Hôm nay,  

Giáng Sinh Trong Bão Lửa

12/21/200600:00:00(View: 4388)

Giáng Sinh Trong Bão Lửa

Mùa Giáng Sinh năm nay đã đến trong cơn bão lửa ở Iraq, giữa lúc có nguy cơ gây chiến tranh tôn giáo ở Trung Đông để lan ra khắp thế giới, tạo thành một tấn thảm kịch khủng khiếp chưa từng thấy, reo rắc chết chóc thống khổ cho cả nhân loại. Lễ Giáng sinh theo thông lệ vẫn được cử hành ở nhiều nơi trên thế giới, với biểu tượng Chúa Hài Đồng nằm trên máng cỏ và hình ảnh ngôi sao như một ánh sáng nhiệm mầu đã hiện rõ trên nền trời đen tối của thành phố Bethlehem năm xưa. Ánh sáng đó báo tin mừng của sự cứu rỗi. Chúng tôi thiết tưởng cũng nên nhìn lại vài giòng lịch sử.

Chúa sinh ra đời cũng tại Trung Đông ở Judea, thuộc nước Israel cổ, giữa thời nơi đây đang bất ổn, người dân sống thống khổ dưới sự cai trị của đế quốc La Mã. Giáng Sinh là ngày lễ chính, nhưng đạo Chúa không thể thành hình nếu không có hai biến cố quan trọng. Một là chuyện Chúa Jesus bị hành hình một cách vô cùng man rợ. Hình ảnh Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, mình đầy máu chết để cứu rỗi nhân loại đã khắc sâu vào tâm khảm con người. Hai là Chúa đã phục sinh, rồi bay lên Trời với Cha, chứng tỏ Người là con của Thiên chúa, và từ nơi cao thẳm đó Người vẫn nhìn xuống theo dõi xem loài người đã tuân theo đạo lý Người dạy như thế nào để tránh khỏi tai kiếp cuối cùng của Ngày Tận Thế.

Ba tôn giáo ở Trung Đông đều có chung một gốc, vậy ngày nay tại sao có họa chiến tranh tôn giáo" Cái gốc đó hiện thân ở một người tên là Abraham. Cả ba tôn giáo đều nhận là dòng dõi của nhân vật này. Theo kinh sách và truyền thuyết, Abraham đã sống ở Ur vào khoảng 2100 TCN, tức hơn 4,000 năm trước đây. Từ Ur ở miền Nam Iraq ngày nay chỉ còn rất ít di tích, Abraham đã đi một vòng lớn khắp Trung Đông, dọc theo Lưỡng Hà đi về phía Bắc đến Thổ Nhĩ kỳ rồi hướng về phía Tây đi đến Ai Cập, và từ đó trở lại hướng Đông để về đến dải đất Palestine. Ở thành phố Hebron thời cổ, Abraham đã được ân sủng để nhìn thấy và nghe lời dạy của đấng Tối cao: Nếu thờ Ngài như một vị Chúa duy nhất ở trên trời, Abraham và dòng dõi sẽ có một một dải đất rộng lớn ở vùng này để từ đó phát triển mãi mãi. Do-thái giáo (Judaism) thành hình lúc đó. Đến đầu Công Nguyên, tức khoảng 2,000 năm trước, Thiên chúa cho con của Người là Chúa Jesus giáng trần để cứu rỗi nhân loại, đạo Thiên chúa nay gọi là Ky-tô giáo (Christianity). Thánh Kinh Cựu ước phần lớn nói về lịch sử Do-thái giáo, còn Thánh Kinh Tân ước thuật lại từ lúc Chúa Jesus giáng trần. Cựu và Tân ước đều là thánh kinh của Ky-tô giáo. Vào khoảng những năm đầu 600 CN, Hồi giáo (Islam) ra đời do Tiên tri Mahommad rao giảng. Mohammad cũng tự xưng là giòng dõi của Abraham, được Thiên Chúa sai xuống trần để rao giảng cũng như Chúa Jesus. Trong kinh Koran Hồi giáo 114 chương, có 25 chương nói đến ông Abraham.

Cả ba tôn giáo cùng một nôi mà ra, nhưng đã có nhiều lần xung đột. Lớn nhất, vào khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 đã xẩy ra các cuộc chiến giữa Thiên chúa giáo (Crusade, Thập tự chinh) và Hồi giáo (Jihad, Thánh chiến). Từ ngữ chiến tranh tôn giáo bắt đầu từ đó. Nhưng đây không phải là chiến tranh giữa hai đức tin mà là chiến tranh để giành giật đất đai, mở rộng bờ cõi và ảnh hưởng. Đó là chiến tranh chính trị lồng trong ý niệm đấu tranh tôn giáo. Ngày nay trên khắp thế giới Thiên chúa giáo có 2.1 tỷ tín đồ, Hồi giáo có 1.3 tỷ tín đồ, Do-thái giáo có 15 triệu tín đồ, chiếm hơn một nửa dân số thế giới (6.5 tỷ người). Chiến tranh tôn giáo lây lan sẽ dính líu đến toàn thể nhân loại, đó là một thảm họa.

Giờ đây nhân mùa Giáng sinh 2006, cũng nên nhìn lại nhân vật thủy tổ. Abraham có thể là người có thật trong lịch sử hoặc một nhân vật khả kính trong truyền thuyết hay huyền thoại. Bất luận thế nào, ông đã để lại một di sản vô cùng quý giá về tư tưởng cũng như văn hóa cho loài người. Đó là tình thương, lòng bác ái, sự nhân hậu. Cuộc đời của Abraham biểu tượng tất cả, còn hơn cả người bằng xương bằng thịt. Để sớm chấm dứt hiểm họa ngọn lửa chiến tranh tôn giáo, chúng tôi thiết nghĩ nên trở về thời đầu mối chung cho cả ba tôn giáo, nơi đã sẵn có một điểm duy nhất, bất khả phân, trong tâm linh và lương tri, rất dễ tạo đoàn kết để sống bên nhau trong hòa bình và xây dựng. Nhưng tuyệt đối cần phải tránh mọi hành động gây chia rẽ như moi móc, thổi phồng, bêu xấu những lỗi lầm cũ của nhau.

Chúng tôi nhớ lại tác phong của cố Giáo Hoàng John Paul II mà chúng tôi đã từng đề nghị chọn làm biểu tượng Người của Thế Kỷ trên trang bìa của báo Time vào cuối năm 1999. Vào cuối thế kỷ 20 khi mối xung khắc giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo càng ngày càng gay gắt, John Paul II đã ngỏ ý hy vọng làm một cuộc hành hương về tận gốc của Abraham ở di tích thành Ur, trên bờ Lưỡng Hà, Nam Iraq. Nhưng ước mơ của Ngài đã không thành, vì vào cuối năm 1999, Saddam Hussein đã quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm đó.

Bây giờ người kế vị của Ngài là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã làm gì" Rất tiếc Benedict đã đi ngược lại con đường vị tiền nhiệm đã vạch ra. Benedict muốn mời các lãnh tụ Hồi giáo hội họp để thương lượng hòa giải, nhưng trong lời mời lại chứa một câu thật tai hại. Ngài đã nhắc lại lời của một vị Hoàng đế Thiên chúa giáo Byzantine Thế kỷ 14 nói "Mohammad đã ra lệnh truyền bá đức tin của ông ta bằng luỡi gươm". Trước khi đàm phán, nói ra câu đó khác nào đổ thêm dầu vào ngọn lửa hận thù và xung đột đang phừng phực cháy.

Giáng Sinh là mùa của tình thương. Đó là một tình thương chan hòa trong khắp thời gian và không gian, không phải chỉ có trong một ngày lễ mà trong bất cứ ngày nào của năm và cũng không phải chỉ có ở Trung Đông mà ở khắp nơi trên thế giới. Tình thương nhiệm mầu đó với kiến thức mở rộng của con người sẽ làm được bất cứ điều gì. Kể cả hòa bình trong trái tim mỗi người cũng như hòa bình trong cuộc sống của mọi người trên cõi thế này. Vinh danh Thiên Chúa trên trời.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.