Hôm nay,  

Lòng Còn Tại Ngũ

02/05/200700:00:00(Xem: 4205)

  Thượng đế cũng không đổi được chân lý. Chân lý vẫn là chân lý, sớm muộn gì cũng được nhận chân.

Nhơn ngày Quốc Hận thứ 32, xin nhắc lại một chân lý của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa [ QLVNCH] đã được những sử gia, chuyên viên nghiên cứu, và nhân chứng sống Việt Mỹ nhận chân và trả lại cho Quân Lực VNCH. Tuy hơi trễ nhưng trễ còn hơn không. Tuy chỉ đọc điếu văn trên nấm mồ lịch sử nhưng vẫn lưu danh hậu thế.

Số là trước ngày Quốc Hận thứ 31 hồi năm rồi, Trung Tâm Việt Nam thuộc đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock một cuộc hội thảo hai ngày, 17 và 18 tháng 3 năm 2006, đề tài "Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm" (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years). Thành phần tham dự và thuyết trình viên như trên đáng tin cậy. Đa số đồng ý và nhận chân như sử gia Bill Laurie, một sử gia Hoa Kỳ, một chuyên viên nghiên cứu về Việt Nam và nhân chứng của Chiến tranh VN, hai lần phục vụ ở VN. Ong viết "QLVNCH, một cách toàn diện, đã có khả năng cao hơn nhiều so với những gì tôi biết trước khi tôi qua Việt Nam, và càng cao hơn nhiều so với những gì được chuyển tới cho người dân Mỹ. QLVNCH thay đổi một cách đáng kể cả về số lượng lẫn phẩm chất trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1975. Sự thay đổi không hề được giới truyền thông (Hoa Kỳ) lưu ý, và nhìn chung thì đến nay vẫn không được công chúng Mỹ biết đến, vẫn không được nhận chân và mô tả đầy đủ trong nhiều cuốn sách tự coi là "sách sử"."

Thực vậy "sách sử", báo chí ở Mỹ thời Chiến tranh VN nói qua nhiều về tham nhũng, về những người lãnh đạo chỉ huy bất xứng. Nhưng lại nói quá ít về nhiều đơn vị, nhiều cá nhân những người chỉ huy, những người chiến sĩ chủ lực quân, đia phương quân, cảnh sát, nhân dân tư vệ - cuộc sống  nghèo nàn nhưng chiến đấu nhiều kinh nghiệm, dũng cảm,  vì dân vì nước. Tiêu biểu như  Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, 21 thiện chiến, tròn trách nhiệm diện địa, bảo quốc an dân vùng trách nhiệm và còn tăng phái tham gia hành quân ngăn chận Bộ đội Bắc Việt xâm nhập. Tướng Nguyễn Khoa Nam, Ngô quang Trưởng thanh liêm. Địa phương quân, một đại đội  đánh bạt ba trung đoàn chính quy của CS Bắc Việt năm 1972. Nhân dân tự vệ Đia phương phản công, đẩy lui VC tấn công 2 ấp  Prey Vang và Tahou bằng súng nhỏ và B-40.  Nhân dân Tự vệ tấn công  và tịch thu vũ khí của 2 VC đang bắt cóc 1 nhân dân tự vệ khác.  Và nhiều dẫn chứng bằng cớ không thể chối cải khác nữa.

Năm 1968, là bước bước ngoặt tiến lên của Quân lực VNCH. Luật tổng động viên thêm con tim, khối óc, máu trẻ cho QLVNCH.  Nghĩa quân, Địa phương quân, được tăng cường, trang bị vũ khí tót hơn.  Nhân dân được đoàn ngũ hóa, thành lập và huấn luyện Nhân dân Tư vệ với sự trợ giúp của các toán cố vấn Mỹ lưu động.

Howard C.H Feng  trong luận án Master năm 1987  ở đại học Hawaii viết " Các cố vấn của trung đoàn này luôn luôn nói với tôi lúc tôi ra đó, rằng anh đang làm việc với những người giỏi nhất. Chúng ta không có điều gì để mà có thể nói cho những người này làm. Chúng ta (các cố vấn) chỉ có việc yểm trợ hoả lực mà thôi. Còn về sự hiểu biết trong hành quân, thì họ là người dạy chúng ta' Chúng tôi có các cố vấn người Úc và người Mỹ, họ đều nói y như nhau."

 Kết quả của những  tiến bộ này của QLVNCH là, trong thời gian giữa 1968 và 1971, quân số lực lượng Hoa Kỳ giảm thiểu hơn một nửa, nhưng QLVNCH hành quân làm quân Bắc Việt rơi vào thế bị động rõ rệt. CSHà nội dồn nỗ lực trong mùa hè đỏ lửa, QLVNCH vẫn đứng vững trên đôi chân của mình. Chống trả thành công trước 150 ngàn quân Bắc Việt  sau đó thêm  50 ngàn quân nữa. Chống trả thành công với vũ khi mới và nặng của Nga Tàu: xe tăng, hỏa tiễn tầm nhiệt, tầm trung. Học giả hàng đầu của Hoa Kỳ về Việt Nam, Douglas Pike, nói cuộc xâm lược của Hà Nội thất bại là vì "... Nam Việt Nam chiến đấu hơn hẳn quân đội xâm lăng đến từ phương bắc".

Một quan sát viên không quân của Mỹ chứng thực: "Không quân Việt Nam tự chứng tỏ sự trưởng thành trong cuộc tấn kích 1972... Các phái đoàn Ba Lan và Hungary trong cái Ủy ban liên hiệp quân sự bốn bên là gián điệp cho cộng sản Hà Nội vẫn báo cáo về nước,  năm 1973, xác định là không có đơn vị Việt cộng nào ngang sức với QLVNCH, và cả những đơn vị thiện chiến nhất của Bắc Việt cũng không sánh được với các đơn vị Nhảy Dù và Thuỷ quân Lục chiến của VNCH.”

Tuy nhiên đến giữa 1974 thì Mỹ cắt giảm viện trợ, trói tay, trói chân và siết cổ QLVNCH.  Khó có thể tưởng tượng được. Đạn đại bác giảm từ 90% đến 94%. 10 viên năm 72 chỉ còn 1 viên năm 75.  Đạn M 16 còn  60 viên cho 1 tuần. Đạn liên thanh chỉ được bắn từng phát 1 viên. Một bản nghiên cứu của cơ quan DAO thực hiện năm 1974 tiết lộ 82% binh sĩ VNCH không có đủ thực phẩm cho nhu cầu của gia đình. Đói kém và suy dinh dưỡng làm xuống tinh thần cùng khả năng chiến đấu. Ký giả Peter Kann, viết "Ít có quốc gia hay xã hội nào tôi cho là có thể chiến đấu được lâu dài đến thế."

Nhưng trong những ngày VNCH sụp độ, QLVNCH đã chiến đấu  anh dũng như ở Alamo của Mỹ và như hình thức cảm tử Kamikaze của Nhựt. Sư đoàn 18 viết thiên anh hùng ca ở Xuân Lộc. Sư đoàn 7 đánh bại một nỗ lực của quân Bắc Việt muốn cắt quốc lộ 4, con đường huyết mạch giữ thủ đô và vựa lúa và cá đồng bắng Sông Cưu Long. Khi Saigon sắp sụp, Không quân Trung úy Thanh và Hiền dùng máy bay AC-119 trang bị liên thanh sáu nòng yểm trợ hoả lực cho đồng đội dưới đất. Hết xăng, hết đạn, hai anh đáp xuống lấy, sĩ quan hành quân nói  không cần cất cánh nữa, tất cả đã mất hết rồi. Nhưng hai trung uý Thanh và Hiền bay lên và thiếu tá Trương Phụng và đại uý Phúc  cũng bay chiếc A1H-Skyraider lên yễm trợ đánh trận cuối cùng và chết.

Tại sao dũng cảm và kiên quyết như vậy" Con trai Ô Trần quốc Bửu, chủ tịch Liên Đoàn Lao công Việt Nam, con trai Bác sĩ Phan Quang Đán là quốc vụ khanh, thừa sức nhờ thề lực gia đình, tìm chỗ an thân. Khi Saigon sắp sụp, con trai Ô. Bửu viết thư cho cha mình, "Con xin ba, ba à, hãy can thiệp với họ [Mỹ] . Nếu không, chúng ta sẽ bị đè bẹp và thất trận. Tụi con không hèn nhát. Tụi con không sợ chết... Trong mọi tình huống  con sẽ giữ vững vị trí và không rút lui" và - đúng vậy-con Ô Bửu đó tử chiến và chết tại trận. Con trai Bs Đán là  Phan Quang Tuấn tình nguyện lái A-1E Skyraider, trong trận tấn công 1972 ,sau khi bắn cháy 7 xe tăng quân Bắc Việt tại khu phi quân sự, bị phòng không CS địch bắn rơi, tử trận.

 Những người Việt trai trẻ, con gia đình quyền thế không phải là những người duy nhất vì dân chiến đấu vì nước hy sinh. Trong những ngày chót của VNCH, ký giả Pháp Raoul Coutard chứng kiến cảnh sinh viên sĩ quan Võ bị Đà lạt chuẩn bị tử chiến để chặn các đơn vị quân đội Bắc Việt đang tiến tới: "-Anh sắp bị giết đó!- Vâng. - Sao vậy" Đã kết thúc rồi mà! - Tại vì chúng tôi không ưa cộng sản". Thiếu sinh quân ở Vũng Tàu, các anh lớn bảo  những em nhỏ 12-13 tuổi về nhà. Ở lại, những anh lớn hơn lập chướng ngại vật bảo vệ trường và đối đầu với các đơn vị quân Bắc Việt: "Họ tiếp tục chiến đấu sau khi tất cả mọi người khác đã đầu hàng!... Nhiều người trong số họ bị giết. Và khi quân cộng sản tiến vào, các thiếu sinh quân đánh trả. Cộng sản không vào được ngôi trường ngay lúc đó."

Cũng vì vậy sau nhiều năm tù cải tạo, kẻ vượt biên, người tỵ nạn, người còn kẹt trong nước, tập thể chiến sĩ VNCH, tuy bây giờ thay màu áo lo mưu sinh trong ngoài nước,  nhưng lòng vẫn còn tại ngũ.  Bất cứ cuộc đấu tranh nào, cuộc tập hợp nào của tập thể người Việt hải ngoại đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN đều có anh chị em cựu quân nhân tham dự, xem như tiếp tục cuộc chiến đấu dưới hình thái đấu tranh chánh trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.