Hôm nay,  

César Frank: Symphony In Dm

6/10/200600:00:00(View: 3737)

Hôm Lễ Phục Sinh, Chúa thương cho một viên ngọc quý. Số là sau bữa ăn chiều mừng Chúa sống lại, trong lúc cánh mấy bà kéo vô phòng khoe kim cương hột xoàng, cánh mấy ông bèn di tản ra smoking room phì phà thuốc lác cỏ nhác và chuyện ngẫu. Chính khi ấy cái máy hát thổ tả của gia chủ vốn đang chạy rỉ rả ran-đum tùm lum, đột nhiên chạy vô một tiết điệu êm ái và rất quyến rũ...bum bùm búm bum bùm, đều đều và thong thả. Điều đáng nói là tự nhiên thấy cái chưng nhịp theo nhẹ nhẹ, bum bùm búm bum bùm, như  có ma. Tui có ý tự nhủ đặng nghe hết bản sẽ tìm cho được danh tính của bản này.

Trả lời câu hỏi, gia chủ trao cho hộp an-bom và nói luôn " Ông tự tìm lấy nghen, mua onsale ở Wal-Mart từ hồi nào bây giờ mới quăng dzô thử. Nghe cũng chẳng ra làm sao… Thích hả…Thì giữ lấy mà nghe." Dù sao, cái hộp cd đã cho biết vài điều. An-bom này có cái tên lãng mạn For Lovers by Candlelight. Đoạn nhạc trên là Allegretto, trích từ chương 2 bản Symphony cung Dm của César Frank. Ngoài ra không ghi chú gì về dàn nhạc hay nhạc trưởng gì ráo trọi.Nhờ chút thông tin quý báu ấy, tui đã tậu cho mình một cd đàng hoàng do dàn nhạc Montreal chơi, Charles Dutoit phụ trách, hãng dĩa London sản xuất. Trời không phụ kẻ có lòng thành, càng nghe tui thấy càng hấp dẫn hơn.

Mới bữa trước có ông bạn sành âm nhạc ghé chơi. Tui có ý để cd này vô mà không quảng cáo rùm beng nhưng để ý coi phản ứng của chả. A ha, cái chưng của hắn. Tệ hơn nữa chả còn nhịp miệng theo bum bùm búm bum bùm. Hồi sau vừa dứt bản, chả nói luôn " Nhạc của "thằng nào" khá vậy ta."

Cho nên, tôi tự tin mà nói "César Frank khá thiệt."

Thoạt đầu tiết điệu trên được harp và dàn giây cùng "búng", tiếng trầm, âm lượng dầy. Sau đó kèn cor d'anglais thổi lướt lên trên, mới êm làm sao. Tui cho là ổng phối hợp khí giới tài tình. Mà mấy ông thầy phê bình cũng khen như vậy trong sách vở. Đâu vào phút thứ hai, ổng cho hắc tiêu và kèn gọi chó chơi theme thứ hai. Rồi hai theme này quần đi quần lại một chập, ổng coda và kết ở tông chính Bb. Ổng viết đúng theo bài bản mà sách vở hướng dẫn về nghệ thuật viết symphony có nói. Hèn gì mà mấy ông thầy khen nhặng lên, đây là đúng điệu symphony mà Tây lần đầu tiên có kể từ ngay ông Beethoven xướng loạn một lèo chín bản độc chiêu làm ngất ngư thiên hạ trời Âu.

Của đáng tội trước ổng ở Tây có bản Symphonie Fantastique (1845) của Berlioz, Organ Symphony (1886) của Saint-Saens nghe rất tới; và ít nổi tiếng hơn là Symphonie sur un chant montagnard francais (1886) của Vincent d'Indy. Bản đầu thì thuộc loại program music; hai bản sau tuy là ở thể symphony nhưng nghiêng về organ (Saint-Saens) và piano (d'Indy). Nghỉa là phối hợp với thể concerto, nói cách khác đó là những bản giao hưởng nửa nạc nửa mỡ. Nói cách khác nữa là tới khi Frank hoàn tất Symphonie en ré mineur vào năm 1888 với đầy đủ các món ăn chơi, mọi người mới gật gù Tây nó có hàng thiệt.

Một chuyên vui bên lề. Frank dậy ở trường Conservatoire de Paris từ năm 1872. Một trong những học trò của ông là d'Indy. Bản Symphony của d'Indy xuất bản trước và ông thầy lớn học được vài chiêu từ tác phẩm của ông trò. Dĩ nhiên điều này không quan trọng gì trong việc đánh giá tác phẩm của hai ông thầy. Các nhà phê bình cho là ảnh hưởng của César Frank bao trùm nhiều thế hệ, từ Debussy tới Messiaen, do việc đánh thức lại thẩm mỹ "thuần nhạc" đặc biệt của người Tây.

Đó là ông học giả Michael Kennedy nói như thế. Tui không có ý kiến. Nhưng có một điều tui đoan chắc với chính mình, luôn với ông bạn sành nghe nhạc kể trên, là viên hột xoàng của bà xã tui chắt chiêu mua được cũng không to tát gì cho lắm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhắc đến hoạ sĩ Đinh Cường, khách thưởng ngoạn nghệ thuật ở miền Nam Việt Nam trong thập niên sáu mươi, bảy mươi, hầu như ai cũng biết đến ông.
Những ai đã từng có dịp gần gũi với họa sĩ/ thi sĩ Đinh Cường đều có một nhận xét chung: Đinh Cường là một người hoàn hảo, cả về tài năng lẫn đức độ.
Em mơ còn nằm trong cái xe thùng chở em sang đây. Đứa con gái nằm ngay bên cạnh em chết ngạt...
Đã biết rồi anh sẽ đi, nhưng khi hay tin, lòng vẫn không tránh khỏi bàng hoàng, tiếc nuối. Xin đăng tải bài này như một lời chia tay với Họa sĩ Đinh Cường
Bản Cáo Phó của gia đình phổ biến cho biết họa sĩ Đinh Cường có pháp danh Quảng Thái, đã từ trần ngày 7 tháng 1 năm 2016 tại Fairfax, Virginia, hưởng thọ 76 tuổi.
Ba nhân vật mà tôi đặc biệt có thiện cảm, trong thời gian gần đây, là bà Lê Linh Lan, ông Nguyễn Hoằng, và ông Nguyễn Thanh Sơn.
Bài học lịch sử từ hải chiến Hoàng Sa: Đừng trông cậy vào ngoại viện, Dân chủ hóa hay mất nước, Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia để khỏi bị “Phần Lan Hóa” (Finlandization)
Máy bay, tàu chiến của Mỹ, Úc đã riêng rẻ tuần tra Biển Đông. Có thể cả Nhật Bản, Ấn Độ cũng sẽ hiện diện ở khu vực này.
Trong năm vừa qua, điều đáng ghi nhận nhất là chế độ cộng sản chưa đi đến chỗ tan vỡ nhưng bị nhân dân chống đối một cách mãnh liệt
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.