Hôm nay,  

Phật Giáo Hòa Hảo và Dòng Sống Dân Tộc

8/11/201800:00:00(View: 3807)
Bửu Nghiêm

 
Năm 1945 (Ất Dậu), khi thế giới đấm chìm trong cuộc chiến khốc liệt của đệ Nhị Thế Chiến, Việt Nam tuy không chính thức rơi vào trận địa tranh giành giữa các thế lực của trục Phát xít và Đồng minh, nhưng cũng không tránh khỏi bị tàn phá bởi chiến tranh. Cửa nhà tan nát, dân chúng lầm than vì ảnh hưởng gần trăm năm bị trị bởi Thực Dân Pháp và quân Phiệt Nhật Bản. Mặc dù Việt Nam không phải là trận địa chiến thực thụ nhưng lại là căn cứ điểm hậu cần, là bàn đạp tiến công của quân Nhật ở Bình Dương.

Chính vì sách lược ấy mà nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ.  Là đất nước nông nghiệp mà đồng ruộng lại bỏ hoang, nhân dân đói khát, hằng triệu người chết vì đói, nên mỗi khi nhớ đến mọi người bảo trận đói Ất Dậu là thảm trạng đau thương kinh khiếp nhất trong lịch sử Việt Nam.

Để giảm bớt đau thương cho đồng bào Miền Bắc và ổn định kế sách lâu dài, nên vào tháng 5/Ất Dậu (1945), trở về quê từ Sài Gòn, Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH mở cuộc thuyết pháp khuyến nông trên khắp các tỉnh Miền Tây Việt Nam. Là vựa lúa của cả nước mà giờ đây ruộng trống đồng hoang, ngoài việc khơi dậy mối từ tâm kêu gọi đồng bào các giới ra tay cứu giúp người nghèo đói, Ngài còn :

 
“Cả kêu Điền chủ Phú nông

Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang

Muốn cứu khỏi tai nàn của nước

No dạ dày là chước đầu tiên

Nam Kỳ đâu phải sống riêng

Mà còn cung cấp cho miền Bắc Trung”
 

Tháng 6/ Ất Dậu 1945, kết thúc công cuộc khuyến nông, trên đường về Sài Gòn cùng ngồi xe với Đức Thầy có ông Nguyễn Xuân Thiếp là thi sĩ tài danh đất Sài Thành với bút hiệu Việt Châu đã trao cho Đức Thầy tập thơ xuất sắc “Lông Ngỗng Gieo Tình”, kể lại chuyện tình duyên giữa Trọng Thủy và Mỵ  Châu mà ông đã sáng tác. Đức Thầy cầm tập thơ trên tay cất giọng ngâm hai câu thơ để phê bình gián tiếp áng văn kiệt tác của ông:

“Mỵ Châu ơi hỡi Mỵ Châu ,

Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha”

Liền đó Đức Thầy bảo ông Việt Châu thử làm thi tả cảnh ngồi xe trên đường về Sài Gòn. Thấy ông thi sĩ nặn óc mãi mà không ra thơ, Đức Thầy liền ứng khẩu đọc bài dưới đây:

 
“Xe về chở theo chàng thi sĩ,

Bảo làm thi nghĩ mãi không ra.

Vậy mà giữa chốn phồn hoa

Vang danh thi sĩ hiệu là Việt Châu.

Quen thói viết thơ sầu thơ cảm,

Không dìu dân hắc ám qua truông.

Ngâm nga giọng quá ưu buồn,

Làm cho độc giả quay cuồng mê ly.

Theo dõi gót từ bi mấy bữa,

Phàm tâm kia đã rửa hay chăng?

Đương cơn sóng dậy đất bằng,

Thi nhân đứng ngó để Tăng Sĩ làm.

Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật đà nam mô.

Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật,

Bụi hồng trần rứt sạch cửa không.

Chuông linh ngân tiếng đại đồng,

Ta Bà thế giới sắc không một màu.

Sài Gòn đến, trống lầu đã trở

Đề huề nhau cửa mở xuống xe

Khuyến nông chấm dứt mùa hè”.

 
Bảy mươi ba năm, ba phần tư thế kỷ, kể từ ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ mở cuộc thuyết pháp khuyến nông. Nay nhìn lại vào thực tại đau thương, đói khổ, những cảnh chết chóc thảm sầu của thời quá khứ và hiện tại không giống nhau về sự kinh hoàng ở thực trạng, nhưng nguy cơ khốc hại vẫn luôn tiềm ẩn, khi những ai là con dân đất Việt luôn quan tâm đến hiện tình đất nước, ưu tư khắc khoải trước những gì đã, đang và sắp xảy ra đối với dân tộc Việt Nam.

Đất nước giờ đây đang cơn hấp hối, chính trị, xã hội,văn hóa, kinh tế ngày càng lệ thuộc sâu vào bàn tay vấy máu của bọn Tàu phù. Thực phẩm bẩn tràn lan mang mầm độc hại dân ta. Các khu kinh tế sản xuất thuộc công ty Trung Quốc mặc tình xả thải tiêu diệt môi sinh; Biển rừng đang chết từng ngày. Cuộc sống ngư dân luôn bị đoe đọa mỗi khi ra khơi bám biển. Chủ quyền lãnh thổ từ đất liền cho đến biển đảo đã và sắp mất dần qua âm mưu xâm lược bằng chiêu bài hữu nghị Bốn Tốt Mười Sáu Chữ Vàng. Hằng ngày tiếng kêu than của hàng vạn dân oan mất đất mất nhà, không còn cả cuộc sống của một con người đúng nghĩa. Quan tham thì ngất ngưỡng trên cao, dân đen gồng mình rên xiết dưới sự đàn áp tàn bạo mỗi khi kêu oan tìm công lý. Rồi đây dân tộc Việt Nam sẽ trở thành vong nô mất nước.


Lần dỡ những trang thi văn giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhất là những bài thi do Ngài sáng tác vào những năm 1945-1947, chúng ta không khỏi cảm thương cho dân tộc Việt Nam, - một dân tộc nhỏ bé, lãnh thổ không rộng lớn, nhưng sao lại có được sức chịu đựng phi thường, ý chí đấu tranh tự tồn trước mọi thế lực ngoại xâm, thoát khỏi ách nô lệ đồng hóa suốt ngàn năm Bắc thuộc. Có lẽ tinh thần sắc son ấy được un đúc và truyền thừa từ thuở các vua Hùng dựng nước. Đành rằng theo dòng lịch sử, quốc gia nào, dân tộc nào cũng phải trải qua những lúc thăng trầm vinh nhục do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, do chính sách sai lầm hay áp lực ngoại xâm. Nhưng nhìn chung những khúc quanh lịch sử của dân tộc mỗi khi bước vào thời kỳ đen tối lại nổi lên ý chí kiên cường bất khuất, chung ý chí chung lòng của cả dân tộc, từ đó khôi phục lại giang san, dựng xây tính độc lập tự tồn qua bao thế hệ.

Hai câu thi :

“Mỵ Châu ơi hỡi Mỵ Châu ,

Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha”

 
Mà khi xưa Đức Huỳnh Giáo Chủ đã ngâm, nghe sao tê tái quá, cũng vì bản chất hiếu hòa của người dân Việt mà An Dương Vương  đã có sách lược sai lầm đưa dân tộc Lạc Hồng bước vào thời kỳ đầu Bắc thuộc ngàn năm. Để sửa chữa những sai lầm ấy tiền nhân đã qua bao thế hệ đã đổ biết bao xương trắng máu đào để giành lại mảnh đất giang san gấm vóc cho thế hệ hôm nay. Những Trưng Trắc Trưng Nhị, Lê Lợi, Lý Thường Kiêt, Hưng Đạo Đại Vương, Quang Trung Nguyễn Huệ… đã làm rạng danh Hồng Lạc. Những chiến tích huy hoàng thắm máu cha ông còn đó, những lời chiếu ban truyền về bổn phận con dân cho đến quan phụ mẫu trong nhiệm vụ giữ gìn cương thổ quốc gia của Vua Trần vẫn còn nguyên giá trị.

Thế mà giờ đây cả dân tộc Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn lao, chết hay làm nô lệ chấp nhận kiếp vong nô trên chính quê hương của mình, khi mà những mật ước, hiệp định, những đặc khu…đang dần được thực hiện giữa nhà cầm quyền csVN và bọn bành trướng xâm lược csTQ.

 
“Mỵ Châu ơi hỡi  Mỵ Châu,

Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha”

 
Hai câu thi ngắn ngủi mở đầu cho bài thi mà Đức Giáo Chủ đề tặng thi sĩ Việt Châu trên đường đi khuyến nông, có lễ không chỉ là sự ngẫu hứng hay “ Tức cảnh thi nhân nhả một bài” mà nhằm tiên báo và gợi ý cho thế hệ mai sau hãy lấy kinh nghiệm máu xương của tiền nhân làm bài học trong công cuộc giữ nước, và quan hệ ngoại giao, không để một lần nữa quá khứ lập lại “Nỏ thần lầm trao tay giặc”.

Một sai lầm đánh đổi ngàn năm nô lệ, dân tộc Việt Nam đã quá thừa kinh nghiệm, nhưng nay nếu “Nỏ Thần” được trao vào tay giặc thì không phải là sự lầm lẫn mà là sự phản quốc trắng trợn của bọn mãi quốc cầu vinh, đặt quyền lợi đảng phái lên trên quyền lợi tối thượng của tổ quốc, đánh đổi sinh mệnh dân tộc với tước quyền của những kẻ mang danh lãnh đạo đất nước mà lòng hướng về qui phục thiên triều. Tội này rồi “Trời không dung, đất không tha”.

Là con dân đất Việt, là tín đồ PGHH đứng trước thảm họa diệt vong, hơn ai hết mọi người hãy thể hiện bổn phận cứu nguy dân tộc, đồng hành cùng toàn dân chống lại âm mưu Hán hóa của CS Trung Quốc - đánh đuổi bọn xâm lăng Phương Bắc bảo vệ cương thổ và giống nòi Hồng Lạc theo lời dạy của Đức Giáo Chủ:

 
“Tăng Sĩ quyết chùa am bế cửa

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha

Đền xong nợ nước thù nhà

Thiền môn trở gót Phật đà nam mô

Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật

Bụi hồng trần rứt sạch cửa không

Chuông linh ngân tiếng đại đồng

Ta bà thế giới sắc không một màu.”

 
Tác giả: Bửu Nghiêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28 tháng 7, 1990 bước đường hoạt động tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự.
cô Nguyễn Quang Hồng Ân được phép ở lại Đức quốc vì lý do học vấn. Thân phụ cô Hồng Ân là ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, từng bị tù 20 năm vì hoạt động đòi nhân quyền, cùng với vợ (thân mẫu cô Hồng Ân) đã bị Sở Di Trú Đức Quốc từ chối đơn xin tỵ nạn chính trị và đã trục xuất về Việt Nam.
Đêm văn nghệ kỷ niệm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân 20-7-1979 Geneva / 20-7-2019 California sẽ diễn ra tại Hội trường Việt Báo 14841 Moran St , Westminster, California 92843 vào tối Thứ Bảy 20/7/2019 trình diễn đúng 8 giờ tối. VÀO CỬA TỰ DO.
cuốn sách không chỉ khiến ta phải ưu tư về đời người, không chỉ làm ta ngưỡng mộ, rung cảm về một cá nhân, một Con Người, một đồng bào máu thịt, cuốn sách còn cho ta những cảm nhận vô cùng sống động tới mức như được sống hoặc được sống lại với một thế hệ thanh niên của dân tộc Việt Nam
chúng con xin cung kính gửi lá thư tri ân này đến Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche, chư Tôn đức, quý Tăng và quý Ni, quý vị Mạnh thường quân, Bảo trợ viên, Tình nguyện viên và toàn thể đại chúng tham dự tại Fountain Valley, CA cũng như trên toàn thế giới qua đường truyền trực tiếp
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm.
Hôm đó, anh em cầm bút ở địa phương Mộng Lệ, theo hẹn hò vào lúc 6 PM, cũng sẽ “dàn quân” tới một quán ăn nhằm đón chào nhà thơ Trần Mộng Tú đi cùng phu quân từ Seatle mát mẻ sang thăm Bắc Mỹ đứng gió đôi ngày
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Cộng thực hiện, cũng như rất nhiều dự án khác của Việt Nam, nhà thầu Trung Cộng luôn luôn có những trò gian manh, xảo trá, ma giáo giống nhau, đó là chậm tiến độ, đội vốn, công nghệ lạc hậu, vật liệu rẻ tiền nên không bảo đảm được chất lượng theo tiêu chuẩn.
Tối Thứ Bảy 20-7-2019 tại Hội trường Việt Báo trên đường Moran St sẽ có đêm kỷ niệm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân- VÀO CỬA TỰ DO, kính mời quí đồng hương tham dự.
Nhìn những khuôn mặt trẻ dấn thân tranh đấu cho quê hương, đất nước, từ quốc nội đến hải ngoại, xuất hiện trong buổi họp mặt ngày 10 tháng 6 vừa qua tại Sydney, Úc Châu. Đứng trên sân khấu, tôi có nói đùa với luật sư Lưu Tường Quang, một nhân sĩ lão thành, đã dầy công hoạt động và đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng tổ chức cộng đồng người Việt tỵ nạn lớn mạnh tại quốc gia này một câu là: “Có lẽ đã đến lúc chúng ta có thể yên tâm để về hưu đươc rồi anh nhỉ”?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.