Hôm nay,  

Không Bỏ Quên và Không Hy Sinh Nhân Quyền Cho Thương Mại

03/12/202009:43:00(Xem: 2062)

blank


phần I:

Dân Biểu Đức Renate Künast ủng hộ nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng.

Bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, thuộc Liên minh 90/ Đảng Xanh, coi mình có bổn phận phải can thiệp khi các Quyền Cơ bản bị vi phạm tại một quốc gia như Việt Nam, nơi Đức có quan hệ hữu nghị và sâu rộng.
Với tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) tại Quốc hội Đức, bà theo dõi tình hình chính trị và xã hội của các nước trong khu vực, đặc biệt là mức độ tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam. 

Kể từ tháng 8 năm 2020, DB Künast đã vận động cho nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ là Ts Phạm Chí Dũng.

DB Künast giải thích: “Chương trình 'Dân biểu bảo vệ Dân biểu´của Quốc hội Đức cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời để giúp các nhà hoạt động nhân quyền. Tôi rất vui vì ông Phạm Chí Dũng đã được nhận vào chương trình theo đề nghị ​​của tôi và tôi hân hạnh được bảo trợ cho ông." Hơn 100 dân biểu Đức đang ủng hộ các dân biểu và các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới, những người đang bị ngăn cấm thực thi nhiệm vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp của họ cũng như những người đang bị đàn áp hoặc bỏ tù vì lý do chính trị.


Không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại.

Việt Nam và Liên minh châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự do vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. " Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại " DB Künast cảnh cáo. Những quyền cơ bản này đang không theo chiều hướng tốt ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và báo chí. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại, nhiều điểm đã được đề nghị giải quyết nhưng chủ yếu chỉ là việc tuân thủ các quyền của người lao động trong lĩnh vực dệt may.

"Đúng vậy," nhà chính trị gia thuộc Đảng Xanh nói, “Việt Nam không thể có đặc quyền tiếp cận thị trường nội địa Âu châu và chúng ta, tại Âu châu, lại mặc quần áo 'made in Việt Nam' được sản xuất nơi đó, trong những điều kiện vi phạm cả những nhân quyền cơ bản lẫn những tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta không được phép đơn giản đưa tay bịt mắt ".


Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia
Nhưng nhân quyền không thể chỉ được xem là quan trọng đối với các cơ sở sản xuất của ngành dệt may, DB Künast nói. Bà đòi hỏi nhân quyền phải luôn được nhìn như là một tổng thể. “Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia. Người ta không thể nói rằng các công nhân thì có quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi họ tự tổ chức thành các nghiệp đoàn, còn các nhà báo thì lại không có quyền này khi viết bài phê phán tình hình trong nước."


Là dân biểu của một quốc gia thành viên của Liên Minh Âu châu hiện đang tiếp tục mở rộng  quan hệ kinh tế với Việt Nam, bà càng không muốn tách rời các khía cạnh khác nhau của quyền cơ bản này. "Trong bối cảnh này, vai trò của tôi là nói cho rõ rằng: một nền báo chí độc lập và không bị nhà nước chi phối, những người làm báo tự do và quyền tự do ngôn luận cho mọi người cũng đều thuộc về quyền tự do ngôn luận."

Phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền 

Tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế. Trong bảng xếp hạng tự do báo chí trên toàn thế giới của tổ chức “Phóng viên không biên giới”, Việt Nam đứng thứ 175 (trên 180). Phạm Chí Dũng đang phải trải nghiệm hoàn cảnh này, và cùng với ông ta là  nhiều thành viên khác của ngành truyền thông và văn hóa. Nhà báo tự do và nhà hoạt động nhân quyền Phạm chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN).


Phạm Chí Dũng bị bắt cách đây một năm với cáo buộc  “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩa”. Người đàn ông 54 tuổi đã bị giam giữ kể từ đó.
DB Künast kể lại, chỉ mới cách đây vài ngày, bà được tổ chức nhân quyền Veto! báo tin đã có bản cáo trạng, và nhà báo Phạm chí Dũng thực sự bị cáo buộc theo Điều 117, Khoản 2 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. 

"Chỉ trích một nhà nước" luôn luôn nhanh chóng và dễ dàng bị cho là "tuyên truyền chống" và là một cách “ buộc tội rẻ tiền” của chính phủ và các cơ quan chức năng nhằm "loại những người chỉ trích ra khỏi vòng chiến”. “ Chuyện một người Việt bị bắt cóc từ Đức đem về Việt Nam để giam cầm đã từng xảy ra. Đây là những điều mà chúng ta không thể dung thứ. Chúng ta phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đơn giản vì ở đó không có sự thực thi các nhân quyền và dân quyền cơ bản.”                                          

Nguyên bản  

https://www.bundestag.de/dokumente/textarchiv/2020/kw49-psp-kuenast-810190

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong vòng 4 năm đã có tới hơn 25,000 đảng viên Đảng CSVN bị kỷ luật vì “suy thoái hoặc có biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, qua các tệ nạn tham nhũng, quan liêu là nguy cơ của đảng cầm quyền, theo đánh giá của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Trương Thị Mai, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm Thứ Năm, 9 tháng 12 năm 2021.
Báo cáo mới đặc biệt của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) công bố hôm 8 tháng 12 năm 2021 đã cho biết rằng chính quyền CSVN hiện đang cầm tù 23 nhà báo và liệt VN danh sách các nước bỏ tù ký giả nhiều nhất thế giới, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm Thứ Năm, 9 tháng 12 năm 2021.
Dân oan đã trở thành quốc nạn trong nhiều thập niên qua tại VN với những sự kiện bi thảm đã xảy ra giữa người dân bị cưỡng chiếm nhà cửa ruộng vườn và giới quan lại cường hào ác bá, mà cụ thể mới nhất là vụ một gia đình tại Sài Gòn bị cưỡng chế đã dùng xăng dầu để chống lại công an làm cho 4 công an phải bị thương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Thủ Tướng Campuchia Hun Sen đã phô lộ thái độ phục tùng nước lớn TQ quá lộ liễu khi ông đòi chính quyền CSVN phải “cách chức Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - cựu Tư lệnh Bộ đội biên phòng, hiện nay là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trong buổi lễ có sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc Vương Văn Thiên (Wang wenTian),” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 7 tháng 12 năm 2021.
Các nhà máy ở Việt Nam đang gặp khó khăn về việc thiếu công nhân vì nhiều người lao động nhập cư quay trở về quê nhà sau đợt đóng cửa TP. Sài Gòn. Đợt đóng cửa thành phố để hạn chế vi rút Covid đã khiến họ bị kẹt lại ở TP. Sài Gòn suốt nhiều tháng trong năm ngoái, theo một đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm Cento Ventures nói với Reuters hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021. Cuộc di cư ồ ạt ra khỏi thành phố và các tỉnh công nghiệp lân cận đã làm dấy lên lo ngại tình trạng thiếu hụt lao động sẽ làm chậm đà phục hồi từ mức sụt giảm kỷ lục GDP trong quý thứ ba.
Tin thêm về tình hình mua lũ tại Miền Trung Việt Nam mà đã diễn ra mấy ngày nay cho biết hiện số người thiệt mạng đã lên tới 18 người, hàng ngàn nhà bị ngập nước, và khoảng 25,000 học sinh không thể tới trường, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 2 tháng 12 năm 2021.
Ít nhất 11 người thiệt mạng vì lũ lụt dâng cao tại nhiều tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 1 tháng 12 năm 2021.
Blogger nổi tiếng Huỳnh Thục Vy đã bị công an bắt hôm 1 tháng 12 năm 2021 trong thời gian bà vì con còn nhỏ nên không thể thọ án tù 2 năm 9 tháng vì tội danh “xúc phạm quốc kỳ” đã bị tuyên án vào ngày 30 tháng 11 năm 2018, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 1 tháng 12 năm 2021.
Chùa Thiên Quang tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kêu cứu vì bị chính quyền yêu cầu dẹp bỏ, trong khi các Thầy trong Chùa này lên tiếng báo động vì lý do Chùa này theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không chịu vào Giáo Hội nhà nước, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Tư, 1 tháng 12 năm 2021.
Ít nhất 2 người đã thiệt mạng vì mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở, bế tắc thông tại Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam trong khi đó các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kontum phải di tản người dân tới nơi an toàn, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 30 tháng 11 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.