Hôm nay,  

Dr. Nồ Và Thầy Mo

24/06/200600:00:00(Xem: 2411)

Bắc Hàn tháu cáy với hỏa tiễn, Hoa Kỳ dám bắt hay không"…

Trong khi Tổng thống George W. Bush bị phản đối tại Vienna vì chủ trương "tiên hạ thủ" thì ở nhà, ông được sự hỗ trợ của hai nhân vật có thẩm quyền về đòn "đánh phủ đầu".

Hai nhân vật ấy đều là những người có trách nhiệm về quốc phòng và về Bắc Hàn dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Đó là nguyên Tổng trưởng Quốc phòng William Perry và nguyên Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng Đặc trách  An ninh Quốc tế Ashton B. Carter. Hai ông hiện đang là Giáo sư nhưng từng thiết lập chánh sách cho ông Clinton đối với Bắc Hàn.

Chánh sách ấy thất bại, Bắc Hàn (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) chối bỏ thỏa ước tạm ngưng thử nghiệm hỏa tiễn đã cam kết năm 1999 và nay đang chuẩn bị phóng hỏa tiễn tầm xa, liên lục địa, có tên là Đại pháo đồng 2 (Taepodong-2). Trong một bài nhận định trên nhật báo The Washington Post được đưa lên net đêm 21 rạng ngày 22 giờ Hoa Kỳ, khi ông Bush bị dư luận Âu châu đả kích, hai ông Carter và Perry đã viết thẳng rằng nếu can gián Bình Nhưỡng không được thì Hoa Kỳ phải ra tay trước, tấn công và tiêu diệt hỏa tiễn của Bắc Hàn.

Nghĩa là quyết định tiên hạ thủ và đánh phủ đầu là cần thiết.

Các chính trị gia thường chỉ nói thật sau khi hết nhậm chức. Lời khuyên của hai ông Perry và Carter là một niềm an ủi nhỏ cho ông Bush và là một vấn đề lớn cho đảng Dân chủ khi phải xử trí về chuyện an ninh. Nhưng đấy là chuyện chính trị của Hoa Kỳ.

Vấn đề quan trọng hơn mà ông Bush phải quyết định trong vài ngày tới là làm gì trước sự hăm he của Bắc Hàn"

Chính quyền Cộng sản Bình Nhưỡng khéo chọn thời điểm gây ra cuộc khủng hoảng, khi bắt đầu bơm dầu vào Đại pháo đồng từ cuối tuần qua và tuyên bố là sẽ bắn thử nghiệm. Đòn hù doạ này mở rộng mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, tác động vào cuộc tranh cử tổng thống năm tới tại Nam Hàn, gián tiếp ủng hộ lập trường hoà giải của Tổng thống đương nhiệm đang bị thất thế trước phe đối lập.

Quyết định ấy cũng khiến chính quyền Bush bị một lúc hai hồ sơ nguyên tử trên tay, tại Iran và tại Bắc Hàn, trong khi vẫn vướng bận chuyện Iraq. Đòn hù của Bình Nhưỡng còn khiến Hoa Kỳ phải quan tâm đến lập trường của Trung Quốc và Liên bang Nga khi cần can gián Bắc Hàn. Và ông Bush phải gỡ ngòi cho vụ khủng hoảng này khi dân Mỹ chuẩn bị bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Bây giờ, chính quyền Bush phải hoặc dụng lễ hoặc dụng binh.

Dụng lễ là vận động ngoại giao qua các nước liên hệ trong hội nghị sáu bên về Bắc Hàn (Nam-Bắc Hàn, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Nhật). Hội nghị này đã bế tắc từ năm ngoái và không thể giải quyết được vấn đề vì Trung Quốc và Nga thiếu thiện chí và vì Chính quyền Nam Hàn của Tổng thống Roh Moo Hyun còn muốn cứu vãn chánh sách hoà giải với Bắc Hàn, được gọi là "Nhật quang chánh sách". Một giải pháp dụng lễ khác là vận động Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Nhưng hai trong năm hội viên thường trực có thể sẽ trì hoãn và phá hoại bằng những tuyên bố vu vơ mà không có giá trị cưỡng hành, đó là Nga và Trung Quốc.

Nếu dụng binh, chính quyền Bush có thể lấy quyết định bắn hạ hỏa tiễn Bắc Hàn, là điều hai ông Perry và Carter đề nghị. Bắn có nổi không"

Ngay từ ngày Bắc Hàn bơm dầu vào hỏa tiễn, phía Hoa Kỳ đã bắn tin qua tiết lộ với báo chí (tờ Washington Times) là sẽ phóng hoả tiễn lên chặn. Nghĩa là dùng một phi đạn bắn ra từ Alaska hay California để bắn hạ Đại pháo đồng 2 của Chủ tịch Kim Chính Nhật.

Đầu tuần này, viễn ảnh đó đã hâm nóng một hồ sơ được Tổng thống Ronald Reagan đưa ra từ 1983 trước sự châm biếm của dư luận. Đó là Hệ thống Phòng thủ Chiến lược SDI, dùng siêu kỹ thuật bắn hạ các hỏa tiễn có khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ. Lúc ấy, không ai tin vào giải pháp siêu kỹ thuật này của ông Reagan - trừ Liên xô.

Cuối cùng thì Liên xô hụt hơi chạy đua võ trang mà tan rã.

Trong khi ấy, Hoa Kỳ có xúc tiến một cách chậm chạp kế hoạch dùng phi đạn chặn phi đạn. Với kết quả rất nghèo nàn mà đắt đỏ.

Sau khi tốn 97 tỷ cho biệc này kể từ năm 1999, dưới thời Clinton, Hoa Kỳ đã thử nghiệm 10 lần thì năm lần hỏng năm lần được, lần cuối có kết quả là vào tháng 10 năm 2002.

Nếu muốn bắn Đại pháo đồng, với xác suất 50/50, mà lại bắn hụt thì danh dự, uy tín và khả năng gián chỉ của Hoa Kỳ có còn gì không" Bắc Hàn sẽ thu hoạch một ưu thế không thể lường được nếu phóng hoả tiễn - dù chẳng bay tới đâu cả - khiến Mỹ phải tung hoả tiễn ra đỡ và đỡ hụt!

Vì vậy, việc Mỹ nhá tin là sẽ dùng hỏa tiễn địa không bắn lên từ Alaska (có hai căn cứ là Fort Greely và Kodiak Island) hay từ căn cứ Không quân Vandenberg tại California để triệt hạ Đại pháo đồng chỉ là đòn dọa nhằm hóa giải đòn tháu cáy của Bình Nhưỡng với khả năng can gián rất thấp.

Là chuyên gia về siêu kỹ thuật quốc phòng trước khi trở thành Thứ trưởng rồi Tổng trưởng Quốc phòng, ông William Perry không thể không biết hạn chế của giải pháp ấy. Khi ông viết trên báo là Mỹ phải tấn công và tiêu diệt hỏa tiễn Bắc Hàn, có thể là ông nghĩ tới giải pháp khác.

Quả thật Hoa Kỳ có nhiều giải pháp kỹ thuật và quân sự để đạt mục tiêu này. Tức là bắn thật chứ không dọa.

Hoa Kỳ có hệ thống phòng thủ đa cấp, nhiều tầng, để đối phó với các hoả tiễn thù nghịch có khả năng chuyên chở đầu đạn hạch tâm, nguyên tử hay võ khí sinh hoá. Mỗi cấp lại có thể ra tay - bấm nút - từ khi hoả tiễn được bắn lên, bay lên không gian qua đại dương và rơi vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Giải pháp phóng hoả tiễn địa-không từ Alaska hay California chỉ nhắm vào giai đoạn hai, khi hỏa tiễn của địch đang bay trên thượng tầng không gian và chưa rơi xuống vòng khí quyền để nổ trên lãnh thổ Mỹ.

Trước và sau đấy, Hoa Kỳ còn nhiều lớp phòng thủ khác.

Hải quân Hoa Kỳ có các hoả tiễn SM-2 và SM-3 có thể bắn hạ Đại pháo đồng trên Thái bình dương, nếu bắn hụt và nếu hoả tiễn Bắc Hàn thực sự nhắm vào Hoa Kỳ thì còn có thể bị chặn ở vòng phòng thủ thứ ba là hệ thống Patriot Advanced Capability-3. Thuần túy về kỹ thuật, Hoa Kỳ có khả năng chặn bắt Đại pháo đồng và sẽ còn rất lâu Bắc Hàn mới có thể đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ.

Chưa kể là Hoa Kỳ còn có khả năng tấn công và tiêu hủy trung tâm chế tạo và thiết kế hỏa tiễn của Bắc Hàn trước khi Đại pháo đồng được khai hỏa, là điều hai ông Carter và Perry chủ trương.

Nói cách khác, việc bắn hạ hay không là loại vấn đề chính trị hơn là nhu cầu tự vệ.

Mà kích thước của vấn đề chính trị ấy là gì"

Bắc Hàn không hề che giấu mà còn thổi phồng sự thật là kinh tế của mình bị khủng hoảng, dân tình chết đói, chế độ bị lung lay. Một chế độ bất ổn như vậy lại chế tạo võ khí nguyên tử và thử nghiệm hoả tiễn ngày một mạnh hơn thì đây là một vấn đề cho thế giới. Từ đấy, Bắc Hàn nhận được viện trợ kinh tế và còn được dỗ dành là sẽ được trợ giúp về kỹ thuật nguyên tử trong mục tiêu dân sự miễn là từ bỏ kế hoạch quân sự.

Bắc Hàn càng gây ra mối nguy chiến tranh nguyên tử thì càng thoát khỏi hoàn cảnh cô lập sau khi hai nước đồng chí đỡ đầu năm xưa là Trung Quốc và Liên bang Nga tăng cường hợp tác với các nước khác, kể cả Nam Hàn. Lý luận này không sai.

Năm 1998, Bình Nhưỡng phóng hoả tiễn bay qua lãnh thổ Nhật Bản và sau đó được nhiều quốc gia Âu châu thiết lập quan hệ ngoại giao, và viện trợ còn nhiều hơn nữa!

Bình Nhưỡng lý luận là trong khi Nam Hàn vẫn được Hoa Kỳ che chở bằng cây dù nguyên tử thì Bắc Hàn bị trống trải vì mất hậu thuẫn quốc phòng của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Vì vậy, họ đòi nói chuyện thẳng và tay đôi với Mỹ, đòi được Mỹ cam kết là sẽ không tấn công trong một hoà ước thay thế hiệp định ngưng bắn 1953. Từ 1994, Bình Nhưỡng đi nước cờ kỳ lạ ấy trong khi vẫn tiến hành kế hoạch nguyên tử và nay đã chế tạo ra vài trăm hoả tiễn có tầm bắn càng ngày càng xa. Lần này là cuộc thử nghiệm một hoả tiễn có thể bắn tới San Francisco, Los Angeles và Chicago!

"Hãy can tôi, nếu không thì tôi tự tử là mọi người chết chùm đấy"! Lối suy nghĩ ma quái ấy có thể vượt ra khỏi luận lý Tây phương và dẫn tới ngày nay.

Nếu Hoa Kỳ bắn hạ Đại pháo đồng-2 này, Bắc Hàn sẽ phản ứng ra sao"

Tri hô rằng Mỹ tuyên chiến, Tổ quốc lâm nguy và lấy đó làm lý do mở màn tự sát tập thể, với các hoả tiễn Đại pháo đồng-1 và Lao động sẽ bay xuống Nam Hàn và qua Nhật Bản" Trong giả thuyết ấy, Trung Quốc sẽ làm gì" Bảo rằng con dại cái mang" Hay sẽ khuyên giải"

Ngược lại, nếu sau khi Đại pháo đồng-2 bị triệt hạ, Bình Nhưỡng chột dạ và nhượng bộ thì chế độ Kim Chính Nhật tồn tại được mấy ngày trước khi sụp đổ" Hoặc sẽ bị chính các tướng lãnh đảo chánh" Tình hình Đông Á sau đấy sẽ ra sao"

Chúng ta đang đứng trước một vấn đề mà giải pháp kỹ thuật không chắc thỏa mãn được những đòi hỏi phức tạp về chính trị. Chính quyền Bush đang phải cân nhắc từng hậu quả và có khi… xem tin khí tượng. Thời tiết Đông Bắc Á đang giao mùa, chỉ vài ngày nữa Bình nhưỡng không thể khai hỏa Đại pháo đồng và sẽ cất giấu ám khí cho một màn bắt bí khác"

Hay là họ đã bắt trúng tần số của hai ông Perry và Carter: lần này, Tổng thống Bush dám ra tay thật đấy. Liệu có nhờ vậy mà ông Bush khỏi cần ra tay"

Ai nồ ai trong chuyện kỳ bí này"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.