Hôm nay,  

Sài Gòn: Đặt 10,000 Camera Theo Dõi Dân?

8/30/201900:00:00(View: 1681)

Chính quyền CSVN tại thành phố Sài Gòn đang dự định đặt khoảng 10,000 máy thu hình trên khắp thành phố để theo dõi hoạt động hàng ngày của người dân, làm cho nhiều nhà quan sát lo ngại chính quyền sẽ lợi dụng việc này để kiểm soát người dân, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 29 tháng 8.

Bản tin RFA viết như sau.

Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) TP.HCM vừa trình đề án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung”. Theo đó, từ nay đến năm 2025 sẽ lắp đặt khoảng 10.000 camera giám sát trên toàn thành phố với kinh phí thực hiện khoảng hơn 1.600 tỉ đồng lấy từ ngân sách thành phố.

Theo Sở TT&TT, mạng lưới camera có mục đích giám sát, nhận diện biển số phương tiện giao thông, nhận diện khuôn mặt, theo dõi triều cường, tình trạng ngập úng…

Bên cạnh đó, hệ thống camera này còn có khả năng phân tích hình ảnh, nhận diện và tìm kiếm đối tượng theo yêu cầu. Vì vậy, nó sẽ hỗ trợ tốt cho việc chỉ đạo, điều hành và xử lí các tình huống như chống bạo động và các hành vi gây rối trật tự công cộng.

Bình luận về dự án này, Đinh Thuỵ An là một thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính tại Hàn Quốc, cho rằng:

“Tôi nghĩ với số lượng 10.000 camera được lắp đặt trên toàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đủ để đọc được hình ảnh của người dân. Bởi vì theo kết quả thực tiễn, các hình ảnh lấy ra từ camera có chất lượng rất thấp. Nếu muốn nhận diện được thì camera đó phải cực kỳ tốt, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ rất cao.

Nhưng nếu như phải đầu tư với một số tiền rất lớn cho hệ thống camera đó thì cũng phải nên coi lại kỹ hơn bởi vì số tiền đó chắc chắn sẽ từ tiền thuế của người dân mà ra.”

....

 

Cũng theo luật gia Phạm Lê Vương Các, dự án lắp đặt hệ thống camera có thể nhận diện khuôn mặt được chính quyền TP.HCM thực hiện theo mô hình giám sát công dân của Trung Quốc:

“Việc quản lý xã hội bằng cách lắp đặt hệ thống camera thì trước đây Trung Quốc đã áp dụng rồi. Bây giờ Việt Nam cũng chỉ là bắt chước theo cách thức quản lý xã hội của Trung Quốc và TP.HCM là nơi có điều kiện kinh tế để thí điểm mô hình này.

Việc giám sát này chỉ thấy ở những quốc gia độc tài chẳng hạn như Trung Quốc. Từ việc  muốn nhận diện khuôn mặt mỗi khi ra đường thì chính quyền đang gia tăng quản lý chặt chẽ người dân từ trong nhà ra tới ngoài đường. Ở trong nhà thì có những chính sách như hộ khẩu, phải đăng ký lưu trú cho tới khi ra đường thì sẽ bị nhận diện qua hệ thống camera nhận diện gương mặt.”

.....

 

Từ mối lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nói chung hay là chính quyền TP.HCM nói riêng hiện nay đang lợi dụng dự án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung” để tăng cường theo dõi, giám sát mọi hành vi của công dân, ông Trường Sơn và luật gia Phạm Lê Vương Các đã chỉ ra các hệ luỵ mà người dân có thể phải gánh chịu nếu tiếp tục việc lắp đặt hàng loạt camera có chức năng tự động nhận diện khuôn mặt và hành vi:

Thứ nhất, người dân dễ dàng bị giải tán, đàn áp khi tham gia các hoạt động biểu tình hay thực hành quyền tự do hội họp của công dân. Ông Trường Sơn nói tiếp:

“Rõ ràng đây là một nguy cơ hiện hữu. Thông qua những bài báo trong nước thì chính quyền TP.HCM đang thể hiện rất rõ mục đích của họ khi mà lắp đặt hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đó là phát hiện những công dân tham gia các hoạt động tụ tập đông người, mà có thể hiểu là người ta đang thực hành quyền biểu đạt cũng như tự do hội họp của họ.

Chính quyền muốn phát hiện những người tham gia các hoạt động đó và trừng phạt họ thì rõ ràng, đối với Ân xá Quốc tế đây là công cụ để giúp chính quyền thực hiện đàn áp quyền tự do biểu đạt của người dân, và nó rất là đáng lo ngại.”

Thứ hai, khi người dân bị theo dõi, giám sát quá mức sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư cá nhân. Luật gia Phạm Lê Vương Các nhận định:

“Việc lắp đặt camera này với các chức năng phòng chống tội phạm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy rõ một điều rằng có dấu hiệu mang tính chất không đảm bảo được quyền riêng tư của công dân trong xã hội.

Chính sách quản lý người dân sẽ làm cho xã hội thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự hồn nhiên của người dân khi ra đường, làm mất bớt đi sự tự do quyền riêng tư vốn có.”

Thứ ba, chính phủ sẽ nhận diện, thu thập các hành vi cá nhân của người dân rồi thực hiện việc “xếp hạng công dân” hệt như những gì Trung Quốc đang thực hiện với người dân của mình, theo ông Trường Sơn:

“Chính quyền Trung Quốc đã triển khai hệ thống tính điểm cho công dân của mình. Tức là bất cứ việc làm nào của công dân ở nơi công cộng đều bị hệ thống camera phát hiện và danh tính của họ cũng bị lộ diện.

Hình minh họa. Một người khách chụp hình hệ thống an ninh nhận dạng khuôn mặt ở triển lãm quốc tế về an toàn và an ninh ở Bắc Kinh hôm 24/10/2018.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cho đến hết ngày 31/12/2020, số lượng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay thay vì phải ban hành trên 20 văn bản theo kế hoạch. Thậm chí, nghị định quy định về tổ chức đại diện người lao động và một số nghị định khác còn chưa được công bố dự thảo để lấy ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ở Việt Nam có nhiều thứ được nhà nước XHCN liệt vào loại “bí mật” hay thậm chí dữ dội hơn nữa là “tuyệt mật” để cấm người dân nói đến, chẳng hạn chuyện về nhân sự của Bộ Chính Trị mà cụ thể là các chức vụ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 30 tháng 12 năm 2020.
Người tù lương tâm và là nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực 30 ngày để đòi tòa án CSVN “miễn hình phạt còn lại cho ông theo Bộ luật hình sự 2015, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ phản hồi gì,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 23 tháng 12 năm 2020.
Lại có thêm các nhà bất đồng chính kiến bị công an CSVN bắt hoặc bị kết án tại Việt Nam trong vài ngày qua đó là Bà Lê Thị Bình tại Cần Thơ, các ông Nguyễn Đăng Thương, Huỳnh Anh Khoa và Trần Trọng Khải, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 12 năm 2020.
Một lần nữa, thay mặt Phương Đoàn Nghĩa Sinh Chicago, chúng con xin kính chúc quý Đức cha, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý Chức và toàn thể quý vị cùng tất cả anh chị em Nghĩa Sinh và Ân nhân Nghĩa Sinh một mùa Giáng Sinh dồi dào ân sủng và tình yêu của Đấng Chí tôn được hòa quyện với tình thương nhân loại trong một thế giới hòa bình, thịnh vượng và phước hạnh.
Công an Việt Nam đã bắt một người sử dụng Facebook nổi tiếng vì bị cáo buộc lạm dụng tự do dân chủ và đăng những bài chống nhà nước, theo truyền thông nhà nước VN cho biết hôm Thứ Năm, 17 tháng 12 năm 2020, theo Reuters tường trình hôm Thứ Năm.
Thi sĩ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch đả bị tòa án Nghệ An tuyên án tù 12 năm và 3 năm quản chế vì bị buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Ba, 15 tháng 12 năm 2020.
Tiếng chuông ngân vang gắn liền với các giáo xứ, giáo họ, giáo điểm và các cộng đoàn thánh hiến. Chuông nhà thờ là một nhu cầu tinh thần thật sự không thể thiếu được – nhất là đối với các giáo điểm ở vùng sâu vùng xa.
Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ Tịch Hà Nội, đã bị tòa án Hà Nội tuyên án tù 5 năm hôm 11 tháng 12 năm 2020 vì tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 11 tháng 12 năm 2020.
Facebook tố cáo chính quyền CSVN hậu thuẫn cho nhóm tin tặc APT32 “lan truyền mã độc nhắm vào các nhà hoạt động Việt Nam, các chính phủ nước ngoài, các cơ quan báo chí, cùng các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 11 tháng 12 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.