Hôm nay,  

Nhậy Cảm Và Nhậy Lửa

27/10/200600:00:00(Xem: 5775)

Nhậy Cảm Và  Nhậy Lửa

Người Pháp có câu khuyên "Sự thật nói ra không tốt". Người Việt cũng thế nói "lời thật mất lòng." Không tốt và mất lòng thực khi xem xét hậu quả của một lá thơ nhỏ mà sanh chuyện lớn trong mùa bầu cử ở Quận Cam này.

 Có một truyền đơn bầu cử với câu ghi bằng tiếng Tây ban nha "si es emigrado, votar en una eleción federal es un delito que podró resultar en encarcelamiento, y si seró deportado" [tạm dịch ra tiếng Việt "Nếu quý vị là người nhập cư, đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử liên bang là phạm luật, có thể bị tù, và có thể bị trục xuất". Chỉ một câu nói bằng tiếng Tây ban nha ngắn này mà sanh chuyện lớn. Tân Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt ứng cử dân biểu liên bang là người bị nghi, bị tố giác đã tung ra lá thơ ấy, và bị cáo buộc là để hăm doạ cử tri gốc Hispanics. Tan Nguyễn  mau mau minh xác bằng giấy trắng mực đen, minh thị công bố, thơ đó không do Anh làm, được gởi đi ngoài sự hiểu biết của Anh, và người trong văn phòng dính líu vào vụ đó, Anh đã cho nghỉ việc (và mới đây đã nhận việc trở lại).

Thế nhưng nhiều nhân vật và ứng cử viên của hai đảng Cộng Hoà lẫn Dân Chủ vẫn và đều hai mặt  giáp công, tấn công Tân Nguyễn tơi bời hoa lá. Ô Chủ tịch Đảng Cộng Hoà Quận Cam khuyến cáo Tân Nguyễn rút lui dù Tân Nguyễn là ứng cử viên dân biểu được đảng viên đảng Cộng Hoà chọn với số phiếu 55.3%, cao hơn tổng số phiếu của hai ứng cử viên về sau cộng lại và dù theo lời than phiền công khai của Tân Nguyễn trước truyền thông đại chúng Mỹ Việt, rằng Anh là người trong cuộc mà không được Ô. Chủ tịch Cộng Hoà Quận Cam gọi điện thoại hỏi han và để cho Anh có cơ hội trình bày cơ sự. Truyền thông đại chúng tốn công sức và thì  giờ để theo dõi và tường trình nội vụ nhiều ngày liền. Nhiều tổ chức ngoại vi của Đảng Dân Chủ hội họp lên tiếng. Nhiều tổ chức người Mỹ gốc Hispanics phản đối. Nơi đây chúng ta sẽ không bàn cụ thể về những khía cạnh của lá thư đang bị Bộ Tư Pháp California điều tra, mà chỉ nói tổng quát về một nỗi lo gan ruột của người Mỹ bảo thủ.

Tại sao biến thành chuyện lớn như vậy" -- Vì một sự thật và một nỗi sợ không rời mà người Mỹ - nhứt là người Mỹ có lập trường bảo thủ -- không tiện nói ra và chưa có giải pháp khả thi.  Mấy chữ  viết bằng tiếng Tây ban nha trong truyền đơn bầu cử nói trên lại đổ dầu vào lửa, một đống lửa đang ngún giữa chánh trường và tâm lý quần chúng trong xã hội Mỹ Trắng nói chung và tại tiểu bang Cali âm ỉ nhứt nói riêng. Đó là vấn đề nhập cư của người gốc Hispanics, một làn sóng nhập cư với số lượng lớn, một loại nhập cư Mỹ không thể không chọn lựa được theo chính sách nhập cư  có chọn lựa của Mỹ muốn cho người có kỹ năng, chất xám, để  thêm năng lượng, thêm sinh khí cho Mỹ.

Có thể nói ngoài vấn đề chiến tranh Iraq vấn đề nhập cư của người gốc Hispanics và những hệ lụy của nó là đề tài gây nhiều tranh cãi nhứt trong thời gian bầu Quốc Hội 2006 và chuẩn bị bầu tổng thống 2008 này. Tại Hạ Viện và Thượng Viện liên bang, bùng nổ nhiều vấn đề gai góc. Là vấn đề nên hay không nên hợp thức hoá 11 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha vượt biên giới, nhập cư  lậu mà các giới chánh trị và truyền thông tế nhị, tránh né gọi là những người nhập cư  "không giấy tờ".  Là vấn đề nhân công khách và vấn đề nên hay không nên xây bức tường dài 1200 km, song sắt dưới cò tấc như song nhà tù, có  mắt thần và 1500 lính biên phòng dưới đất và phi cơ bay trên trời  để tuần tra đường biên giới không thiên nhiên của Mỹ với  nước Mễ. Tại các tiểu bang Miền Nam, thành phố lớn như Los Angeles nhiều rất nhiều những cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng của những người di dân nói tiếng Tây Ban Nha với khẩu hiệu "Hôm nay chúng tôi làm việc, ngày mai chúng tôi đi bầu" làm run những người dân cử Mỹ Trắng.

Vấn đề nhập cư là đóng lửa ngún từ lâu mỗi một mùa bầu cử lại bị đảng phái Cộng Hòa và Dân Chủ trầm trọng hóa và chánh trị hóa, nên dễ thành bảo lửa để kiếm phiếu. Truyền đơn bầu cử nói  trên bị tố giác là hăm dọa cử tri và trở thành dầu đổ vào lửa là chuyện không lạ.

Ngay như cơ quan thống kê dân số của của liên bang Mỹ, The US  Census Bureau, trong cái ngày trọng đại dân số Mỹ lên 300 triệu kia cũng còn tránh vấn để nhậy cảm và nhậy lửa ấy. Cái đồng hồ dân số Mỹ ở thủ đô Washington DC, lúc 7 giờ 46 phút , ngày Thứ Ba 17-10, chỉ dân số Mỹ nhảy lên con số 300 triệu người. Đồng hồ chỉ  nhiều thứ nhưng thiếu một thứ. Cho biết cứ 7 phút thì  có 1 người Mỹ sanh ra, cứ 13 phút có 1 người Mỹ qua đời, và cứ 31 phút thì có 1 người ngoại quốc nhập cư vào Mỹ. Tính chung và trung bình, cứ 11 phút thì dân số Mỹ được thêm 1 người.Nhưng không cho biết người thứ 300 triệu ấy là ai. Là một người Mỹ sanh tại Mỹ hay một người nhập cư từ Á châu, Âu châu, hay từ Nam Mỹ mới nhập cư là số người nhập cư hợp lệ lẫn bất hợp lệ vào Mỹ.

Theo một bài bình luận của Đài Pháp Quốc tế, cái thiếu đó là cố ý và có tính thiệt hơn, sư thật  nói không tốt, lời thật mất lòng. US Census Bureau Mỹ không muốn gợi lại một vấn để nhậy cảm, nỗi sợ không rời của người Mỹ Trắng và vấn đề nhậy lửa đang ngún là vấn đề nhập cư của di dân từ  Châu Mỹ La tinh. Người Mỹ Trắng sợ xã hội mình bị la tinh hóa, sợ khối Đa số Mỹ Trắng trở thành thiểu số ngay trên quê hương xứ sở do mình dày công thành lập và xây dựng. Nỗi sợ đó đo đếm được bằng con số.  Năm 1917 với 100 triệu dân, 88% dân số gốc Trắng; bây giờ gốc Trắng chỉ  56,6%, và theo đà này sẽ xuống  50% vào giữa thế kỷ này, trước năm 2050. Đà đảo lộn dân thiểu số thành đa số không còn là một ước đoán nữa, mà biến thành sự thật với thời gian không bao lâu. Mà thành phần trội yếu của khối thiểu số biến thành đa số ấy là di dân gốc Châu Mỹ la tinh, nói tiếng Tây Ban Nha chớ không phải tiếng Anh, đa số theo Công giáo La Mã, chớ không phải  Tin Lành là tôn giáo chánh trên 70% người Mỹ Trắng tự coi là tôn giáo chính của mình.

Thành phần gốc Hispanics là thành phần trội yếu của khối cử tri thiểu số mà hai đảng đều cần trong mùa bầu cử, cần hơn khối thiểu số gốc Á châu. Khối cử tri gốc Việt còn mới ở Mỹ, và nhiều lần ít hơn, nguồn gốc tỵ nạn chánh trị, còn nhiều gắn bó với nước nhà, có nhu cầu chánh trị khác hơn những người anh em nhập cư gốc Hispanics. Tập thể người gốc Việt nêu vô ý để đụng chạm với những anh em Hispanics, hay để bị lôi kéo vào giữa hai lằn đạn tranh chấp số phiếu thiểu số  của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ là tự lọt vào trận đồ ngao duật tương tranh, ngư ông là chánh trị gia của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đắc lợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.