Hôm nay,  

Dân Mất Đất Dựng Lều Biểu Tình

4/4/201900:00:00(View: 2155)
HANOI -- Dân mất đất, thế là dựng lều biểu tình...

Báo Nông Nghiệp gọi tình hình đo 1là cát loạn Phú Thọ: Nông dân mất đất dựng lều, nấu cơm trước cổng trụ sở xã...

Những quyết định cấp phép khai thác khoáng sản, cát sỏi liên tiếp của UBND tỉnh Phú Thọ cho các doanh nghiệp đang đẩy người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này đến bước đường cùng…

Cho rằng chính quyền địa phương “bảo kê” cho hoạt động khai thác cát sỏi khiến hàng chục ha đất sản xuất của nhân dân bị đổ xuống sông, người dân xã Đông Khê (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cầu cứu khắp mọi nơi, thậm chí họ dựng lều, tụ tập nấu cơm ăn ngay trước cổng trụ sở công quyền...  

Bản tin ghi rằng những băng rôn, khẩu hiệu, những tiếng trống, tiếng chiêng, những gương mặt thất thần, bức xúc vì mất đất, những bữa cơm được nấu ngay tại cổng UBND xã để đấu tranh, những tiếng nói yêu cầu đối thoại với lãnh đạo địa phương nhưng không được giải quyết... Tất cả những vấn đề này xuất hiện ở Đông Khê, một vùng quê nghèo, thuần nông kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho Cty CP Vật tư và xây dựng Đô thị Phú Thọ khai thác cát sỏi trên sông Chảy.

Đây là đợt tụ tập đông người để đấu tranh lần thứ 2 của người dân thôn 2 xã Đông Khê trước cổng UBND xã. Trước đó, từ ngày 7/2/2019, người dân mất đất cũng đã nhiều ngày dựng lều lán, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê để phản đối hoạt động khai thác cát sỏi gây mất đất sản xuất của họ. Chính quyền địa phương đã hứa sẽ kiểm tra, làm rõ và động viên người dân giải tán, tuy nhiên sau đó các tàu cát lại tiếp tục hoạt động đã khiến người dân mất niềm tin và cho rằng có sự “tiếp tay”, “bảo kê” từ phía cơ quan chức năng...

Hơn 20 người dân đại diện cho khoảng 140 hộ dân cho biết, đã gõ cửa rất nhiều cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhưng những khiếu nại, kiến nghị của họ từ nhiều tháng trời vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. “Cùng bất đắc dĩ người dân chúng tôi mới phải làm thế này”, ông Phùng Văn Thiệp, người đứng đơn đại diện nhân dân trao đổi với PV NNVN về việc dựng lều, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê.

Báo Nông Nghiệp ghi rằng cánh đồng Cây Vải và Đồng Mã là một vùng bãi bồi trù phú ven sông Chảy, tự bao đời nay được ví như nồi cơm của hàng nghìn nhân khẩu chủ yếu sống dựa vào những vụ trồng ngô, lúa và cây ăn quả. Kể từ khi tàu khai thác cát hoạt động, “nồi cơm” của họ liên tục bị đào múc, sạt lở, hoa màu, cây cối lần lượt bị cuốn xuống dòng sông. Những người dân xã Đông Khê dẫn chúng tôi ra đồng để chứng kiến thực trạng mà họ nói “trừ đám lợi ích đang đục khoét khúc sông này thì bất cứ ai nhìn cũng phải xót xa”.


Vụ này nhân dân trồng ngô và cây ăn quả. Một màu xanh mướt chạy dài dọc theo bãi sông, minh chứng rõ nhất về sự trù phú của cánh đồng. Nhưng thành quả người dân tạo dựng hiện đã bị mất mát khoảng gần 10ha do tình trạng sạt lở, cuốn trôi. Vết sạt lở kéo dài cả cây số, cao từ 3 - 4m và dấu tích của cây cối, hoa màu bị đổ xuống sông cứ sau mỗi ngày, mỗi giờ lại càng thêm lan rộng. Chỉ trong vòng một năm, cánh đồng này đã bị lòng sông lấn vào hàng trăm mét. Tốc độ sạt lở nhanh đến mức nhiều diện tích cây ăn quả không kịp di dời, nhiều mồ mả của người thân không kịp sơ tán. Gần 20 ngôi mộ bị đất cát vùi xuống sông, người dân huy động tìm kiếm nhiều ngày trời mới mò lại được.

Báo Nông Nghiệp ghi lời ông Đinh Công Trường (70 tuổi) lo lắng:

“Nhiều gia đình đã mất đất canh tác, cứ đà này, chỉ một thời gian ngắn nữa, đất đai, hoa màu, mồ mả cha ông chúng tôi sẽ đổ hết xuống sông. Chúng tôi đã phản ánh lên xã, lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương hết lần này đến lần khác nhưng không có kết quả. Dân chúng tôi nghèo lắm, bỏ công bỏ việc để đi đấu tranh thế này không ai muốn cả, nhưng vì con cháu nên chúng tôi phải bảo vệ đất đai của mình.”

Không chỉ mất đất sản xuất, mất mồ mả, đã có người mất mạng kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản ở Đông Khê. Bà Lý Thị Bích Ngọc có đứa con trai tên Nguyễn Văn Chiến ra bờ sông Chảy để bơi nhưng do đất ven sông bị các tàu cát hút lở, thằng bé vừa bước xuống thì đất sụt và bị rơi vào đúng hố sâu nơi tàu cát đang hút dẫn đến tử vong.

“Kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép, hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra suốt ngày đêm, chúng tôi đấu tranh, khiếu nại quá nhiều rồi, nhưng kết quả là bị chính quyền bác bỏ, xã hội đen đe dọa”, ông Phùng Văn Thiệp nói.  

Báo Nông Nghiệp kể thêm rằng trong đơn cầu cứu gửi các cơ quan chức năng, người dân Đông Khê khẳng định, họ đã khiếu nại nhiều lần về quyết định cấp phép của UBND tỉnh Phú Thọ để doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn gây ra hàng loạt những hệ lụy mất đất, mất mồ mả tổ tiên và yêu cầu làm rõ “thủ phạm”, tuy nhiên, cả phía chính quyền lẫn doanh nghiệp đều có những động thái bất chấp nguyện vọng chính đáng của dân.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một sự kiện rất bất ngờ làm cho nhiều người VN phân vân không biết có phải Đảng CSVN muốn gửi đi một thông điệp nào đó cho TQ khi Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phút đột nhiên đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến VN và TQ vào ngăm 1979 tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên hôm 8 tháng 12 năm 2021, và ông Phúc là vị lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN đến tưởng niệm tại nghĩa trang này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 10 tháng 12 năm 2021.
Trong vòng 4 năm đã có tới hơn 25,000 đảng viên Đảng CSVN bị kỷ luật vì “suy thoái hoặc có biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, qua các tệ nạn tham nhũng, quan liêu là nguy cơ của đảng cầm quyền, theo đánh giá của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Trương Thị Mai, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm Thứ Năm, 9 tháng 12 năm 2021.
Báo cáo mới đặc biệt của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) công bố hôm 8 tháng 12 năm 2021 đã cho biết rằng chính quyền CSVN hiện đang cầm tù 23 nhà báo và liệt VN danh sách các nước bỏ tù ký giả nhiều nhất thế giới, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm Thứ Năm, 9 tháng 12 năm 2021.
Dân oan đã trở thành quốc nạn trong nhiều thập niên qua tại VN với những sự kiện bi thảm đã xảy ra giữa người dân bị cưỡng chiếm nhà cửa ruộng vườn và giới quan lại cường hào ác bá, mà cụ thể mới nhất là vụ một gia đình tại Sài Gòn bị cưỡng chế đã dùng xăng dầu để chống lại công an làm cho 4 công an phải bị thương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Thủ Tướng Campuchia Hun Sen đã phô lộ thái độ phục tùng nước lớn TQ quá lộ liễu khi ông đòi chính quyền CSVN phải “cách chức Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - cựu Tư lệnh Bộ đội biên phòng, hiện nay là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trong buổi lễ có sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc Vương Văn Thiên (Wang wenTian),” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 7 tháng 12 năm 2021.
Các nhà máy ở Việt Nam đang gặp khó khăn về việc thiếu công nhân vì nhiều người lao động nhập cư quay trở về quê nhà sau đợt đóng cửa TP. Sài Gòn. Đợt đóng cửa thành phố để hạn chế vi rút Covid đã khiến họ bị kẹt lại ở TP. Sài Gòn suốt nhiều tháng trong năm ngoái, theo một đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm Cento Ventures nói với Reuters hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021. Cuộc di cư ồ ạt ra khỏi thành phố và các tỉnh công nghiệp lân cận đã làm dấy lên lo ngại tình trạng thiếu hụt lao động sẽ làm chậm đà phục hồi từ mức sụt giảm kỷ lục GDP trong quý thứ ba.
Tin thêm về tình hình mua lũ tại Miền Trung Việt Nam mà đã diễn ra mấy ngày nay cho biết hiện số người thiệt mạng đã lên tới 18 người, hàng ngàn nhà bị ngập nước, và khoảng 25,000 học sinh không thể tới trường, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 2 tháng 12 năm 2021.
Ít nhất 11 người thiệt mạng vì lũ lụt dâng cao tại nhiều tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 1 tháng 12 năm 2021.
Blogger nổi tiếng Huỳnh Thục Vy đã bị công an bắt hôm 1 tháng 12 năm 2021 trong thời gian bà vì con còn nhỏ nên không thể thọ án tù 2 năm 9 tháng vì tội danh “xúc phạm quốc kỳ” đã bị tuyên án vào ngày 30 tháng 11 năm 2018, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 1 tháng 12 năm 2021.
Chùa Thiên Quang tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kêu cứu vì bị chính quyền yêu cầu dẹp bỏ, trong khi các Thầy trong Chùa này lên tiếng báo động vì lý do Chùa này theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không chịu vào Giáo Hội nhà nước, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Tư, 1 tháng 12 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.