Hôm nay,  

Dân Mất Đất Dựng Lều Biểu Tình

04/04/201900:00:00(Xem: 2257)
HANOI -- Dân mất đất, thế là dựng lều biểu tình...

Báo Nông Nghiệp gọi tình hình đo 1là cát loạn Phú Thọ: Nông dân mất đất dựng lều, nấu cơm trước cổng trụ sở xã...

Những quyết định cấp phép khai thác khoáng sản, cát sỏi liên tiếp của UBND tỉnh Phú Thọ cho các doanh nghiệp đang đẩy người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này đến bước đường cùng…

Cho rằng chính quyền địa phương “bảo kê” cho hoạt động khai thác cát sỏi khiến hàng chục ha đất sản xuất của nhân dân bị đổ xuống sông, người dân xã Đông Khê (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cầu cứu khắp mọi nơi, thậm chí họ dựng lều, tụ tập nấu cơm ăn ngay trước cổng trụ sở công quyền...  

Bản tin ghi rằng những băng rôn, khẩu hiệu, những tiếng trống, tiếng chiêng, những gương mặt thất thần, bức xúc vì mất đất, những bữa cơm được nấu ngay tại cổng UBND xã để đấu tranh, những tiếng nói yêu cầu đối thoại với lãnh đạo địa phương nhưng không được giải quyết... Tất cả những vấn đề này xuất hiện ở Đông Khê, một vùng quê nghèo, thuần nông kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho Cty CP Vật tư và xây dựng Đô thị Phú Thọ khai thác cát sỏi trên sông Chảy.

Đây là đợt tụ tập đông người để đấu tranh lần thứ 2 của người dân thôn 2 xã Đông Khê trước cổng UBND xã. Trước đó, từ ngày 7/2/2019, người dân mất đất cũng đã nhiều ngày dựng lều lán, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê để phản đối hoạt động khai thác cát sỏi gây mất đất sản xuất của họ. Chính quyền địa phương đã hứa sẽ kiểm tra, làm rõ và động viên người dân giải tán, tuy nhiên sau đó các tàu cát lại tiếp tục hoạt động đã khiến người dân mất niềm tin và cho rằng có sự “tiếp tay”, “bảo kê” từ phía cơ quan chức năng...

Hơn 20 người dân đại diện cho khoảng 140 hộ dân cho biết, đã gõ cửa rất nhiều cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhưng những khiếu nại, kiến nghị của họ từ nhiều tháng trời vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. “Cùng bất đắc dĩ người dân chúng tôi mới phải làm thế này”, ông Phùng Văn Thiệp, người đứng đơn đại diện nhân dân trao đổi với PV NNVN về việc dựng lều, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê.

Báo Nông Nghiệp ghi rằng cánh đồng Cây Vải và Đồng Mã là một vùng bãi bồi trù phú ven sông Chảy, tự bao đời nay được ví như nồi cơm của hàng nghìn nhân khẩu chủ yếu sống dựa vào những vụ trồng ngô, lúa và cây ăn quả. Kể từ khi tàu khai thác cát hoạt động, “nồi cơm” của họ liên tục bị đào múc, sạt lở, hoa màu, cây cối lần lượt bị cuốn xuống dòng sông. Những người dân xã Đông Khê dẫn chúng tôi ra đồng để chứng kiến thực trạng mà họ nói “trừ đám lợi ích đang đục khoét khúc sông này thì bất cứ ai nhìn cũng phải xót xa”.


Vụ này nhân dân trồng ngô và cây ăn quả. Một màu xanh mướt chạy dài dọc theo bãi sông, minh chứng rõ nhất về sự trù phú của cánh đồng. Nhưng thành quả người dân tạo dựng hiện đã bị mất mát khoảng gần 10ha do tình trạng sạt lở, cuốn trôi. Vết sạt lở kéo dài cả cây số, cao từ 3 - 4m và dấu tích của cây cối, hoa màu bị đổ xuống sông cứ sau mỗi ngày, mỗi giờ lại càng thêm lan rộng. Chỉ trong vòng một năm, cánh đồng này đã bị lòng sông lấn vào hàng trăm mét. Tốc độ sạt lở nhanh đến mức nhiều diện tích cây ăn quả không kịp di dời, nhiều mồ mả của người thân không kịp sơ tán. Gần 20 ngôi mộ bị đất cát vùi xuống sông, người dân huy động tìm kiếm nhiều ngày trời mới mò lại được.

Báo Nông Nghiệp ghi lời ông Đinh Công Trường (70 tuổi) lo lắng:

“Nhiều gia đình đã mất đất canh tác, cứ đà này, chỉ một thời gian ngắn nữa, đất đai, hoa màu, mồ mả cha ông chúng tôi sẽ đổ hết xuống sông. Chúng tôi đã phản ánh lên xã, lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương hết lần này đến lần khác nhưng không có kết quả. Dân chúng tôi nghèo lắm, bỏ công bỏ việc để đi đấu tranh thế này không ai muốn cả, nhưng vì con cháu nên chúng tôi phải bảo vệ đất đai của mình.”

Không chỉ mất đất sản xuất, mất mồ mả, đã có người mất mạng kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản ở Đông Khê. Bà Lý Thị Bích Ngọc có đứa con trai tên Nguyễn Văn Chiến ra bờ sông Chảy để bơi nhưng do đất ven sông bị các tàu cát hút lở, thằng bé vừa bước xuống thì đất sụt và bị rơi vào đúng hố sâu nơi tàu cát đang hút dẫn đến tử vong.

“Kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép, hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra suốt ngày đêm, chúng tôi đấu tranh, khiếu nại quá nhiều rồi, nhưng kết quả là bị chính quyền bác bỏ, xã hội đen đe dọa”, ông Phùng Văn Thiệp nói.  

Báo Nông Nghiệp kể thêm rằng trong đơn cầu cứu gửi các cơ quan chức năng, người dân Đông Khê khẳng định, họ đã khiếu nại nhiều lần về quyết định cấp phép của UBND tỉnh Phú Thọ để doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn gây ra hàng loạt những hệ lụy mất đất, mất mồ mả tổ tiên và yêu cầu làm rõ “thủ phạm”, tuy nhiên, cả phía chính quyền lẫn doanh nghiệp đều có những động thái bất chấp nguyện vọng chính đáng của dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính quyền CSVN vẫn còn rất sợ vụ Đồng Tâm sẽ bùng nổ lớn vì sự bất mãn của người dân đối với cách hành xử bạo tợn của công an nên đã ra lệnh phong tỏa tài khoản phúng điếu dịp tang lễ ông Lê Đình Kình, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 18 tháng 1.
Vụ Đồng Tâm tiếp tục được quốc tế và người dân Việt Nam trong ngoài nước đặc biệt quan tâm mà cụ thể nhất là Liên Âu đòi gặp Bộ Công An VN để hỏi cho rõ ngọn nguồn câu chuyện và nhiều nhà đấu tranh tại VN đã lập “Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm” để tiếp tục cung cấp thông tin về việc này, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 15 và 16 tháng 1.
Vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, trong lúc gần đến ngày Tết Âm Lịch truyền thống của Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã huy động hàng ngàn quân đội, cảnh sát dã chiến, công an, dùng xe bọc thép, vũ khí sát thương tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Việt Nam về: “vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”.
Vụ khủng hoảng ở xã Đồng Tâm chưa yên khi một Facebooker ở Cần Thơ đã bị bắt vì cho là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…,” hôm 12 tháng 1, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 13 tháng 1.
Bà Trần Thị Nga là nhà đấu tranh trong nước được phóng thích sang Hoa Kỳ hôm 10 tháng 1 trong lúc đang ngồi tù 9 năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay hôm Thứ Sáu.
Vụ xung đột giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền CSVN tiếp tục sôi động khi có tin mới nhất hôm 10 tháng 1 cho biết người thủ lãnh tinh thần của dân Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình đã chết trong vụ đối đầu với công an hôm 9 tháng 1, theo bản tin cập nhật của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho hay hôm 10 tháng 1.
8 người Việt Nam đã bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn tại một trang trại ở ngoại ô thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga hôm 7 tháng 1, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 9 tháng 1.
Chính quyền CSVN đang cầm tù 239 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và dân quyền tại Việt Nam, theo bải tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trích thuật báo cáo của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hôm 6 tháng 1.
Đầu năm 2020 Việt Nam được luân phiên làm chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và cũng giữ chức chủ tịch Khối ASEAN trong năm 2020, nhưng CSVN sẽ không dùng cơ hội này để đưa vấn đề Biển Đông ra LHQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 3 tháng 1.
Nhân mùa Giáng Sinh 2019, Đoàn Công tác Xã hội Nghĩa Sinh đã đến huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kontum để chia sẻ với bà con người dân tộc làng K’Leng và làng K’Đừ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.