Hôm nay,  

Unicode Là Gì? Lợi Ích Và Sự Giới Hạn Của Unicode?

7/12/200200:00:00(View: 14451)

Gần đây, giới sử dụng máy điện toán và Internet đang có những bàn tán về Unicode (Universal Code), vì đa số chúng ta đều mong muốn có một Bộ Chữ Việt Tiêu Chuẩn để tiện trong việc trao đổi với nhau. Một số người sử dụng hiện đang băn khoăn và thắc mắc: “Không biết có nên dùng tiếng Việt với Unicode hay không"”. Vậy Unicode là gì và công dụng của nó như thế nào"

Với sự phát triển không ngừng của máy computer, bảng mã Unicode được hỗ trợ bởi một số công ty có tên tuổi trên thị trường như: Apple, IBM, Microsoft, Oracle, Sun, Sybase, Unisys,... tiện dụng trong việc hiện các mẫu tự lên trên màn ảnh cho nhiều ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới, trong đó cũng có những mẫu tự có dấu tiếng Việt. Bằng trực giác, chúng ta có thể nghĩ rằng trong một tương lai gần, mọi ngôn ngữ sẽ được dùng chung một bộ chữ tiêu chuẩn quốc tế nếu mọi người đồng ý chấp nhận và sử dụng nó. Nhưng điều đáng tiếc là các công ty software của Mỹ lại không bận tâm và để ý gì về Unicode, là do nhu cầu thị trường tại Mỹ chỉ dùng những ký tự Latin không dấu (alphabet), cho nên bảng mã Unicode chưa thể áp dụng được với các software mà hiện nay đã và đang có trên thị trường.

Công ty Microsoft cung cấp các font Unicode trong các ấn bản Windows mới chẳng hạn: Windows 98 SE (Second Edition), Windows 2000, ME và XP như là một bộ font tiêu chuẩn, để giúp người sử dụng có thể thấy và trình bày trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau, ngoài ra cũng tiện lợi trong việc liên lạc và trao đổi thông tin, v.v. thí dụ như: email và trang Web trên Internet. Các font Unicode này sẽ giúp người sử dụng có khả năng trao đổi tài liệu với nhau mà không cần phải cài đặt thêm bất kỳ bộ font chữ tiếng Việt nào khác. Nếu chỉ dùng để hiện trên màn ảnh hoặc trao đổi tài liệu như là một tiêu chuẩn quốc tế thì liệu Unicode có đáp ứng đủ những gì chúng ta mong muốn hay không" Điều bất lợi, khi dùng Unicode có dấu tiếng Việt hiện nay người sử dụng vẫn chưa có thể in ra dấu trực tiếp từ các trang Web hoặc từ email được, do khả năng giới hạn của đa số máy in không cho phép in font Unicode, hoặc do máy người dùng không có một trong những ấn bản Windows được đề cập ở phần trên.

Ngoài ra, Unicode chỉ vỏn vẹn có vài font như: Arial, Times New Roman, Courier New và Tahoma, cho nên rất thiếu thốn để trình bày một trang quảng cáo, graphic-art-design hoặc trong lãnh vực ấn loát, v.v... Ngoài ra các sản phẩm nổi tiếng như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, CorelDraw, PageMaker, QuarkXpress và còn nhiều chương trình khác nữa không cho phép hiện lên trên màn ảnh và in ra font Unicode với đúng dấu chữ Việt.

Thoạt đầu, đa số chúng ta cứ nghĩ rằng Unicode sẽ thay thế mọi font chữ tiếng Việt đang thịnh hành trên thị trường nhưng thực tế lại là một chuyện khác. Unicode với bảng chữ tiếng Việt vẫn còn rất nhiều giới hạn vì nó chỉ mới là khởi đầu và chỉ mới chập chững những bước đi đầu tiên, có thể phải đợi thêm một thời gian nữa.

Nếu bạn là một nhà trình bày, ấn loát chuyên nghiệp hẳn bạn sẽ không lệ thuộc vào Unicode vì nó chưa thể giúp bạn trình bày một bản in đẹp với nhiều kiểu chữ tiếng Việt như ý mình muốn. Nếu các bạn là một Webmaster, hẳn bạn cũng không lạ gì trên thị trường còn rất nhiều sản phẩm nổi tiếng để trình bầy, thiết kế trang Web như Dreamweaver, Adobe GoLive... chưa có khả năng hổ trợ Unicode. Ngoài ra còn rất nhiều database engine nổi tiếng như SQL, mySQL... chưa hỗ trợ Unicode, hoặc một vài database engines khác chỉ hỗ trợ một phần, làm cho việc lưu trữ tiếng Việt bằng Unicode trong các dạng database này rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Hơn nữa, để chuyển đổi những trang web có sẵn từ những chữ Việt khác nhau về Unicode, bạn vẫn đang gặp khó khăn trong công việc này. Nếu bạn là một người viết lách và soạn thảo tiếng Việt, hẳn bạn cũng cần một chương trình đánh máy nhanh và tiện dụng để có thể kiểm tra lỗi chính tả cho một bài viết dài hơn cả chục trang, và trên thị trường Unicode chưa có một phương tiện nào giúp bạn làm việc này.

Nói cho cùng, dùng Unicode chỉ giúp bạn trao đổi email, trình bày nội dung tiếng Việt trên Internet một cách tiện lợi mà người dùng không cần phải download một font tiếng Việt nào cả nhưng họ vẫn chưa thể in ra dấu tiếng Việt được (chỉ in ra dấu chấm hỏi """ thay vì chữ có dấu chữ Việt). Với các font Unicode. Bạn phải cần một program để đánh ra dấu tiếng Việt cho các font này (Vietnamese Keyboard), chuyển đổi các tài liệu, bài viết đã được soạn bằng những bộ font chữ Việt khác về font Unicode (Conversion program) và kiểm tra lỗi chính tả Unicode (Spelling checker) sau khi đã đánh máy xong.

Với những giới hạn của UNICODE (font), là một người làm việc hàng ngày với tiếng Việt, bạn vẫn phải cần một bộ chữ tiếng Việt chuyên nghiệp có tính cách thương mại như VNI hoặc các bộ chữ Việt khác đã có mặt trên thị trường như: VNU, VNILabs. Hơn nữa, như được biết VNI Software (714) 891-7656 hiện đang có cả hai đặc điểm trên là hổ trợ Unicode cùng có hàng trăm font của VNI sẽ giúp người sử dụng uyển chuyển hơn trong việc áp dụng và phát huy tiếng Việt trong nhiều lãnh vực một cách hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về Unicode.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
có thể một màn kịch được dựng lên để che dấu nhiều bí mật bên trong giữa những dàn xếp của Hoa Kỳ với đảng Cộng Sản Trung Quốc thông qua sự cố Trùng Khánh nhằm giúp cho ông Tập an vị
Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế.
Ba ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu hôm Chủ Nhật với vị khôi nguyên Nobel Hòa Bình nói chuyện về sự sáng tạo và từ bi trước đám đông tụ tập tại Trung Tâm Honda ở Thành Phố Anaheim.
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975.
Hình ảnh mới chụp tuần này cho thấy Trung Quốc đang xây dựng những gì trông giống như các căn cứ quân sự trên đảo bồi đắp ở Biển Đông, một tiến triển có khả năng làm tăng thêm sự quan tâm của Hoa Kỳ và các nước láng giềng Á Châu.
Hành động lấn chiếm của Trung Quốc đã gặp phải sự chống đối mạnh mẻ từ các quốc gia Đông Nam Á, các quốc gia Đông Á, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi và các quốc gia G7.
Mỹ đã nhận định, cách làm của Trung Quốc nhằm chiếm cứ khu vực Biển Đông đã diễn ra với “tốc độ cực kỳ nhanh và quy mô lớn” hơn nhiều so với các nước có đảo ở Biển Đông.
“Chước cám dỗ / Chân con miệng hố / Phù hộ / Mẹ. Maria. Phù hộ / Mẹ. Maria.” Bóng tối. Hình tượng người tù trong cùm chuyển động theo tiếng hát Khánh Ly. Chương trình “Gội Đầu/Bay” đã bắt đầu như vậy tại Samueli Theater, Segertrom Center for the Arts, Costa Mesa, chiều Thứ Bảy, 30 tháng 5 năm 2015.
Hơn 20 triệu cư dân ĐBSCL đang trước nguy cơ: mất nguồn nước ngọt, mất nguồn phù sa, và cả vùng châu thổ phì nhiêu đang chìm dần trong biển mặn
"40 Năm sau chiến tranh Việt Nam, Agheta Pleijel đọc sách Nhã Ca về Huế: Tại sao cuộc thảm sát tại Huế bị thế giới quên lãng?" là tựa đề bài viết của Agneta Pleijel, nhà văn nữ Thụy Điển hàng đầu, nguyên chủ tịch Văn Bút và hiện là thành viên Hàn Lâm Viện.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.