Hôm nay,  

Tháng 9 Ký Hiệp Ước Mậu Dịch, Nếu Khơng Thì Tới Năm 2001

10/07/199900:00:00(Xem: 5419)
WASHINGTON (VB) — Hiệp ước mậu dịch Mỹ-Việt sẽ ký vào tháng 9 năm nay" Đó là thời điểm mà một giới chức Hoa Kỳ nhận xét là nếu không ký kịp, thì kể như là phải để tới năm 2001.
Ông Ernest Bower — chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Mỹ, người hoạt động lâu năm trong công tác thúc đẩy các cơ hội kinh doanh của Mỹ vào Đông Nam Á — đã trả lời phỏng vấn Cơ quan Thông tin Mỹ (USIA, US Information Agency) về triển vọng quan hệ thương mại Việt-Mỹ với nhận xét trên. Dưới đây là tóm lược một số câu trả lời của ông.
Hỏi: Các quốc gia ASEAN nhìn nhận khả năng ký kết hiệp ước mậu dịch Việt-Mỹ ra sao"
Bower: Các nước trong khối ASEAN vẫn mong muốn nhiều hơn nữa nguồn ngoại tệ và công nghệ Mỹ chảy vào khu vực VN, nơi là một phần rất quan trọng của ASEAN. Đây là quốc gia có dân số lớn thứ hai trong khối ASEAN. ASEAN cũng muốn có được những cam kết thương mại của Mỹ với khu vực nếu VN đạt được hiếp ước với Mỹ thì đây được xem như thành quả của họ vậy. Thị trường ASEAN sẽ lớn hơn và các doanh nghiệp dễ dàng thiết lập mối quan hệ kinh doanh với VN. Nền kinh tế VN sẽ trở nên lớn mạnh và năng động hơn trong “sân chơi” ASEAN. Điều này có nghĩa các thành viên trong ASEAN sẽ thịnh vượng hơn.
Hỏi: Thị trường Mỹ quan trọng như thế nào đối với các nền kinh tế đang phát triển ASEAN"
Đáp: Thị trường Mỹ rất lớn, chúng tôi là khách hàng lớn nhất, nhì trong tất cả các quốc gia thành viên ASEAN. Điều đó rất có ý nghĩa. Nhưng điều quan trọng hơn là thương mại trong khối ASEAN đạt giá trị tương đương 120% của tổng sản phẩm nội địa (GDP). Trong khi đó ở Mỹ, Nhật hay châu Âu giá trị thương mại chỉ chiếm 10% GDP. Có nghĩa các nước ASEAN lệ thuộc nhiều vào thương mại. Nhìn vào khách hàng lớn nhất thế giới hiện nay là Mỹ, quan hệ thương mại hai chiều Mỹ-ASEAN lên tới 110 tỉ USD vào năm 1998. Đó là nguồn lợi to lớn cho Đông Nam Á.

Hỏi: Còn đối với VN, thị trường Mỹ quan trọng như thế nào"
Đáp: Quan trọng nhất là lĩnh vực đầu tư. Tôi đã nhìn thấy ở châu Á cái gọi là hiệu ứng “dòng thác” trong phát triển. Nhật Bản mất 40-50 năm để có được chu kỳ phát triển. Sau đó người Nhật đầu tư vào các con hổ châu Á như Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo. Chu kỳ phát triển của các quốc gia này trở nên nhanh hơn và họ còn phát triển nhanh hơn cả Nhật Bản có lẽ 25 năm. Tôi tin rằng các quốc gia ASEAN sẽ phát triển nhanh hơn cả những “con hổ” trong khu vực vì họ được lợi không chỉ từ các nhà Đầu tư Mỹ, châu Âu, mà còn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo. Ở cuối dòng thác phát triển, VN có được nguồn đầu tư từ khắp nơi kể cả ASEAN. VN là một đất nước rộng lớn với nguồn tài nguyên dồi dào và người dân rất chăm chỉ, nên tôi nghĩ rằng họ sẽ có được từ những nguồn đầu tư tốt.
Xét về khía cạnh chính trị, tôi thấy có một cánh cửa cơ hội vào tháng chín này, nếu không chúng ta sẽ phải bận bịu với nhiều sự kiện chính trị ngay trong nước Mỹ như cuộc bầu cử tổng thống năm 2000. Như vậy chúng ta lại phải đợi đến sớm nhất là vào năm 2001, khi vấn đề HĐTM sẽ được chính phủ và quốc hội mới đề cập đến. Tôi vẫn hi vọng rằng các nhà đàm phán và chính trị hai nước sẽ sớm đi đến quyết định ký kết HĐTM vì đó là lợi ích của cả hai nước.
Nhắc lại, mới mấy hôm trước, ông Chủ Tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ ở VN cũng bắn tin cho Hà Nội là phải ký trọn gói hiệp ước hoặc là không ký kết gì, bởi vì Mỹ sẽ không để ký từng chương theo lịch trình nào cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.