Hôm nay,  

Dòng Tu Thiên An Biểu Tình

11/2/201800:00:00(View: 2303)
HUẾ -- Các tu sĩ Công giáo thuộc dòng ẩn tu Thiên An hôm Thứ Năm 1/11/2018 đã bày tỏ bất mãn vì chính quyền liên tục tìm cách chiếm đất dòng tu này.

Bản tin VOA ghi rằng các Đan sĩ Thiên An đã tuần hành phản đối công trình xây dựng ‘phong tỏa’ đan viện.

Sáng 1/11, các tu sĩ của đan viện Thiên An ở Thừa Thiên-Huế bắt đầu cuộc tuần hành mỗi ngày, kéo dài một tuần lễ, nhằm phản đối việc xây dựng trái phép trên phần đất mà các đan sĩ nói là thuộc về đan viện.

Sự kiện mới nhất diễn ra sau một chuỗi các vụ lấn chiếm, xây dựng, phá hoại… khiến các đan sĩ liên tục kêu cứu trong thời gian qua.

Linh mục Louis Gonzaga Đặng Hùng Tân, bề trên đan viện Thiên An, nói với VOA: “Nhà dòng phải xuống đường để người ta biết là mình phản đối. Vì trước đây, người ta đã lên nhà dòng nói chuyện, xin nhà dòng được sử dụng miếng đất bên cạnh (thuộc về đan viện) để có không gian để vật liệu nhưng nhà dòng không đồng ý”.

Tuy nhiên, chủ công trình vẫn tiếp tục xây tường rào lấn đất đan viện và hiện đang tiếp tục xây cổng cho công trình được cho là miếu, chùa hay nhà tổ ngay trên phần đất của đan viện.

Trong một đoạn video mà các đan sĩ ghi lại, người chủ công trình nói rằng: “Xếp tôi có lên xin mở cửa đó nhưng quý thầy không cho, rồi xếp tôi xuống gặp mấy chú công an thì họ nói mấy anh cứ trổ cái cửa đó đi…”

Bản tin VOA ghi lời các đan sĩ cho biết, phần đất mà chủ công trình đang xây trước đây thuộc về đan viện, nhưng đã bị chính quyền tịch thu và bán lại cho tư nhân để xây cất. Công trình hiện tại nằm ngay lối đi chính khiến cho cửa ngõ vào đan viện bị thu hẹp, cản trở việc đi lại của nhà dòng và khách hành hương. Chưa kể nhiều cây thông mà các đan sĩ đã dày công chăm sóc nhiều chục năm nay đều bị “bao vây” bên trong bức tường, đe dọa đến cảnh quan và môi trường trong khu vực.

“Bao nhiêu cái đơn trong mười mấy năm nay nhà nước đều không giải quyết”, LM. Tân cho VOA biết.

Đan viện Thiên An, được mệnh danh là “Đà Lạt trên đất Huế”, tọa lạc trên ngọn đồi lớn nhất trong số nhiều ngọn đồi thuộc quyền sở hữu mà đan viện đã có từ năm 1940.

Rừng thông trong khu đất này đã bị chính quyền “tiếp quản” từ năm 1976 đến nay vẫn chưa hoàn trả. Những năm gần đây, đan viện cho biết chính quyền địa phương đã thông qua Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong để chuyển đổi đất-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An thành đất tư nhân.


Các đan sĩ nói họ chỉ muốn đòi công lý một cách ôn hòa qua việc gửi đơn, thư và các cuộc họp với chính quyền, nhưng trong những năm qua, đan viện liên tiếp bị sách nhiễu bằng nhiều hình thức như đập phá thánh giá trên đồi thông, cho công an, côn đồ thóa mạ, đánh đập các đan sĩ…

VOA cũng ghi rằng gần đây, trong khu vực rừng thông của đan viện liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn đáng ngờ khiến các đan sĩ phải lên tiếng kêu cứu.

“Trước đây, cháy rừng ít xảy ra lắm, rất hiếm. Mấy năm mới có cháy một lần. Nhưng từ đầu năm tới giờ, trong vòng có 2-3 tháng đã cháy tới 5 vụ, mà đều ở sát nhà dòng hết”, LM. Tân cho biết thêm.

Cho đến nay, chính quyền vẫn chưa phản hồi hay tiến hành điều tra nguyên nhân các vụ hỏa hoạn trên.

Trong báo cáo về nhân quyền công bố hồi tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lưu ý đến trường hợp đan viện Thiên An và làng Đồng Tâm khi cho rằng luật pháp Việt Nam đã tạo điều kiện cho chính quyền đưa ra các quyết định tịch thu đất, định giá và bồi hoàn “thiếu công bằng” cho người dân, dẫn đến khiếu nại khắp nơi liên quan đến đất đai, cũng như tình trạng “thiếu minh bạch”, “tham nhũng” trong quá trình tịch thu đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, báo cáo về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 5 còn đặc biệt đề cập đến vụ hơn 100 côn đồ nghi là công an mặc thường phục đã đột nhập đan viện Thiên An hồi tháng 6 và đánh đập các đan sĩ, cũng như việc chính quyền địa phương can thiệp vào việc thay đổi nhiệm sở của Linh mục Nguyễn Văn Đức, cựu giám quản đan viện, vì cho rằng ông đã tổ chức các hoạt động bất hợp pháp, thách thức pháp luật và không tôn trọng chính quyền và người dân địa phương.

Cũng nên ghi nhận rằng, theo một bản tin khác từ trang web của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế hôm 13/7/2017, bạo lực đã xảy ra trên đất dòng tu này vào giữa năm 2017:

“...các đan sĩ đã mạnh mẽ lên án những hành vi của một nhóm côn đồ được chính quyền bảo kê, đã thô bạo xâm phạm thân thể các đan sĩ, xúc phạm nhân phẩm người tu hành, đặc biệt là hành vi xúc phạm sự thánh thiêng tôn giáo khi ngang nhiên cho cán bộ phá hủy Thánh Giá ngay trong khuôn viên Đan viện vào ngày 28-29/06/2017 vừa qua; đồng thời, khẳng định quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp đối với toàn bộ hơn 107 hécta nhà-đất- rừng thông tọa lạc tại đồi Thiên An lẫn hồ Thủy Tiên.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Họ, nhóm Báo Sạch, chỉ là những người làm báo không muốn nằm dưới quyền kiểm soát của một ông chủ vốn đã làm chủ hơn 700 tờ báo trên cả nước, và họ cũng chỉ muốn đưa tin trung thực cho người dân thấp cổ bé miệng được biết sự thật, nhưng chính ước và việc làm đó đã đẩy họ vào con đường sắp bị tù tội, khi công an thành phố Cần Thơ tại VN đề nghị truy tố 5 người trong nhóm Báo Sạch gồm các ông Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Lê Thế Thắng, Nguyễn Thanh Nhã và Đoàn Kiên Giang, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 6 tháng 8 năm 2021.
Trung Quốc luôn luôn tìm cách để phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông hầu răn đe các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền biển đảo trong vùng mà cụ thể gần đây nhất là vụ TQ tiến hành tập trận ở Hoàng Sa từ ngày 6 tới 10 tháng 8 khiến cho Việt Nam đã lên tiếng phản đối và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN đã ra tuyên bố kêu gọi các bên liên quan tại Biển Đông kềm chế, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 5 tháng 8 năm 2021.
Mặc dù mỗi cá nhân trong một quốc gia bị lệ thuộc vào hoàn cảnh quốc gia đó, nhất là lệ thuộc sự thông minh và tinh thần trách nhiệm của chính phủ, nhưng không khác những tình trạng nguy kịch khác, trước đe dọa của đại dịch COVID-19 mỗi cá nhân vẫn giữ được trong tay mình một số khả năng để tự bảo vệ.
Dường như cái gì thuộc về Trung Quốc người dân Việt Nam đều không thích mà cụ thể nhất là ngay cả trong lúc tình hình đại dịch đang gây khủng hoảng tại Sài Gòn nhưng thuốc chích ngừa Covid-19 hiệu Sinopharm của TQ cũng bị người dân chê, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 3 tháng 8 năm 2021.
Tình hình đại dịch vi khuẩn corona tại Việt Nam ngày càng trầm trọng mà cụ thể mới nhất là lời tuyên bố của Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long hôm 2 tháng 8 nói rằng “nhiều địa phương chưa tính hết những tình huống có thể xảy ra khi xây dựng kịch bản phòng chống dịch. Nhiều nơi chuẩn bị kịch bản thấp hơn so với thực tế, có nơi chưa chuẩn bị chu đáo cho phòng chống dịch. Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam không cho biết cụ thể những địa phương nào để cho tình hình dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 2 tháng 8 năm 2021.
Người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang đối diện với cái chết cận kề sau khi ông đã thực hiện cuộc tuyệt thực dài hạn để đòi hỏi được tự do bất kể đến sự sống còn của bản thân, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 2 tháng 8 năm 2021.
“Khi hai nước chúng ta tái lập bình thường hóa quan hệ, Hoa Kỳ đã tự cam kết sẽ tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam và chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng của các bạn,” theo Austin phát biểu. Hoa Kỳ có mối quan hệ phong phú và nồng ấm với Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ “không đòi hỏi Việt Nam phải chọn giữa các đối tác,” theo Austin nói. “Trong thực tế, một trong những mục tiêu trọng yếu của chúng tôi là bảo đảm rằng các đồng minh và đối tác của chúng tôi có tự dọ và không gian để phác họa tương lai của chính họ.”
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã tới Hà Nội ngày 28 tháng 7 năm 2021 trong chuyến công du chính thức Việt Nam lần đầu với chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng của ông để thảo luận về các vấn đề an ninh, hợp tác quân sự và giúp VN đối phó dịch bệnh, theo bản tin hôm Thứ Tư của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris có thể sẽ đến Việt Nam và Singapore vào tháng 8, dù các chi tiết về chuyến công du như thế vẫn chưa đúc kết, theo một nguồn hiểu biết về vấn đề này cho biết hôm Thứ Hai, 26 tháng 7 năm 2021 qua bản tin của Reuters. Đại dịch vi khuẩn corona có thể là chương trình nghị sự của Bà Harris, theo nguồn tin trên cho biết, với điều kiện ẩn danh.
Hoa Kỳ đã trao tặng thêm chiếc tàu cảnh sát biển thứ hai cho Việt Nam là chiếc CSB 8021 loại Halminton cỡ lớn có trọng tải 3,000 tấn và dài 115 mét, có gắn một đại bác Otobreda 76 mm trước mũi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 26 tháng 7 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.