Hôm nay,  

Tiền Khan Nhà E?

16/08/200700:00:00(Xem: 4115)

Tuần qua là một tuần lễ đáng nhớ cho thị trường gia cư địa ốc.

Bài "Vì sao tiền chảy như nước... ra khỏi thị trường gia cư địa ốc"" trên trang Địa Ốc được soạn thảo ngày Thứ Tư mùng tám sau khi Ủy ban Thị trường mở FOMC quyết định không hạ lãi suất trong kỳ họp mùng bảy. Qua ngày Thứ Năm mùng chín, các ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản đều lật đật bơm tiền vào kinh tế vì thị trường tín dụng bị đông lạnh, vì các ngân hàng hết dám cho vay. Tiền chảy ra khỏi thị trường gia cư và ra khỏi thị trường tín dụng luôn nên ngân hàng trung ương mới sợ kinh tế bị thiếu máu và phải bơm thêm máu.

Vì vậy, tuần qua người ta mới thấy hàng loạt quỹ đầu tư bị phá sản, ngân hàng bị lỗ lã bèn xiết ống nước tín dụng, các ngân hàng trung ương phải tung tiền mặt ra mua lại trái phiếu để tiền tệ lưu thông dễ dàng hơn, trong khi ấy, các thị trường chứng khoán khi tăng khi giảm với tốc độ chóng mặt.

Bây giờ, mình xem tiếp là tình hình rồi sẽ ra sao cho những người bình thường như chúng ta.

Bức tranh toàn cảnh là các công ty tài trợ địa ốc (và ngân hàng ở đằng sau) đều cho vay hạn chế hơn, với điều kiện chặt chẽ hơn trước. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có lên tiếng về chuyện đó: vì xưa kia công ty tài trợ địa ốc cho vay quá dễ dãi nên nợ loại sub-prime mới bùng lên như lửa rơm làm cháy luôn các túi nợ của ngân hàng và công ty đầu tư. Khủng hoảng từ thị trường sub-prime đã lây lan qua các thị trường khác, và từ Hoa Kỳ thổi lên bão tố ở Âu Châu, Úc Châu và cả Á Châu.

Từ chuyện chung ấy, ta kết luận là việc cho vay quá dễ ngày xưa đã gieo họa cho thị trường tín dụng địa ốc và lan qua các thị trường tài chánh khác. Nếu kết luận như vậy thời việc trước mắt mà ai cũng thấy là từ nay sẽ khó vay tiền dễ dãi như vậy.

Kết luận ấy có đáng chú ý hay không là còn tùy hoàn cảnh của chúng ta.
Nếu không cần vay tiền mua nhà, hoặc có khả năng trả nợ bình hoà đều đặn thời kết luận ấy có nghĩa là... cháy nhà hàng xóm. Chứ mình thì vẫn bình an. Ngược lại, nếu mình đang có kế hoạch đầu tư hay mua nhà, hoặc... lăn một khoản nợ từ loại này qua loại khác, như muốn tái tài trợ để tìm lãi suất mềm hơn, mình sẽ bị ảnh hưởng! Đi vay khó hơn, bị lãi suất cao hơn, và nếu muốn bán nhà thì sẽ phải đợi lâu hơn vì khách mua nhà sẽ phải chạy tiền lâu hơn.

Một cách cụ thể thì nếu muốn vay tiền mua nhà, chúng ta cần thuyết phục công ty tài trợ, thay vì được công ty tài trợ mời mọc thúc giục mình. Cần thuyết phục bằng hồ sơ tín dụng hay lợi tức đáng tin (có đủ tiền và đang mắc nợ ít), và phải trả tiền down cho đàng hoàng (20% giá trị ngôi nhà) với lãi suất cao hơn.

Hiểu vậy rồi, mình cần xem xét kỹ những lời mời chào của các công ty tài trợ, và hỏi cho kỹ trước khi quyết định. Chính là vì nhiều người đã "bị dụ" và khốn đốn sau đó vì mắc nợ lớn hơn khả năng nên thị trường mới suy sụp. Người khôn (ra) nên của khó (hơn). 

Chuyện thứ hai mà các phó thường dân như chúng ta cần biết là vụ khủng hoảng thị trường sub-prime có làm thị trường gia cư bị khủng hoảng không và từ đó có gây ra tai họa cho thị trường nhân dụng không" Nôm na là mình có bị mất việc làm hay chăng"

Câu trả lời là cũng còn tùy.

Lý do là không ai biết rõ tình trạng xấu tốt trong các khoản nợ của công ty đầu tư hay tài trợ. Họ mua lại nợ của các công ty tài trợ địa ốc rồi dùng đó làm tài sản thế chấp để đi vay thêm tiền, bây giờ chưa biết là ở bên trong "gói nợ" có bao nhiêu là loại trễ hạn, hay sẽ mất. Ngần ấy công ty đều như đang đi trên bãi mìn nên cứ ngồi bất động để nghe ngóng.

Vì vậy mà rủi ro suy trầm kinh tế càng dễ xảy ra trong thời gian một năm trước mặt. Vì sợ suy trầm kinh tế, người ta khó tìm ra việc, dễ bị mất việc, và càng không dám chi tiêu gì nhiều. Mức độ lạc quan tin tưởng hay tỷ lệ thất nghiệp tăng hay giảm sẽ là các chỉ dấu cần theo dõi. Và dù chẳng cần theo dõi, người ta cũng đoán là giá nhà sẽ còn giảm, mạnh hay yếu là tùy khu vực mà thôi. Dù vậy, đừng sợ là giá nhà sẽ sụt như giá cổ phiếu, hai loại đầu tư ấy khác nhau rất xa!

Nếu tình trạng đóng băng của thị trường tín dụng kéo dài, các doanh nghiệp sẽ khó vay được tiền và kinh doanh sa sút có thể khiến họ thải người. Nạn thất nghiệp có thể xảy ra nếu hệ thống tín dụng bị ách tắc và thiếu tiền trong một thời gian quá lâu. Vì vậy, một chuyện cần chú ý là ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hạ lãi suất cỡ nào trong kỳ họp tới của Ủy ban FOMC, vào cuối tháng Chín này. Từ nay đến đó, ngân hàng trung ương Mỹ còn bơm thêm bao nhiêu tiền cho nền kinh tế"

Nói gì thì nói, lượng tiền bơm ra trong suốt tuần qua không phải là lớn (trung bình có 15 tỷ Mỹ kim một ngày trong sáu ngày kinh doanh liên tục) và thị trường thật ra đã hốt hoảng quá mức khi so sánh với vụ bơm tiền sau đợt khủng bố năm 2001. Lần ấy, ngân hàng trung ương Mỹ đã bơm tiền nhiều gấp bốn lần!

Cho nên, một kết luận khác ở đây là "giới đầu tư đừng nên hốt hoảng". Chính tâm lý hốt hoảng mới dễ gây ra khủng hoảng!

Hốt hoảng là khi mình đang có tiền đầu tư trong các quỹ đầu tư hay cổ phiếu bỗng sợ hãi mà rút về, và rút về rồi lại chẳng biết gửi vào đâu! Hãy thận trọng, nên tránh đầu tư vào các công ty tài chánh và nên tránh rút vốn chạy quanh. Nghĩa là cân nhắc kỹ lưỡng hơn các yếu tố rủi ro chứ đừng quá bi quan sau khi đã lạc quan quá đáng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.