Hôm nay,  

Gia Đình Suy Ngẫm: Ngục Tù Ngôn Ngữ, Ăn Nói...

18/05/201900:00:00(Xem: 2719)
Thành Lacey

 
Bài 1: Tự giam vào “ngục tù ngôn ngữ”
 

Càng sống lâu, chúng ta đều có thể làm cho chính mình nhận ra rằng sự trưởng thành đòi hỏi ta thay đổi về quan niệm của mình khi tuổi đời của ta gia tăng.

 Chúng ta nhận ra rằng sự thiếu trưởng thành là khi một cá nhân mà thân thể của người đó phát triển theo thời gian nhưng sự suy nghỉ của họ lại bị “chai cứng”.  Thường người ta tạo ra một ý nghỉ và diển tả nó, nói ra nó trước khi nó chín muồi.  Rồi họ lại làm thêm một lỗi lầm nữa khi “thề trung thành” với ý nghỉ đó và cứ nhắm vào mục tiêu đó.  Khi ý nghĩ đó đã định hình thì nó trở nên cứng chặt như xi măng.  Đó là cách mà người ta tạo ra ngục tù ngôn ngữ cho mình.  Họ như là đang trên con đường với ‘sứ mạng’ chứng tỏ cho người khác là những gì mình nói ra là đúng.

Trong số những ‘ngục tù của lời nói ra’ là:

  • “Tóc tai của tôi quá xấu tệ – không cách nào, không ai làm cho nó đẹp được.”
  • “Tôi không thể tập trung vào bất cứ điều gì hơn ba mươi giây.”
  • “Tôi nấu ăn tệ nhứt.  Không ai tệ bằng.”
  • “Tôi không có thời gian để tập thể dục.”
  • “Tôi bị ‘ hết xí quách’.  Hết làm gì nổi.”
  • “Tôi không bao giờ tha thứ cho họ.”
  • “Tôi không tin được đàn ông /đàn bà.”
  • “Tôi không bao giờ hạnh phúc trừ phi...”
  • “Tôi không thích đi nhà thờ/nhà chùa.”. ..

Khi ta xác quyết với chính mình như vậy ta tự xây nhà giam cho chính mình và không thoát ra khỏi chính mình để còn có cơ hội hay ý chí cầu tiến nữa.

*

Bài 2: Bản tự kiểm việc “ăn nói” hằng ngày của ta

  • Ta có dùng lời mềm mỏng để làm hạ sự căng thẳng, nóng giận hay tranh cải không?
  • Ta có dùng lời cay độc để hạ thấp người khác không?
  • Ta có dùng lời đầy khuyến khích để nâng đở người khác không?
  • Có nói lời nói đúng, vào đúng lúc, để khuyến khích hay ủng hộ người khác không?
  • Có tìm cách để làm ý kiến của ta dễ được chấp nhận không?
  • Ta có dùng lời thuyết phục chớ không đầy vẻ uy quyền và bắt buộc trong lời nói không?
  • Có nghe kỷ trước khi trả lời hay trả lời trước khi nghe kỷ?
  • Có nói ra lời khôn ngoan và công bằng không?
  • Ta có chậm nói hay vội vã khi phát biểu ý kiến mình không?
  • Có nói lên Sự Thật mà không phóng đại hay lừa dối không.
  • Thành Lacey (viết theo Steven K. Scott)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lái xe khoảng nữa tiếng tôi bất ngờ thấy căn nhà phía trước còn ánh đèn lấp lánh và dòng chữ “Cà Phê Mai – OPEN”
Từ phải, Katsurajun, HT Thích Trí Quảng, Le Vinh, Thầy Triệt Học Trần Dục Giang.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ
Thịt ếch chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể chúng ta như: protein, vitamin, canxi,…
Bạn hãy tưởng tượng là trong tâm trí của mình có hai con sư tử, một con là của sự sợ hãi và một con là của đức tin. Bạn hãy tưởng tựơng thêm là lời nói của mình là thức ăn cho con sư tử.
Huy là đứa học trò đặc biệt của lớp học đầu tiên khi tôi ra trường. Đặc biệt vì nhà Huy đi kinh tế mới, lận đận mấy năm dài, rồi dắt díu nhau về, nên Huy trở lại đi học muộn màng.
Ngày đi học đầu tiên của bé Jamie, 3 tuổi rưỡi, tại Trường OC Montessori School. Cảm ơn Tiffany gửi hình cho Việt Báo.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ
Đây là những nguên tắc đưa ta tới thành công theo những người đã thành công rực rỡ trong các lãnh vực đầu tư và kinh doanh của Mỹ như Sir John Templeton, Art Linkletter:
Sáng nay thấy khí trời trở lạnh, những chiếc lá sắp đổi mầu như báo hiệu mùa thu trở lại khiến mình nghĩ tới những sợi tóc bạc lưa thưa như thấy một đời người qua nhanh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.