Hôm nay,  

Khi Văn Hóa Lưu Vong

16/09/200700:00:00(Xem: 3370)

Không có gì trường tồn trên đời này. Đó là một chân lý. Một nền văn hóa khai sinh, trưởng thành với thời gian, rồi cũng sẽ lụi tàn. Những chùm tóc trắng bay theo tháng ngày, rồi sẽ vương lại trên tóc chúng ta những chùm tuyết thời gian… và chúng ta cũng không cách gì níu lại được những mảng tóc xanh thời thơ mộng. Không chỉ con người, mà tất cả các sản phẩm con người như một nền văn hóa, một chế độ… rồi cũng phải biến đổi, hoặc biến dạng hoặc biến chất, và rồi cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên, khi nghĩ tới một nền văn hóa tuyệt đẹp như văn hóa Tây Tạng dự đoán sẽ bị biến mất trong 15 năm tới, như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh báo, chúng ta cũng thấy bùi ngùi nuối tiếc. Không có cách nào để bền vững hơn hay sao"

Tuổi thọ một đời người có thể dài là một trăm năm, tuổi thọ của một nền văn hóa có thể là từ vài chục năm cho tới vài ngàn năm (giả sử cùng đồng ý rằng chúng ta có tới 4,000 năm văn hiến), nhưng khi chứng kiến tiến trình biến mất này tăng tốc tất nhiên phải là một kinh nghiệm không vui. Vậy đó, chúng ta đang chứng kiến nền văn hóa Tây Tạng đang bị xóa sổ.

Mới hồi đầu tháng 8-2007, chàng trai Tây Tạng Runggye Adak phóng lên sân khấu của một lễ hội về ngựa thường niên ở Sichuan và hô lớn rằng dân tộc Tây Tạng cần Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về, cần có Đức Ban Thiền Lạt Ma được trả tự do, và đất nước Tây Tạng cần độc lập.  Bây giờ thì chàng trai này đang nằm tù Trung Quốc. Nhưng những hình ảnh trong hội chợ này cho thấy ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn sâu đậm: trong hội chợ ngựa mỗi mùa hè này, nhiều ngàn dân Tây Tạng đã từ bỏ các bộ áo lông thú truyền thống theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi rằng giết thú vật để lột da làm áo là gây nghiệp dữ. Làm sao một lời khuyên nhắn từ xứ lưu vong ở An Độ lại thuyết phục nhiều ngàn dân về dự hội chợ thế được" Thế nên, nhà nước Trung Quốc khi thấy dư luận liền phản ứng tức khắc: CSTQ đe dọa trừng phạt các công chức nào không mặc áo lông thú vào các lễ hội, vì xem hành vi không mặc áo lông thú theo truyền thống là đang nghe lời Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nhưng hình ảnh chàng trai liều thân phóng lên hô khẩu hiệu không kéo dài lâu. Thậm chí việc này cũng không trì níu được tốc độ xóa sổ nền văn hóa Tây Tạng. Trong khi nhìn nhận rằng ảnh hưởng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn lớn ở Tây Tạng, nhà nước Bắc Kinh đã tìm ra các độc chiêu đối trị: những gì mà nền độc tài toàn trị không làm được để đồng hóa Tây Tạng trong nửa thế kỷ qua, thì  nền kinh tế thị trường kiểu tư bản chủ nghĩa sẽ xóa sổ hiệu quả một cách mau chóng nền văn hóa độc đáo miền núi cao nhất thế giới này.

Một hình ảnh thấy được ngay trong Lễ Hội Ya-Ua (Yoghurt Festival) mới mấy tuần trước: các vị sư vẫn giữ truyền thống lễ hội có từ thế kỷ thứ 11 này, vào lúc rạng sáng, sau kinh tụng đã bước ra trải tấm vải hình Phật khổng lồ rộng 35 mét vuông nơi ven đồi, phía trên tu viện Dre pung, nhìn qua trung tâm thủ đô Lhasa. Mọi chuyện có vẻ không đổi gì qua nhiều thế  kỷ.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ đồng hồ sau, tại một khu phố Lhasa là một lễ hội có tên Hội Chợ Địa Oc Lễ Hội Ya-Ua (Yogurh Festival Real Estate Show) tưng bừng với bầu không khí khác. Các bài diễn văn đọc lên, nổ lốp đốp các khẩu hiệu vừa đậm đà bản sắc xã hội chủ nghĩa CS, vừa ồn ào hô hoán các lời quảng cáo kinh tế thị trường, trong đó có nhiều đoạn văn viết trong 3 thứ tiếng: tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Tạng và tiếng Anh. Một truyền đơn viết, "Giá trị các căn biệt thự hiện đại thì rất lớn ở Tây Tạng.” Các cặp vợ chồng hay tình nhân người Hán tộc lướt nhìn các truyền đơn và các mô hình những khu nhà biệt thự và khu chung cư hiện đại do các công ty Trung Quốc mới xây ở Tây Tạng.

Thành công của chiến lược mới đã thấy rõ ngay ở số du khách quốc tế tới thăm Tây Tạng. Năm ngoái, 2.5 triệu du khách và doanh gia, trong đó có vài người Tây Phương nhưng hầu hết là người Hán, tới thăm Lhasa. Bây giờ thì đường xe lửa mới làm xong, dự kiến năm 2007 sẽ có lượng du khách tới Tây Tạng tăng 80%. Liên tục 5 năm qua, kinh tế tăng mỗi năm 12%.

Khi tốc độ đồng hóa tăng vọt, ngay cả nhiều cán bộ sắc tộc Tây Tạng cũng trở thành kẻ đứng bên lề. Trung Tâm Thông Tin Nhân Quyền  và Dân Chủ bản doanh ở Hồng Kông loan tin rằng hơn 50 cán bộ có nguồn gốc sắc tộc vừa bị đẩy qua bên lề, trong khi chính quyền địa phương có thêm hơn 850 cán bộ Đảng CSTQ người Hán tộc từ khắp Trung Quốc tình nguyện lên Tây Tạng phục vụ nhiệm kỳ 3 năm để nhận ưu đãi đặc biệt từ chế độ. Trẻ em Tây Tạng đi học, phải dùng tiếng Quan Thoaị là ngôn ngữ chính, và do vậy không ganh đua về học vấn nổi với trẻ em gốc Hán tộc.

Và buổi trưa, theo tường thuật của phóng viên Lindsey Hilsum của đài số 4 News, ngay ở quảng trường chính, nơi nhìn qua Cung Điện Potala trước kia là chỗ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một thiếu nữ Trung Hoa mảnh khảnh trong bộ áo xường xám xẻ hở đùi đứng hát các bài tình ca Trung Hoa cho các khán giả toàn là cán bộ dân và quân sự người Hán tộc. Để chứng tỏ Hội Chợ Địa Oc này là một phần Lễ Hội Ya-Ua, một bảng giấy bìa khổng lồ cắt hình trông như một bánh kem ya-ua đặt một bên sân khấu. Trong khi thiếu nữ vừa hát vừa đu đưa người, mỉm cười duyên dáng, các cán bộ CSTQ đưa cao điện thoại di động để chụp hình, và lảng vảng quanh công trường là nhiều công an thường phục…

Nhà văn Woeser, cũng là một nhà bất đồng chính kiến bị trục xuất khỏi chính quyền Tây Tạng ở Lhasa vì từng ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Như nhiều người Tây Tạng khác, chị chỉ sử dụng tên một chữ. Nhà văn nữ này đang sống ở Bắc Kinh nhưng đi lại nhiều nơi để lấy thông tin, và mỗi khi về thăm Lhasa là bị theo dõi kỹ. Trang nhật ký mạng blog của Woeser bị chận lại, và cuốn sách chị viết, Tibetan Journal, bị cấm xuất bản. Chị nói, "Bùng nổ kinh tế ở Tây Tạn thực ra có lợi cho người Hán tộc hơn là sắc tộc Tây Tạng. Dân Hán tộc chiếm phẩn lớn thị trường lao động. Họ định cư và khởi lập gia đình ở đây. Dân Tây Tạng bị đẩy qua bên lề. Họ không chỉ xây nhà và mở tiệm ăn ở Tây Tạng, nhưng họ cũng chiếm nhiều kỹ nghệ Tây Tạng truyền thống. Thức ăn Tây Tạng, vật dụng đồ gỗ Tây Tạng, áo quần Tây Tạng bây giờ đều do dân Hán tộc làm.

Văn hóa Tây Tạng sẽ biến dạng hay bị xóa sổ" Hay đó là cái giá phải trả để nền văn hóa độc đáo này có cơ hội đi xa hơn trên thế giới" Không ai biết được hướng đi chính xác của nghiệp lực.

Chỉ vài ngày tới, khắp Hoa Kỳ sẽ chiếu cuốn phim Milarepa, về cuộc đời một thánh tăng Tây Tạng, người cũng là một biểu tượng tối cao của nền văn hóa Tây Tạng.

'Mỗi khi đọc hay nghe  kể về câu chuyện của vị hành giả vĩ đại của Tây-Tạng Milarepa  thì tôi đều nhỏ lệ, khóc sướt mướt và cảm thấy một tín tâm vô cùng mãnh liệt...' Đó là lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về ngài Milarepa, một nhân vật được dân tộc Tây Tạng tin tưởng là vị Phật Thứ Nhì trong cõi này, và cuộc đời của ngài đã được một đạo diễn người Tây Tạng, bản thân cũng là một đạo sư, đã quay thành phim và sắp chiếu tại nhiều thành phố lớn ở Hoa Kỳ.

Milarepa là vị thánh sư du già lừng danh nhất của Phật Giáo Tây-Tạng, sinh vào thế kỷ thứ 11,  được biết đến như là người đã có thể tịnh hoá tất cả ác nghiệp, cả đời tu tập thiền định nơi thâm sơn cùng cốc, và đạt được Phật quả chỉ trong một đời.

Đạo diễn của phim này là Neten Chokling, cũng là người đã được hai ngài Karmapa thứ 16 và Dilgo Khyentse Rinpoche tuyên nhận là một hoá thân, sinh trưởng tại Bhutan vào năm 1973. 

Bắt đầu từ ngày 21 tháng 9, 2007, phim Milarepa   sẽ được trình chiếu tại các rạp lớn ở 8 thành phố lớn ở California: trong đó sẽ chiếu tại Quận Cam ở rạp S. Coast Village Cinemas, và tại San Jose  ở rạp Camera 12 Cinema.

Đây cũng là một điều lạ lùng của lịch sử: trong khi văn hóa Tây Tạng cơ nguy bị xóa sổ hay đồng hóa, thì lại bước ra toàn cầu với rực rỡ hào quang.

Đặc biệt, Viet Vajra Foundation  với sự hợp tác của Dharma Gates Foundation  xin kính mời quý đồng hương đến tham dự  buổi tiếp tân, vấn đáp với đạo diễn Neten  Chokling và cùng xem những đoạn phim ghi lại sự thành hình phim Milarepa  và giới thiệu con đường chuyển hoá sân hận thành Từ Bi & Trí Tuệ.

Xin mời xem các băng hình giới thiệu và nói chuyện cùng đạo diễn Neten  Chokling Rinpoche:

- Nam California, Chủ Nhật  23 tháng 9, 2007 (11g.  sáng) ở Việt Báo Gallery, 14841 Moran Street, Westminster, CA  92683. L/L (310) 638 -3827

- Bắc California, Thứ Bảy 22 tháng 9, 2007 (2g. chiều), ở Dharma Gates Center, 980 Rincon Circle, San Jose, CA 95131. L/L (408) 561 - 9409.

Xin mời đồng hương tới dự, để xem, để nghe, để hỏi và để được trả lời và chứng kiến về một nền văn hóa Tây Tạng độc đáo đang phải lưu vong.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.