cũng phải thi vào (được gọi là thi concours). Các ngành khác cũng qua concours như Sư phạm, Kiến trúc, Kỹ sư (Phú Thọ), hành chánh. Nghe nói thi vào trường (Học viện) Quốc gia Hành chánh tỷ lệ được chấp nhận còn thấp hơn vào trường Y khoa. Các trường Luật và Văn khoa theo chế độ đại học mở cửa của Pháp, không phải thi vào và sinh viên rất đông.
Thẩm phán Arthur Engoron, quan chức tư pháp giám sát vụ án gian lận dân sự trong đó Donald Trump bị buộc tội gian lận trong giao dịch bất động sản, được cho là đã di tản khỏi tòa án New York hôm thứ Tư sau khi một đám cháy nhỏ bùng lên tại tòa án 4 giờ sau khi phiên tòa xử Trump và Trump Organization có phiên điều trần.
Một nhân viên điều tra của quận hôm thứ Ba đã nói rằng tự tử là nguyên nhân cái chết của cô Emily Matson, người dẫn chương trình tin tức ở Pennsylvania, người đã chết sau khi bị một đoàn tàu xe lửa cán chết sáng thứ Hai ở thị trấn Fairview Township, theo The Erie Times-News và The New York Post. Điều tra viên quận Erie Lyell Cook nói với tờ Post hôm thứ Ba rằng bằng chứng là “không thể nghi ngờ” xung quanh cái chết của người dẫn chương trình tin tức địa phương 42 tuổi.
Đây là một dự án truyện tranh lịch sử do Zayplay Animation Studio của Thái Lan thực hiện. Thiên sử thi này lấy bối cảnh lịch sử và các nhân vật nổi tiếng trong giai đoạn thế kỷ mười tám và thế kỷ mười chín của các nước Đông Nam Á, dĩ nhiên bao gồm cả Việt Nam. Zayplay Animation Studio là một công ty truyền thông, họ thường tập trung vào chủ đề lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và thần thoại của người châu Á ở vùng đông và đông nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.