Hôm nay,  

Cấm Khai Thác Nước Ngầm Để Giảm Sụt Lún Đất

28/10/201900:00:00(Xem: 1920)
Khoan gieng
Khoan giếng, khai thác nước ngầm ở quận Tân Bình, Sài Gòn.

 

UBND TP. Sài Gòn vừa kiến nghị Bộ Tài nguyên – môi trường ngưng cấp phép khai thác, sử dụng nước ngầm trên toàn thành phố; đồng thời giao Sở TN-MT TP. lập kế hoạch thực hiện giảm khai thác nước ngầm dưới đất, tiến đến ngừng khai thác nước ngầm theo lộ trình và phải đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch thay thế, theo Thanh Niên online (TNO).

Thực tế đã cho thấy khai thác nước ngầm tràn lan chính là nguyên nhân chính gây sụt lún đất, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng từ TP. Sài Gòn cho tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

TNO cho biết từ cuối tháng 3.2018, UBND TP. đã ban hành kế hoạch giảm khai thác nước ngầm và lấp giếng nước ngầm trên địa bàn với mục tiêu đến cuối năm 2018 khai thác nước ngầm còn 487,000 m3/ngày đêm, cuối 2019 còn 310,000 m3… và đến năm 2025 chỉ còn 100,000 m3/ngày đêm; đồng thời triển khai cấp nước sạch cho 100% người dân tại tất cả các quận, huyện. Thế nhưng, việc giảm khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố vẫn hết sức chậm chạp.

Nhu cầu sử dụng nước ngầm không chỉ phổ biến ở vùng ngoại thành mà trong nội thành, nhiều hộ gia đình cũng đóng (khoan) giếng để xài nước ngầm, nhiều nơi dù đã có đủ nước máy nhưng không ít hộ dân vẫn xài nước ngầm. Tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, mặc dù nguồn nước máy đã kéo về đây đã gần 2 năm nhưng nhiều hộ dân vẫn giữ giếng khoan lấy nước xài. Quận Bình Thạnh vẫn còn 33 tổ chức, 273 hộ dân sử dụng nước ngầm.

TNO dẫn số liệu từ Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO), trên địa bàn Sài Gòn có khoảng 1.46 triệu đồng hồ nước nhưng hiện có khoảng 124,500 chiếc có chỉ số tiêu thụ là 0 m3 tức không sử dụng. Tương ứng, số liệu thống kê gần đây nhất về tình trạng sử dụng nước ngầm ở Sài Gòn là 716,581 m3/ngày. Cần nhắc lại cảnh báo của các nhà khoa học rằng cách đây hơn 10 năm, lượng nước ngầm khai thác ở thành phố đã khoảng 1 triệu m3 mỗi ngày.

Bên cạnh đó, kết quả đo đạc của Bộ TN-MT tại 347 mốc từ năm 2005 - 2017 cho thấy TP. Sài Gòn đang lún,  biến đổi từ 1.1 - 81.4 cm, trung bình 23.27 cm, tốc độ lún từ 0.09 – 6.78 cm/năm (trung bình 1.99 cm/năm). Lún nặng nhất là  ở phường An Lạc, quận Bình Tân với 81.4 cm. Nghiên cứu của Tập đoàn CLS (Pháp) thực hiện từ năm 2015 - 2017 cũng cho thấy việc lún bề mặt đất trên địa bàn Sài Gòn hiện không có dấu hiệu dừng lại, ghi nhận của TNO.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.