Hôm nay,  

Nhớ Ngoại

10/08/201900:00:00(Xem: 3452)
Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ:
Nhớ Ngoại
Chi Nguyễn

Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ  …  là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức, tâm sự ….  của bạn, hay chia sẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình, quê hương đất nước, … cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết  của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia sẻ của bạn.

Mùa lễ Vu Lan, mời quý vị độc giả đọc bài viết cảm động của tác giả Chi Nguyễn kể lại kỷ niệm với Bà Ngoại đã mất. Cám ơn bạn Chi Nguyễn đã chia sẻ bài viết cảm động với độc giả trang Gia Đình Việt Báo.

Nhớ Ngoại
Chi Nguyễn

Hồi tối ngồi xem Facebook của một người bạn thấy đăng cáo phó vợ ảnh mất mà tôi ngồi chảy nước mắt lại nhớ tới chuyện mất người thân của mình.

Tôi được 2 tuổi khi xảy ra biến cố năm 1975. Em trai được 6 tháng. Ba tôi bị triệu tập đi trình diện. Lúc đó ba và má tôi ở SG. Gia đình bên nội ở Cần Thơ và bên ngoại ở Mỹ Tho. Ba má tôi bàn với nhau đem gửi tôi cho bà ngoại vì ba tôi sợ má tôi lo cho 2 chị em tôi không nổi.

Mấy người cộng sản kêu ba tôi chuẩn bị đồ dùng đủ xài trong 2 tháng. Ba tôi đâu có ngờ 2 tháng đó té ra là 8 năm.
Nhà bà ngoại chỉ có một mình tôi và bà. Cậu tôi cũng đi tù cải tạo và dì đi dạy học ở Long An.

Sau này nuôi con tôi mới thấy nuôi một đứa trẻ không phải là chuyện dễ dàng. Không biết ngoại nuôi tôi như thế nào trong hoàn cảnh nghèo khổ khó khăn lúc đó.

Tôi đi học và biết đọc chữ. Thỉnh thoảng trong xóm có ai nhờ đọc thư thì tôi đi đọc giùm. Có lần đi đọc thư còn bị chó cắn nữa. Nhưng Ngoại rất vui và hãnh diện vì tôi giúp được các cô chú trong xóm.

Nhà ngoại nghèo không có đồng hồ, radio, tivi gì cả nhưng tôi chưa bao giờ đi học trễ. Ngoại coi bóng nắng chiếu lên thềm mà biết được giờ giấc rồi nhắc tôi đi học thôi.

Đồ chơi lúc nhỏ của tôi có nhiều món ngoại làm từ đất sét rồi phơi khô. Vậy mà tôi chơi vui vẻ sung sướng lắm.
Tôi học giỏi vì tự nghĩ thương ngoại ráng học cho ngoại mừng. Phần khác là lúc nào ngoại cũng nhắc nhở tôi là con của tù cải tạo phải học giỏi cho giống ba tôi.

Khi tôi được lên lớp 6 thì ba tôi được ra tù. Ba về Mỹ Tho đón tôi lên SG. Tôi thích lắm vì được lên SG học. Ngoại tôi buồn lắm nhưng chỉ khóc thầm mà không nói gì cho tôi biết. Dì tôi lúc đó được chuyển về dạy gần nhà nên biết được ngoại buồn lắm nhưng mà ngoại nói là phải trả tôi lại cho ba má tôi thôi.

Trước khi tôi lên SG thì ngoại lấy cái quần đen tốt nhất của Ngoại cắt lại và may thành quần nhỏ hơn cho vừa tôi. Tôi còn nhớ ngoại dặn tôi đừng nói cho ai nghe hết sợ người ta cười tôi.

Tôi quý cái quần đen đó lắm đi đâu cũng mặc.

Sau này ngoại dọn lên SG và sống chung với tôi được vài năm. Lúc đó tôi còn đi học. Ngoại cứ nói là "Sao mà mày cứ học hoài không biết tao còn sống tới lúc mày đi làm nuôi tao không? "

Ngoại mất vài năm sau đó. Lúc đó tôi vẫn chưa đi làm mà còn học năm cuối đại học.

Giờ ngoại đã mất hơn 20 năm rồi mà mỗi lần nghĩ tới tim tôi vẫn còn đau thắt. Tôi cảm thấy ngoại lo cho tôi quá nhiều mà tôi chưa lo lại gì được cho ngoại.

Ngoại ơi, con mong ngoại được an nghĩ an lành và tiếp tục làm thiên thần bảo bọc cho con cho tới ngày con được gặp lại ngoại.

Chi Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
22/03/202013:57:10
Khách
Cảm ơn con nhiều, Chi Nguyễn. Bác đã đọc nhiều lần bài " Nhớ Ngoại " của con,Bài viết rất cô đọng và súc tích, dạt dào tình yêu thương của bà ngoại khiến bác đọc qua rồi mà vẫn còn thấy một dư âm sâu lắng, một sự luyến tiếc khôn nguôi. Bác tạm mượn câu thơ của bác gái để hình dung sự luyến tiếc đó :

" Ước gì được cánh thiên thần nhỏ "
" Trở lại thời thơ, lứa tuổi hồng."

để bà cháu mãi sống bên nhau, hạnh phúc trong vòng tay của ngoại !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải hành hương đến Phật Quang Sơn tại Đài Loan vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2019. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Vợ nhắn tin cho chồng mách tội đứa con trai ở nhà hư hỏng. Chồng nhận được tin nhắn lại: - "EM LA CON DI'
Sự thiếu thành thật gây cho ta sự căng thẳng triền miên. Tại sao? Vì trong tâm của ta luôn luôn mang theo nổi lo sợ bị dấu kín là một ngày nào đó sự thiếu thành thật của mình bị lộ ra.
Anh Thư thương yêu của mẹ! Sáng nay là một buổi sáng rất tuyệt diệu trong cuộc đời của mẹ: thức dậy vào lúc 5:30 sáng và được đọc một tin nhắn của con. Rồi suốt cả ngày, mẹ đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, lần nào mẹ cũng không cầm được nước mắt vì xúc động!
Cháu Khôi Nguyễn ngồi chơi trên vách đá dọc theo đường biển San Francisco. Cảm ơn cô Trinh đã gửi hình cho Mục Gia Đình Việt Báo.
Trong đời có những ngày nắng đẹp khiến mình không bao giờ quên.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Cá kho nghệ là món ăn hết sức độc đáo, được ưa chuộng trong mỗi bữa ăn không chỉ bởi độ thơm ngon mà còn bởi món ăn này rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
Hôm nay tôi sẽ cười. Tôi sẽ cười vào thế giới. Nhất là tôi sẽ cười vào chính mình. Khi tôi cười, tôi ăn dễ tiêu hơn, đời sống của tôi sẽ được kéo dài hơn và những lo buồn sẽ nhẹ đi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.