Hôm nay,  

Lần Đầu Csvn Thú Nhận Thua Trận Tết Mậu Thân ’68

7/16/199900:00:00(View: 5577)
WASHINGTON.- Theo một bài báo của ký giả Marcella Bombardieri đăng trên báo “Washington Post” thì hôm tháng rồi, một nhóm người Mỹ đã có một thắng lợi trong khôn khéo. Họ đã được nghe những nhân vật chính thức cao cấp của CSVN, lần đầu tiên, thừa nhận rằng CSVN đã thua trong trận Tết Mậu Thân, rằng họ đã phạm những lỗi lầm tai hại và làm cho cuộc chiến leo thang.
Phan Doãn Nam, một cựu nhân viên bộ Ngoại giao nói, “Chúng tôi không đúng 100 phần 100” khi ông nói về vụ Tết Mậu Thân, năm 1968 trong đó CSVN đã phóng ra một cuộc tổng tấn công gây cho họ nhiều thiệt hại nặng.
Theo ký giả Marcella Bombardieri thì sụ bình luận đơn giản đó chứa nhiều ý nghĩa. Trong khi các lỗi lầm của Hoa kỳ từ lâu vẫn còn là đề tài cho sự tự kiểm và thảo luận thì CSVN thường cho rằng họ luôn luôn thắng lợi. Những lời nói của ông Nam quan trọng về hai phương diện: thứ nhứt là sự thẳng thắn chưa từng thấy và thứ hai là nó đánh dấu sự khác biệt với lịch sử chính thức của Đảng cho rằng “vụ Tết Mậu Thân là một thắng lợi vĩ đại chưa từng có”.
Hơn thế nữa, trong 3 ngày nói chuyện, nhóm học giả Mỹ kia đã nghe được những nghĩa bóng mà người Mỹ đã không nhận thức được trong cuộc hòa đàm ở Ba lê cách đây 30 năm.
Ký giả nói trên cho biết rằng ông đã tới Việt nam cùng với một nhóm 5 học giả Hoa kỳ và một cựu đại tá của lục quân Mỹ để thảo luận với kẻ thù cũ trong bảy lần gặp gỡ với mục đích thử xem có những sự hiểu lầm nào thường ám ảnh trong dĩ vãng.
Theo ký giả Marcella Bombardieri thì năm 1967, Bắc Việt đã bỏ lở một cơ hội để nói chuyện hòa bình hồi mùa thu năm ấy khi Hoa kỳ sẳn sàng muốn nóI chuyện một cách nghiêm chỉnh: họ đã cắt đứt sáng kiến bí mật để đi tới kế hoạch hòa bình có cái tên là “PENNSYLVANIA”, vì họ đang chuẩn bị cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân mà họ nghĩ rằng họ sẽ thắng lợi vì tính cách bất thần của nó.
Theo ký giả Bombardieri thì chính trận đánh Tết Mậu Thân đó của Cộng sản Bắc Việt đã làm cho chiến tranh Việt nam kéo dài ra thêm, chứ không rút ngắn nó lại. Vì qua trận đánh đó Cộng sản đã làm cho phe diều hâu Mỹ mạnh hơn và đã giúp đưa ông Nixon vào Tòa Bạch Ốc. Đồng thời Bắc Việt cũng tiêu diệt đồng minh của họ ở miền Nam - Mặt trận Giải phóng quốc gia - và gây khó khăn cho chính phủ Saigon.

Khi các cuộc thương thuyết hòa bình bắt đầu mấy tháng sau đó thì đôi bên đều bị quá nhiều vết thương và đều ngờ vực để có thể tiến hành những cuộc thương thuyết có hiệu quả nếu nó được tiến hành một năm trước đó dưới chiếc dù của sáng kiến PENNSYLVANIA. Phần lớn các sự thiệt hại về chiến tranh Việt nam đã xảy ra sau khi các cuộc thương thuyết hòa bình ở Paris bắt đầu.
Mặc dầu cộng sản đã bị thiệt hại từ 33.000 tới 58,000 quân trong trận đánh Tết Mậu Thân, nhưng đường lối chính thức của Hà nội là cho rằng trận đánh đó là một thắng lợi lớn vì nó bẻ gãy ý chí xâm lược của Hoa kỳ và chuẩn bị cho hòa bình.
Một trong những người có tham dự cuộc hòa đàm Paris, ông Nguyễn khắc Huỳnh, nói rằng một trong những chính sách ngoại giao của chúng tôi là tìm cách giúp đỡ cho các phần tử chủ hòa. Nhưng chúng tôi biết rằng trong một chừng mực nào đó, vụ tấn công Tết Mậu Thân tăng cường xu hướng hiếu chiến trong chính phủ Johnson. Về phần tướng CSVN Nguyễn đình Ước thì ông nói rằng: “Các mục tiêu lúc ban đầu của chúng tôi quá cao, và vì cuộc tấn công kéo dài trong các thành phố, sự thiệt hại của chúng tôi quá lớn.”
Quan điểm của tướng Trần văn Trà cũng tương tợ. Năm 1982, trong cuốn sách của ông “Kết thúc cuộc chiến 30 năm”, ông cũng cho rằng Hà nội đã đặt ra những yêu cầu quá sức của chúng tôi lúc bấy giờ. Hiện nay thì ký giả Bombardieri có thể thấy rằng những người đối thoại với ông cũng có những lời tuyên bố giống như vậy.
Tuy nhiên cho tới nay, ông Bombardieri vẫn biết rằng công sản khó lòng thú nhận hết cái giá mà họ đã trả cho chiến tranh. Khi ông theo học Việt Ngữ ở Saigon, ông rất lấy làm chán nản khi nghe các giảng sư của ông cứ giở giọng bám vào đường lối của Đảng mặc dầu rõ ràng là nó hết sức mâu thuẫn. Nhưng dù sai thì những người Việt nam đối thoại với ông hiện nay cũng đã cố gắng để chia xẻ các thông tin với ông.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước ngày càng bị dồn vào thế khó khăn bởi vì chính quyền CSVN tìm mọi cách để bóp ngẹt tiếng nói của người dân khi họ thành công đòi các trang mạng xã hội như Facebook và Youtube gỡ bỏ các bài viết chỉ trích chế độ mà họ gọi là “tổ chức phản động, khủng bố,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 9 tháng 10 năm 2020.
Miền Trung Việt Nam đang trong mùa mưa lụt, trong hai ngày qua đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và tích tính tới Thứ Năm, ngày 8 tháng 10 năm 2020, theo bản tin của Báo Dân Trí cho biết hôm Thứ Năm.
Những người chỉ trích chế độ Việt Nam không an toàn trước các cuộc tấn công mạng (Cyberangriffen) ở Đức. Theo nghiên cứu của BR (Bayerischer Rundfunk) và báo Zeit Online, họ đang là trung tâm điểm của các Hacker Việt Nam. Đại sứ quán VN ở Berlin phủ nhận các cáo buộc.
Ngày 07/10/2020, bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã chính thức loan báo việc nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), trong chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội.
Cựu chiến binh Bắc Việt Trần Đức Thạch, người đã từng viết bài sám hối về các tội ác của CSVN trong thời chiến tranh VN và bị bắt bỏ tù, đã được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Nguyễn Chí Thiện, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 30 tháng 9 năm 2020.
Ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng tại tỉnh Đắk Lắk đã bị công an bắt khẩn cấp hôm 30 tháng 9 năm 2020 vì bị cáo buộc “vu khống người khác,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
Ngày vinh danh thiện nghĩa nhân thế giới 2020 đã được tổ chức tại Hoa Kỳ ngày 26/09/2020 với sự chủ tọa danh dự của bốn cựu Tổng thống Hoa kỳ thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ: quý Tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama và Tổng thống George W. Bush đã hiện diện trực tuyến và đọc diễn văn chúc mừng và cám ơn các thiện nghĩa nhân được tuyển chọn và vinh danh trong năm 2020. Như vậy, Thiện Nghĩa nhân làm việc từ thiện – không phân biệt đảng phái, tôn giáo, sắc tộc…
Lần đầu tiên Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng tại diễn đàn của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đề cập đến giải pháp ngoại giao và pháp lý cho vấn đề Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 25 tháng 9 năm 2020.
Tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN vẫn không có tiến bộ khả quan đã khiến cho 64 dân biểu Quốc Hội Châu Âu đã lên tiếng kêu gọi Liên Âu phải gây sức ép về vấn đề nhân quyền đối với Hà Nội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 25 tháng 9 năm 2020.
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay thông báo ông đã chính thức nhận bảo trợ tranh đấu cho nhà hoạt động trẻ tuổi và là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, qua chương trình Defending Freedoms Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.