Hôm nay,  

Việt Nam bước vào năm 2023 như thế nào?

09/01/202320:37:00(Xem: 6568)
Chính luận

vn court


“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?

PHỎNG VẤN

Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế, ông Trọng khoe với Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ngày 1/1/2023, mặc dù phải đối phó với dịch bệnh Covid-19 và chống thiên tai, Việt Nam vẫn hoàn tất 14/15 chỉ tiêu kế hoạch. Ông nói: “Tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm nội địa) của cả nước đạt khoảng 8%, tăng cao so với kế hoạch đề ra từ 6-6,5%. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều phục hồi, có bước phát triển mạnh. Thu ngân sách nhà nước tăng 20% so với năm 2021.

Mức tăng trưởng này phù hợp với dự đoán của World Bank (Ngân hàng Thế giới) ngày 08 tháng 08 năm 2022, theo đó: “Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong sáu tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay.

VIỄN ẢNH 2023

Tuy nhiên, phát biểu tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức ngày 22/11, bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng nhưng rủi ro đang gia tăng.

Theo các chuyên gia, những lực cản này bao gồm cuộc chiến tranh tại Ukraine làm cho kinh tế Nga sa sút; nền kinh tế của Trung Quốc chậm lại và, chuỗi cung-cầu của Thế giới bị gián đoạn.

“Với tác động như trên, NCIF (National Centre for Socio-Economic Information and Forecast) đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2023. Ở kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6 - 6,2% nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã thiết lập trong năm 2022.

 

Trong khi đó, ở kịch bản 2, khả quan hơn, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,5 - 6,7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn.”(Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 22/11/2022).

Ngân hàng Phát triển châu Á/ Asian Development Bank (ADB) cũng đã điều chỉnh mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam xuống còn 6,3% trong năm 2023. ADB viết: “Tuy thương mại tiếp tục tăng trưởng nhưng các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm, các đối tác thương mại lớn suy yếu. Đó là lý do để ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 xuống còn 6,3%. (Theo báo Kiểm Toán, ngày 14/12/2022).

ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 04/01/2023, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã có một số nhận định dè dặt hơn về tình hình kinh tế. Ông nói: “Tuy nhiên, chúng ta tuyệt nhiên không chủ quan, tự mãn, quá say sưa với những kết quả, thành tích đã đạt được, bởi vì đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, đặc biệt là những khó khăn thách thức gay gắt, mới xuất hiện từ giữa tháng 10/2022 đến nay: Thị trường tài chính - tiền tệ, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp diễn biến rất phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thanh khoản của một số ngân hàng thương mại yếu kém và doanh nghiệp, dự án lớn gặp không ít khó khăn. Lãi suất ngân hàng tăng cao, sức ép lạm phát còn lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số ngành, lĩnh vực có xu hướng suy giảm; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng; nhiều doanh nghiệp phải giảm nhân công, giảm giờ làm, cho người lao động nghỉ việc; đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới, đăng ký bổ sung hoặc góp vốn, mua cổ phần giảm so với cùng kỳ. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước có dấu hiệu suy giảm; nợ xấu ngân hàng, nợ thuế nhà nước có xu hướng tăng; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh mạng, trật tự, an toàn xã hội, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân,... hiện vẫn là những vấn đề lớn có nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục…”

“Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều nơi chưa nghiêm, thậm chí còn có hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; cái gì có lợi thì kéo về cho cơ quan, đơn vị và cá nhân mình; cái gì khó khăn thì đùn đẩy ra xã hội, cho cơ quan khác, người khác. Việc phản ứng chính sách, công tác phối hợp trong một số trường hợp còn chậm, chưa quyết liệt, thậm chí còn bị động, lúng túng, hiệu quả chưa cao...”

Nhìn ra nước ngoài, người cầm đầu đảng CSVN cũng báo động rằng: “Dưới tác động của xung đột có thể còn kéo dài tại U-crai-na (Ukraine) và các lệnh trừng phạt của Mỹ và Phương Tây đối với Nga, thế giới sẽ có những biến động về địa chính trị, địa kinh tế và nguy cơ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về năng lượng, lương thực và chuỗi cung ứng toàn cầu.”

CHUYỆN NỘI BỘ

 

Về đối nội, ông Trọng nhắc lại chủ trương xây dựng đảng là: “Ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.”

Ông kêu gọi toàn đảng phải: “Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết; thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người vướng vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn.”

Ông Trọng đưa ra tyên bố này, sau 4 ngày Ban chấp hành Trung ương đảng biểu quyết cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam nghỉ việc mà không cho biết lý do. Ông Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, sinh năm 1959, là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ. Ông Đam, sinh năm 1963, không giữ chức vụ rõ rệt, nhưng từng là Phó Trưởng ban Thường trực chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý. Hai ông từng được coi là “những ngôi sao sáng thân Tây phương của Việt Nam”. Riêng ông Minh từng là Bộ trưởng Ngoại giao hơn  9 năm (3/8/2011-7/4/2021. Cha của ông là cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên khai sinh là Phạm Văn Cương). Cả hai cha con ông đều là những người “chống chính sách của Trung Cộng ở Biển Đông” khi đứng đầu Bộ Ngoại giao.



Biến cố nhân sự này xẩy ra vào lúc có nhiều viên chức bị bắt trong hai vụ án tham nhũng “thuốc chích ngừa Covid-19 Việt Á”  và “chuyến bay giải cứu công nhân” tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào chứng minh hai ông Minh và Đam có liên lụy tới  cuộc điều tra của Công an, mặc dù hai Trợ lý của họ đã bị bắt trong cả hai vụ án. Đó là các ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó thủ tướng thường trực (Phạm Bình Minh) và ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Có  tin từ Việt Nam cho hay: hai ông Minh và Đam bị cách chức là quyêt định của ông Nguyễn Phú Trọng muốn chận đứng đường tiến thân của hai Phó Thủ tướng tại Hội nghị lần thứ 7 lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, vào giữa năm 2023, và sau đó là Hội nghị Trung ương 8 để chuẩn bị nhân sự cho khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-2031.

AI THAY ÔNG TRỌNG?

Vậy ai là người có đủ tiêu chuẩn thay ông Trọng nắm chức Tổng Bí thư khóa đảng XIV? Hiện nay không có ứng viên nổi bật, nhưng ba yếu tố “tư tưởng chính trị, kinh nghiệm và địa phương miền Bắc” luôn được coi là tiên quyết. Chi tiết hơn, đảng ấn định ngươi ấy phải: “Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…

Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.”

“ Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.”
(Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020)

Như vậy xem ra chức danh Tổng Bí thư được coi là “một người toàn diện”. Nhưng ai trong số lãnh đạo sau đây sẽ thắng cuộc đua?

Trước tiên là ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước, sinh năm 1954 tại Quảng Nam. Thứ hai, ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 ở Nghệ An. Thứ ba, Thủ tướng Phạm Minh Chính, sinh năm 1958 tại Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các ứng viên Võ Văn Thưởng, Bí thư thường trực Trung ương đảng, sinh năm 1970 tại Hải Dương, nhưng lớn lên ở Vĩnh Long. Có tin nói ông Thưởng là con bà vợ kế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Kế đến là ông Nguyễn Xuân Thắng, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1957 tại Nghệ An. Ông Thắng là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Người thứ ba được nhắc đến là ông Phan Đình Trạc (sinh năm 1958 tại Nghệ An) Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Sau cùng là ông Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, sinh năm 1957 tại Hưng Yên.

AN NINH TỔ QUỐC

 

Trong cuộc phỏng vấn của TTXVN, ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói: “Quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quan hệ đối ngoại tiếp tục được thúc đẩy, đi vào chiều sâu. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiếp tục được đẩy mạnh, đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương, tạo chuyển biến tích cực trong thực tế, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.”

Ông nhắc lại câu nói mới: “Với tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", chúng ta đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây chính là động lực to lớn đưa đất nước bước vào năm 2023 với niềm tin mới, khí thế mới, quyết tâm mới, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.”

Nhưng sự thật là Việt Nam vẫn nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc ở Biển Đông. Hải quân và lực lượng dân quân biển (ngư dân có võ trang) của Trung Quốc vẫn thường xuyên đe dọa, tấn công ngư dân Việt Nam tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trương Sa. Bắc Kinh đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam tháng 1/1974. Sau đó vào ngày 14/03/1988, quân Trung Quốc chiếm thêm 7 vị trí ở Trường Sa gồm: Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.

Để bành trướng ảnh hưởng quân sự ở Biển Đông, từ năm 2012 Trung Cộng đã tân tạo 7 vị trí chiếm đóng thành căn cứ quân sự có quân đội trấn giữ và bến cảng cho tầu neo đậu. Ngoài ra, Trung Cộng cũng mở rộng các đảo Chữ Thập, Vành Khăn và Subi và xây ở đó 3  sân bay có khả năng cho máy bay quân sự và dân sự sử dụng. Cả 3 sân bay đều nằm ở hướng đông nam Vũng Tầu và đe dọa trực tiếp đến quân Việt Nam đồn trú ở  Trường Sa.

Trung Quốc cũng đã cố tình kéo dài các cuộc thảo luận với khối các nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of Southeast Nations) về Code of Conduct (COC) nhằm kiềm chế các hoạt động gây bất ổn định ở Biển Đông. COC được nêu ra từ thập niên 1990, bắt đầu được ASEAN và Trung Quốc thảo luận từ năm 2002. Hiện nay đôi bên bắt đầu thảo luận vòng thứ hai, nhưng không có bảo đảm sẽ thành công sớm. Điểm khác biệt giữa hai bên là: Trung Quốc chống các nước bên ngoài tham gia thảo luận với ASEAN-Trung Quốc, trong khi ASEAN muốn có sự tham gia của Mỹ,khối E-U (European Union), Nhật Bản, Ấn Độ và Úc Đại Lợi để bảo đảm an ninh ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chỉ muốn thào luận tranh chấp biển đảo với các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thay vì “toàn khối ASEAN”.

– Phạm Trần

(01/023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.