Hôm nay,  

Không Bỏ Quên và Không Hy Sinh Nhân Quyền Cho Thương Mại

03/12/202009:43:00(Xem: 2058)

blank


phần I:

Dân Biểu Đức Renate Künast ủng hộ nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng.

Bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, thuộc Liên minh 90/ Đảng Xanh, coi mình có bổn phận phải can thiệp khi các Quyền Cơ bản bị vi phạm tại một quốc gia như Việt Nam, nơi Đức có quan hệ hữu nghị và sâu rộng.
Với tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) tại Quốc hội Đức, bà theo dõi tình hình chính trị và xã hội của các nước trong khu vực, đặc biệt là mức độ tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam. 

Kể từ tháng 8 năm 2020, DB Künast đã vận động cho nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ là Ts Phạm Chí Dũng.

DB Künast giải thích: “Chương trình 'Dân biểu bảo vệ Dân biểu´của Quốc hội Đức cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời để giúp các nhà hoạt động nhân quyền. Tôi rất vui vì ông Phạm Chí Dũng đã được nhận vào chương trình theo đề nghị ​​của tôi và tôi hân hạnh được bảo trợ cho ông." Hơn 100 dân biểu Đức đang ủng hộ các dân biểu và các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới, những người đang bị ngăn cấm thực thi nhiệm vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp của họ cũng như những người đang bị đàn áp hoặc bỏ tù vì lý do chính trị.


Không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại.

Việt Nam và Liên minh châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự do vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. " Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại " DB Künast cảnh cáo. Những quyền cơ bản này đang không theo chiều hướng tốt ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và báo chí. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại, nhiều điểm đã được đề nghị giải quyết nhưng chủ yếu chỉ là việc tuân thủ các quyền của người lao động trong lĩnh vực dệt may.

"Đúng vậy," nhà chính trị gia thuộc Đảng Xanh nói, “Việt Nam không thể có đặc quyền tiếp cận thị trường nội địa Âu châu và chúng ta, tại Âu châu, lại mặc quần áo 'made in Việt Nam' được sản xuất nơi đó, trong những điều kiện vi phạm cả những nhân quyền cơ bản lẫn những tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta không được phép đơn giản đưa tay bịt mắt ".


Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia
Nhưng nhân quyền không thể chỉ được xem là quan trọng đối với các cơ sở sản xuất của ngành dệt may, DB Künast nói. Bà đòi hỏi nhân quyền phải luôn được nhìn như là một tổng thể. “Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia. Người ta không thể nói rằng các công nhân thì có quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi họ tự tổ chức thành các nghiệp đoàn, còn các nhà báo thì lại không có quyền này khi viết bài phê phán tình hình trong nước."


Là dân biểu của một quốc gia thành viên của Liên Minh Âu châu hiện đang tiếp tục mở rộng  quan hệ kinh tế với Việt Nam, bà càng không muốn tách rời các khía cạnh khác nhau của quyền cơ bản này. "Trong bối cảnh này, vai trò của tôi là nói cho rõ rằng: một nền báo chí độc lập và không bị nhà nước chi phối, những người làm báo tự do và quyền tự do ngôn luận cho mọi người cũng đều thuộc về quyền tự do ngôn luận."

Phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền 

Tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế. Trong bảng xếp hạng tự do báo chí trên toàn thế giới của tổ chức “Phóng viên không biên giới”, Việt Nam đứng thứ 175 (trên 180). Phạm Chí Dũng đang phải trải nghiệm hoàn cảnh này, và cùng với ông ta là  nhiều thành viên khác của ngành truyền thông và văn hóa. Nhà báo tự do và nhà hoạt động nhân quyền Phạm chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN).


Phạm Chí Dũng bị bắt cách đây một năm với cáo buộc  “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩa”. Người đàn ông 54 tuổi đã bị giam giữ kể từ đó.
DB Künast kể lại, chỉ mới cách đây vài ngày, bà được tổ chức nhân quyền Veto! báo tin đã có bản cáo trạng, và nhà báo Phạm chí Dũng thực sự bị cáo buộc theo Điều 117, Khoản 2 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. 

"Chỉ trích một nhà nước" luôn luôn nhanh chóng và dễ dàng bị cho là "tuyên truyền chống" và là một cách “ buộc tội rẻ tiền” của chính phủ và các cơ quan chức năng nhằm "loại những người chỉ trích ra khỏi vòng chiến”. “ Chuyện một người Việt bị bắt cóc từ Đức đem về Việt Nam để giam cầm đã từng xảy ra. Đây là những điều mà chúng ta không thể dung thứ. Chúng ta phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đơn giản vì ở đó không có sự thực thi các nhân quyền và dân quyền cơ bản.”                                          

Nguyên bản  

https://www.bundestag.de/dokumente/textarchiv/2020/kw49-psp-kuenast-810190

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời đại tin học hiện đại giúp con người nhiều phương tiện truyền thông tiện lợi, đồng thời cũng tạo ra những cuộc chiến trên thế giới ảo mà có khả năng tác hại kinh hoàng trong đời thực, nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa có đủ sức để đương đầu với cuộc chiến ảo này, mà cụ thể là trong năm 2021 nước này đã có tới 30 vụ bí mật nhà nước bị lộ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 12 năm 2021.
Trong khi người dân khắp nơi lo sợ Covid-19 lây lan đã vội tìm kiếm các cách để đề phòng đại dịch, thì cơ quan có trách nhiệm giám sát về mặt khoa học các thuốc chích ngừa, các dụng cụ thử nghiệm Covid-19 đã gian dối và lợi dụng ngay cả tên tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để trục lợi bất kể sự nguy hiểm có thể dẫn tới cái chết cho nhiều người dân vô tội, cho thấy Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản chỉ tạo ra sự phá sản nền đạo đức truyền thống của dân tộc, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2021.
Hoa Kỳ đã có tân đại sứ tại Việt Nam là ông Marc Evans Knapper, người đã được Thượng Viện Mỹ chính thức chuẩn thuận là đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 18 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021.
Cơn bão rất lớn có tên Rai, hay cơn bão số 9, từ Phi Luật Tân đang tiến vào các tỉnh ven biển Miền Trung Việt Nam nhắm tới các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, mà sức gió mạnh nhất ở cấp 17 khiến cho chính quyền nhiều tỉnh Miền Trung đang dự định di tản khoảng 240,000 người để tránh bão, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 17 tháng 12 năm 2021.
Có tới hơn 10,000 người bị đường dây của Công ty Tân Tín Đạt cho vay ăn lời cắt cổ có 51 chi nhánh tại 30 tỉnh ở Việt Nam lấy tiền lên tới 1,000 tỉ đồng vn, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Nhà hoạt động ‘chống các trạm thu phí BOT đặt không đúng vị trí’ Đỗ Nam Trung đã bị tòa án tỉnh Nam Định, Miền Bắc VN kết án tù 10 năm vì tội danh “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Qua những phản ảnh về tính cách vô trách nhiệm của chính quyền đối với các công ty và cá nhân đưa người đi lao động nước ngoài mà thực chết không khác việc buôn người trong vụ 39 bộ nhân VN chết trong thùng đá lạnh của chiếc xe tải tại Anh và nhiều vụ khác, chính quyền CSVN đã bị buộc phải đưa ra các quy định mới được ban hành hôm 13 tháng 12 nhằm siết chặt lãnh vực tư đưa người đi lao động nước ngoài, chẳng hạn, bắt các công ty phải ký quỹ 2 tỉ đông tại một ngân hàng hợp pháp ở VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 15 tháng 12 năm 2021.
Nhà tù dưới chế độ CSVN đối với các tù nhân lương tâm thật là tàn nhẫn khi để cho tù nhân bị bệnh tới chết trong tù như trường hợp ông Huỳnh Hữu Đạt, 52 tuổi, đã chết trong lúc đang ở tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan đi hôm Thứ Tư, 15 tháng 12 năm 2021.
Ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đã bị một tòa sơ thẩm kết án tổng cộng 16 năm tù giam về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước,” hôm 15 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư.
Một sự kiện rất bất ngờ làm cho nhiều người VN phân vân không biết có phải Đảng CSVN muốn gửi đi một thông điệp nào đó cho TQ khi Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phút đột nhiên đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến VN và TQ vào ngăm 1979 tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên hôm 8 tháng 12 năm 2021, và ông Phúc là vị lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN đến tưởng niệm tại nghĩa trang này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 10 tháng 12 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.