Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

9/5/199900:00:00(View: 5752)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.