Hôm nay,  

Hồ Ngọc Nhuận/BX: Viết tiếp

28/11/201300:00:00(Xem: 4830)
Viết tiếp

Hồ Ngọc Nhuận

Lịch sử không­­­­­­­ để viết lại.

Nhưng lịch sử có thể bị bắt dừng lại, kéo lui. Mà độ lùi không chỉ tính bằng năm hay bằng nhiều chục năm.

Như ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên “anh em”, với đương kim “chủ tịch cháu nội”, Kim Jong-un nguyên soái, thì phải dừng lại bao nhiêu năm? Để toàn dân toàn quân Triều Tiên khóc đứng khóc ngồi trước cái chết của “chủ tịch cha” Kim Jong Il, y chang như đã từng khóc đứng khóc ngồi “chủ tịch ông nội” Kim Nhật Thành, chết cách đó 17 năm? Và để bất cứ cái gì, từ cái đi, cái đứng, đến cái tiếng hét trên các làn sóng điện, đều phải y chang những thứ cách đây hơn nửa thế kỷ?

Đó là chỉ tính theo ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tức từ năm 1948 cho đến nay là 65 năm. Chớ nếu tính trên tước vị của “chủ tịch ông nội” Kim Nhật Thành thì lịch sử nước này phải lùi về thời Tam Quốc Triều Tiên cổ đại đã thống trị bán đảo Triều Tiên trong hầu hết Thiên niên kỷ 1, và dừng lại cho tới hết đời “ông chủ tịch cháu nội” hiện nay và nhiều đời con cháu ông ta nữa. Để cho “chủ tịch ông nội” trở thành “Chủ tịch vĩnh cửu” theo hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Trước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ba năm, trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đọc tại Hà Nội ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án bọn thực dân Pháp như sau: “…Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân… Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn…Chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật…”.

Lời kết án đanh thép đó vang lên đã hơn 68 năm rồi mà cứ ngỡ như mới hôm nay.

Như mới hôm nay, cũng đang có một đám người liên tục muốn bắt lịch sử, đất nước, dân tộc ta phải lùi lại, để sống kiếp sống mà bọn thực dân, bất chấp nhân đạo và chính nghĩa, đã “ban bố” cho ông cha ta trong ngót 80 năm.

Hơn 68 năm về trước, “về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án bọn thực dân như vậy đó. Còn bây giờ, suốt 68 năm qua, về chính trị, có ai được một chút tự do dân chủ nào, xin cho biết? Cả những đảng viên cộng sản? Cả ông Đại tướng khai quốc công thần, và tất cả các ông tướng? Có ai tự do độc lập ứng cử đắc cử vô các Hội đồng, vô cái Quốc hội của Đảng, ngoài các đảng viên được Đảng cầm quyền chỉ định? Có bao nhiêu người yêu nước, kể cả các đảng viên cộng sản, đã bị thẳng tay đàn áp? Có một tổ chức chính trị nào được tồn tại, ngoài Đảng cầm quyền? Có một tổ chức văn hóa, xã hội, chuyên môn, nghề nghiệp… nào không bị Đảng cầm quyền nắm trong tay? …

Xem tiếp: http://boxitvn.blogspot.com/2013/11/viet-tiep.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.