Hôm nay,  

VN Không Dám Nêu Tên TC Khi Nói Về Bất Ổn Biển Đông Ở LHQ; Mẫu Hạm Mỹ Vào Biển Đông Ngay Trước Quốc Khánh Của TC

01/10/201900:52:00(Xem: 1766)
BIỂN ĐÔNG -- Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan của Mỹ đã đi vào Biển Đông ngay trước khi TQ tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập nhà nước CSTQ, theo bản tiên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 30 tháng 9.
Bản tin VOA viết chi tiết như sau.
Trung Quốc đã nhận được lời chúc mừng lễ Quốc Khánh (1/10) từ phía Hoa Kỳ, nhưng Bắc Kinh lại cáo buộc Washington cố tình gây căng thẳng quân sự trước lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó có việc triển khai hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới Biển Đông, theo tạp chí Newsweek.
Trong một thông điệp được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 27/09, Ngoại trưởng Mike Pompeo viết: “Thay mặt nhân dân Hoa Kỳ, tôi gửi lời chúc mừng đến nhân dân Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh ngày 1/10. Hoa Kỳ chúc nhân dân Trung Quốc hạnh phúc, sức khỏe, hòa bình và thịnh vượng trong năm tới.”
Lời chúc này được đưa ra trong bối cảnh hai bên đang có căng thẳng, không chỉ vì cuộc chiến thương mại đang tác động tới toàn cầu, mà còn vì những xung đột ở Biển Đông, nơi Ronald Reagan, hàng không mẫu hạm lớp Nimitz, chạy bằng năng lượng hạt nhân, gần đây đã thách thức chủ quyền của Bắc Kinh, vẫn theo tạp chí Newsweek.
“Phía Mỹ rất thích có những hành động nhỏ nhặt ngay trước các ngày lễ lớn của Trung Quốc, nhưng lịch sử đã chứng minh rằng không có hành động nhỏ nhặt nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quân đội và quốc gia Trung Quốc,” Đại tá Nhậm Quốc Cường, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói với báo chí hôm 29/09.
Trong một diễn biến liên quan, tàu sân bay Hoa Kỳ USS Ronald Reagan đang tiến hành các hoạt động tuần tra ở Biển Đông, gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, trang Japan Times hôm 29/09, dẫn những hình ảnh vệ tinh mới cho biết.
Hình ảnh vệ tinh được đăng trên mạng xã hội cho thấy dường như là tàu Reagan và một số tàu chiến không xác định, có thể là của Hoa Kỳ và Trung Quốc, đi chuyển trong khu vực phía đông bắc của quần đảo Trường Sa hôm 28/09, theo Japan Times.
Khi được hỏi về các hình ảnh này, cũng như vị trí của tàu Reagan, và liệu có ý định gửi đi một thông điệp tới Trung Quốc, một phát ngôn viên của Hạm đội 7 của Hoa Kỳ từ chối xác nhận vị trí tàu sân bay, nhưng cho biết tàu hiện nay “đang tiến hành các hoạt động thường lệ”.
“Hiện tại, tàu không phản ứng lại bất kỳ sự kiện cụ thể nào,” trung tá Reann Mommsen cho Japan Times biết trong một email.
Hôm 26/09, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tàu sân bay Hoa Kỳ và nhóm tàu tấn công, có căn cứ ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa (Nhật), đã có mặt ở Biển Đông để “phô trương sức mạnh và leo thang quân sự hóa khu vực.”
Trong khi đó một bản tin khác của Đài VOA nêu nghi vấn “Tại sao Việt Nam không nêu đích danh Trung Quốc trước Đại hội đồng LHQ?”
Bản tin cho biết như sau.

Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ là cơ hội tốt cho Việt Nam “quốc tế hóa việc tranh chấp” trên Biển Đông với Trung Quốc và việc ông Phạm Bình Minh không chỉ đích danh Trung Quốc thể hiện sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam về đối sách với Bắc Kinh, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales.
Đồng thời, nhiều người Việt bày tỏ thất vọng khi ông Minh không nêu tên Trung Quốc trong bài phát biểu trước Đại hội đồng dù Hà Nội trong những tháng qua nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của mình cũng như tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.
Trong bài phát biểu hôm 28/9 tại New York, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam “kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982”.
Ông Minh nói "Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển Việt Nam" và rằng "các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển."
Bài phát biểu dài khoảng 16 phút của ông Minh không nêu tên Trung Quốc cũng như không đề cập đến vụ 'đối đầu' đang diễn ra tại Bãi Tư Chính.
“Thận trọng” và “chia rẽ”
Theo nhận định của GS Thayer, chuyên gia phân tích các vấn đề Việt Nam, giới lãnh đạo Hà Nội đã “rất thận trọng” trong việc ứng xử với vụ việc này.
Vị giáo sư của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc của Đại học NSW cho rằng, mặc dù Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế trong vụ tranh chấp với Trung Quốc, việc không chỉ đích danh Trung Quốc tại Đại hội đồng LHQ là vì các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, “chia rẽ về việc Việt Nam nên theo đuổi chính sách nào” để ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông trong khi Bắc Kinh “không muốn danh thế hay vị thế của họ bị chỉ trích” trên trường quốc tế.
“Nguyên nhân của việc thiếu sự thống nhất là do Việt Nam không có những lựa chọn tốt,” theo GS Thayer và ông cho rằng “Trung Quốc hoàn toàn rõ ràng cho thấy họ muốn Rosneft Việt Nam ngừng khai thác dầu và Việt Nam không may là đã phải ngừng lại với Repsol trước sự đe dọa ở Bãi Tư Chính.”
Vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, Việt Nam được cho là đã ngừng hai dự án khai thác dầu khí với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha. Hiện Việt Nam đang hợp tác với tập đoàn Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đến thăm dò.
Luật sư Vũ Đức Khanh, người thường xuyên theo dõi chính trường Việt Nam, cũng cho rằng một trong những lý do Việt Nam vẫn ‘chưa’ nêu đích danh Trung Quốc là vì “vẫn cảm thấy cô đơn nếu có một cuộc xung đột vũ trang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam không tin bất cứ ai có thể đứng ra giúp họ và càng không tin Hoa Kỳ sẽ sát cánh chiến đấu bên cạnh họ vì giữa họ và Hoa Kỳ cũng như thế giới vẫn chưa có sự chia sẻ vào những giá trị nền tảng chung.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.