Hôm nay,  

Cơ Cực Của Lao Công Chùi Rửa

27/04/200600:00:00(Xem: 2482)

Kể từ khi đạo luật quan hệ lao tư Work Choices được áp dụng, một số chủ nhân đã sử dụng ưu thế mới của họ để có thể dễ dàng ép buộc công nhân viên phải chấp nhận điều kiện làm việc hà khắc hơn trước. Trong số những người thuộc giới lao động chân tay có nhiều nguy cơ bị bóc lột thậm tệ hơn nữa là những người lao công chùi rửa các tòa cao ốc tại các thành phố lớn, trung tâm quyền lực của giới doanh nhân kỹ nghệ gia quốc tế và Úc. Đa số lao công chùi rửa là phụ nữ gốc di dân và tÿ nạn, vì không có tay nghề hoặc bằng cấp nghề nghiệp chuyên môn không được chấp nhận ở Úc hay vì yếu kém Anh Ngữ và cần công ăn việc làm để nuôi gia đình nên phải chấp nhận điều kiện làm việc hết sức khó khăn cho công việc vô cùng nặng nhọc này. Và cũng chính vì những lý do nêu trên, họ càng dễ dàng bị bóc lột, trấn áp hơn trước với Work Choices. Chính vì thế mà Công đoàn LHMU - Liquor Hospitality & Miscellaneous Union - sẽ khởi đầu một chiến dịch tranh đấu quy mô nhất lịch sử Úc từ hơn 100 năm qua nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho những người lao công cùng khổ này. Sau đây xin mời độc giả theo dõi bài phóng sự của nữ ký giả Adele Horin, chuyên viên về các vấn đề xã hội của nhật báo Sydney Morning Herald, được đăng tải trên SMH số thứ Sáu 14/4/06 vừa qua, tựa đề “A Dirty Business” - Một Doanh Nghiệp Nhơ Nhớp.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

*

 

5g30 chiều Thứ Sáu. Nhiều nhóm nhân viên văn phòng trẻ tuổi ăn vận bảnh bao bắt đầu đổ xô xuống thang máy cuốn của Norwich House - căn cao ốc 26 tầng tọa lạc ngay giữa trung tâm thương mại của <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Sydney- để hướng về các quán nhậu tìm thú thư giãn trong dịp cuối tuần.

Cũng cùng thời điểm này, ở tầng dưới hầm u ám ảm đạm của cao ốc, một toán lao công chùi rửa đang chuẩn bị cho ca tối của họ. Trong một căn phòng nhỏ bé chật chội sát cạnh bãi đậu xe ngầm, bà Olga Sotiropoulos 59 tuổi, dáng dấp nhỏ bé, khoác vội lên người chiếc áo đồng phục của công ty và bắt đầu kéo cái xe đẩy khổng lồ đựng đồ nghề của bà ra khỏi phòng. Đây là việc làm thứ nhì của bà. Cái “job” chính của bà - với một công ty thầu khoán chùi rửa khác - bắt đầu lúc 4g15 sáng.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy bà có vẻ vô cùng mệt mỏi: năm ngày một tuần, mỗi ngày bà phải làm hai “job” - bốn tiếng đồng hồ vào sáng sớm đầu ngày và ba tiếng đồng hồ vào buổi tối cuối ngày - cộng thêm với những chuyến xe buýt bất tận đi đi về về giữa Wiley Park (nơi bà cư ngụ) và thành phố, giữa hai ca. Thế nhưng, bà không có một sự chọn lựa nào khác cả. Với tiếng Anh “bồi” bà nói: “Chồng tôi bệnh. Trước kia chúng tôi làm chung. Hóa đơn đủ loại tấp nập. Ai trả đây" Cùng một ngày $200 tiền điện rồi $200 tiền nước đến. Tôi nhủ thầm Chúa ơi, họ ganh đua với nhau sao"”

Gần như có mặt người dân của cả “khối thịnh vượng chung” trong số lao công chùi rửa ở đây: hai người Nam Dương, một người Bangladesh, một người Hy Lạp và bà Norma Morales, 37 tuổi, người gốc Chí Lợi. Đây cũng là công việc thứ nhì của bà Morales. Ban ngày bà làm nghề giữ trẻ tại một nhà trẻ.

Mặc dù với mức lương mỗi giờ không thấp lắm - $16.39 - nhưng không ai có thể sống được chỉ với một ca căn bản vỏn vẹn ba tiếng đồng hồ của kỹ nghệ chùi rửa quét dọn. Mặc dù những người lao công này nói chuyện ròn tan với nhau nhưng không ai lần lữa bê trễ cả vì đối với họ thời giờ rất hạn hẹp và quý báu vô cùng.

Bước chân vào cái thang máy chở hàng để lên chỗ làm - bốn tầng lầu rộng lớn mà bà phải hút bụi, chùi rửa, dọn dẹp ngăn nắp trong vòng ba giờ đồng hồ - bà Morales nói: "Ở đây không tệ lắm. Ở một căn cao ốc khác, nơi tôi làm trước kia, không bao giờ có đủ thời gian để làm hết mọi công việc mà tôi phải làm. Không bao giờ đủ giờ cả. Không ai có thể nào hoàn tất tốt được công việc cả”.

Nếu có công nhân nào bị thiệt thòi nhiều hơn nữa vì Work Choices thì đứng đầu sổ có lẽ là đoàn quân vô hình gồm những người lao công chùi rửa - ước lượng tổng số là 95,000 trên toàn nước Úc, đa số là di dân và tÿ nạn. Chính vì thế mà 2 nhân viên của công đoàn Liquor Hospitality & Miscellaneous Union (LHMU) - anh Luke Whitington và chị Roxana Fuentes - đến viếng cao ốc và thông báo cho những người lao công ở đây về nguy cơ này cũng như khuyến khích họ tham gia vào chiến dịch nhằm bảo vệ công ăn việc làm của họ.

Bà Sotiropoulos, một người lao công chùi rửa với 21 năm kinh nghiệm trong nghề, nói: “Công việc càng ngày càng khó nhọc hơn, nhưng tôi biết làm sao bây giờ"” Chị Fuentes trả lời: “Bà có thể làm được rất nhiều việc”.

Vào thứ Năm 20/4/06, một chiến dịch mệnh danh “Clean Start” - Khởi Đầu Sạch Sẽ (LND: một cách dùng từ khéo léo để biểu hiệu cho nỗ lực sạch sẽ hóa kỹ nghệ chùi rửa và đồng thời là một khởi đầu cho cuộc đấu tranh giành quyền sống của cleaners) - sẽ được phát động tại cả hai quốc gia Úc và Tân Tây Lan nhằm mang ra ánh sáng nỗi cơ cực của những người lao công chùi rửa, những con ong thợ tận tụy của ban đêm. Giới nhân viên bảo an, cùng ở trong hoàn cảnh tương tự như họ, cũng sẽ được chú ý đến luôn thể.

Theo tinh thần của chiến dịch mệnh danh “Justice for Janitors” - Công Bằng Cho Lao Công Chùi Rửa - vốn đã cách mạng hóa điều kiện làm việc cho giới lao công chùi rửa tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ trong những năm gần đây, công đoàn sẽ tích cực vận động giới doanh gia giầu có, chủ nhân của những tòa cao ốc trị giá hàng chục triệu Úc Kim. Giới chủ nhân cao ốc sẽ được yêu cầu đối xử công bằng hơn với lao công chùi rửa mặc dầu chính phủ liên bang đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho giới chủ nhân bóc lột, lợi dụng họ.

Qua việc nhắm thẳng vào các công ty chủ cao ốc cỡ bự như Mirvac, Commonwealth Bank, Stockland, Macquarie Bank, AMP và GPT Group, công đoàn LHMU đã xác nhận rằng giới chủ cao ốc có nhiều quyền quyết định hơn các công ty chùi rửa khoán (contract cleaning companies) về mức lương cũng như điều kiện làm việc của giới lao công chùi rửa mặc dù họ là nhân viên của các công ty thầu khoán chùi rửa.

Bà Louise Tarrant, phụ tá tổng thơ ký cấp liên bang của công đoàn LHMU nói: “Xét cho cùng thì những kẻ nắm quyền quyết định tối hậu chính là giới chủ nhân cao ốc. Tấn công các công ty thầu khoán lau chùi chẳng ích lợi gì cả”.

Đạo luật Work Choices sẽ khuyến khích các công ty thầu khoán chùi rửa đấu thầu bằng cách cắt giảm lương lao công (LND: để có thể đưa giá rẻ hơn) hoặc buộc lao công phải làm nhiều việc hơn với khoảng thời gian ngắn ngủi hơn. Đạo luật này giúp cho các công ty dễ dàng chuyển lao công từ mức lương quy chế sang những hợp đồng cá nhân vốn dĩ sẽ trả tiền giờ ít hơn mức quy định và trong điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn.

Chiếu theo Work Choices, bất kỳ một công nhân nào mới nhận việc cũng đều có thể bị ép buộc phải ký hợp đồng theo kiểu không ký không được thuê và chỉ được bảo đảm vỏn vẹn 5 điều kiện làm việc tối thiểu mà thôi. Trong một kỹ nghệ mà lực lượng công nhân thay đổi thường xuyên (LND: vì hợp đồng thầu khoán thường xuyên thay đổi) như trong kỹ nghệ chùi rửa cao ốc - trị giá hơn 3 tỷ Úc Kim - thì điều kiện làm việc sẽ tuột dốc nhanh chóng vô cùng. Thêm vào đó, mỗi khi mà một công ty mới thắng được thầu ở một cao ốc nào đó thì lao công làm việc trong tòa cao ốc mặc dù trước đó được bảo vệ theo quy chế có sẵn vẫn bị buộc phải ký hợp đồng mới với điều kiện và đồng lương tệ lậu hơn. Chuyện các tay đấu thầu đua nhau chạy xuống tận đáy vực là một chuyện dễ dàng xảy ra. Thực tế thì nó đã xảy ra ở Tây Úc và Tân Tây Lan khi luật lao động tại những nơi này bị thay đổi.

Chính giới chủ nhân các cao ốc nắm quyền quyết định tối hậu về các vụ đấu thầu chùi rửa. Và công đoàn LHMU hy vọng giới chủ nhân sẽ được thuyết phục bởi những lợi ích thương mại của chính họ để chấp nhận hoạch định những điểm chuẩn - hoặc quy tắc cơ bản - về đấu thầu mà mọi giới quan hệ đều có thể chấp nhận.

Lợi ích thương mại xoay quanh việc giúp khách thuê mướn cao ốc được hài lòng. Theo văn kiện thảo luận do công đoàn LHMU soạn thảo tựa đề A Clean Start for the Property Services Industry thì “chất lượng về lau chùi cũng như về bảo đảm an ninh tại các cao ốc thương mại hiện đang ở mức thấp chưa từng thấy”. Văn kiện này cũng trích dẫn một số những cuộc khảo cứu quốc tế cho thấy rằng giới khách hàng thuê mướn cao ốc thường xuyên than phiền về sự bẩn thỉu của phòng ốc, và tỷ lệ than phiền về vệ sinh chỉ kém sự than phiền về hệ thống điều hòa không khí mà thôi. Văn kiện ghi thêm: “Một khi khách hàng không hài lòng thì trước sau gì họ cũng sẽ dọn sang nơi khác. Đấy là một nguy cơ thiệt hại đáng kể cho chủ nhân và cho người đầu tư”. Cũng theo văn kiện này thì lợi tức từ tiền thuê mướn các cao ốc “chưa bao giờ tốt như bây giờ cả”.

Trọng tâm của chiến dịch Clean Start là những nguyên tắc cơ bản do công đoàn LHMU đề đạt ra để làm nền tảng cho những điều khoản về phương pháp đấu thầu có trách nhiệm, bao gồm những vấn đề như số giờ tối thiểu cho mỗi ca làm việc, giới hạn trong việc bán hợp đồng đã thắng thầu, tỷ lệ diện tích và số lao công, cũng như quyền được thương lượng chung (collective bargaining) của lao công.

Mục tiêu tối hậu là biến công việc chùi rửa thành một công việc mà qua đó người ta có thể kiếm sống được, ít nhọc mệt hơn và dần dà giảm thiểu diện tích phải chùi rửa hút bụi mỗi giờ. Ở Úc, diện tích trung bình mà một lao công phải chùi rửa, dọn dẹp mỗi giờ là 959 thước vuông, trong khi ở Hoa Kỳ lao công chỉ phải làm sạch 350 thước vuông mỗi giờ trong những tòa cao ốc đã có thỏa hiệp với công đoàn.

Tăng mức lương mỗi giờ không phải là vấn đề đối với chiến dịch ở Úc. Bà Tarrant cho biết mỗi khi công đoàn tranh đấu thành công trong việc đòi tăng lương thì lập tức, giới thầu khoán chùi rửa đáp ứng bằng cách cắt đi 12 phút cho một ca và buộc công nhân phải làm việc nặng nhọc hơn.

Bà Tarrant nói: “DDối với giới chủ nhân cao ốc thì chi phí lau chùi chỉ là một khoản rất nhỏ so với những chi tiêu khác trong việc điều hành, duy trì và bảo quản cao ốc, và đấy là một lợi điểm cho họ. Họ có thể dễ dàng làm chuyện công bằng (do the right thing) một cách rẻ mạt”.

Chiến dịch Clean Start khác hẳn với mọi chiến dịch trước đây ở Úc. Nó sẽ khai mào bằng hồi trống trận vang rân với hơn 500 cái trống được đánh lên vào 12 giờ trưa ngày thứ Năm 20/4/06, tại công viên First Fleet Park ở Circular Quay. Thêm vào đó là màn biểu diễn văn nghệ của các đội vũ Bangladesh, Peru.v.v. cùng với lời nhắn nhủ từ Đức Giám Mục Kevin Manning thuộc giáo phận Công Giáo Parramatta. Chiến dịch này sẽ tìm sự yểm trợ từ các nhà lãnh đạo tinh thần và tôn giáo, từ những cộng đồng sắc tộc cũng như các hội đoàn, đoàn thể và mọi nhóm trong xã hội để vận động, khuyến khích các đại công ty nên tạo công bằng cho giới lao công chùi rửa. Sau đó, nếu cần thiết, sẽ có những cuộc biểu tình, làm rào cản dàn chào nhắm vào việc bêu xấu các công ty ngoan cố, thậm chí ngay tại những buổi họp thường niên của các công ty này.

Ở Anh Quốc, với các chiến thuật tương tự, những người dàn chào biểu tình (picketers) đã cắm lều ngay trước đại bản doanh của Deutsche Bank trong suốt ba tháng liên tiếp để tạo sự chú ý của thân chủ cũng như khách mướn cao ốc của ngân hàng này về tình trạng cơ cực của lao công ở những cao ốc mà ngân hàng làm chủ. Khi đức tổng giám mục của Houstonkhai mạc cho chiến dịch Justice for Janitors ở đấy thì Ngài đã tạo nhiều dư luận xôn xao vì Ngài đã nhấn mạnh rằng Thượng đế không hài lòng vì lao công bị bóc lột.

Công đoàn có nhiều lợi thế để giành được sự yểm trợ từ quần chúng. Chiếu theo bản phúc trình của IBIS World về kỹ nghệ chùi rửa dọn dẹp thì mức lương trung bình của kỹ nghệ này ở Úc là $14,360 một năm. Mặc dầu mức lương trung bình này đã được nâng cao vì gộp luôn lương của giám đốc công ty và cai thầu, nhưng nó vẫn còn thấp hơn mức lương nghèo tối thiểu (Hendersonpoverty line) $15,288. Khi so sánh mức lương bèo bọt này với mức lương $4.4 triệu của ông tổng giám đốc một nhà băng chánh hay mức lương $1.8 triệu của tay tổng giám đốc công ty thầu khoán chùi rửa lớn thì người ta thấy rõ hố sâu ngăn cách giữa hai "nước" Úc - một cho người giàu quyền thế và một cho người cùng đinh.

Ông Michael Crosby, một nhân viên quan trọng của công đoàn LHMU, tóm lược vấn đề như sau: “Nếu một lao công chùi rửa mà muốn có được mức lương thường niên như ông tổng giám đốc công ty thì mỗi đêm anh ta phải đơn thân độc mã chùi rửa hết tất cả mọi cao ốc ở trung tâm Sydney CBD, Parramatta và Chatswood”.

Tuy nhiên, công đoàn LHMU ở Úc hiện nay sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn trở ngại hơn công đoàn SEIU ở Hoa Kỳ trước đây và sẽ phải lách né nhiều chướng ngại luật pháp. Trước nhất, chiếu theo những điều khoản về việc tẩy chay đệ nhị cấp (secondary boycott provisions) của đạo luật Trade Practices Act, thì việc công đoàn làm áp lực với một đối tượng thứ ba, chẳng hạn như giới chủ cao ốc, để khuynh đảo một chủ nhân công ty hay xí nghiệp, thí dụ như công ty thầu chùi rửa, là một hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, việc giới chủ nhân cao ốc hợp tác với nhau để ép giá (stifle price competition) cũng là một việc làm phạm pháp.

Và ngay cả khi hơn phân nửa công nhân tại một hãng xưởng, xí nghiệp, cao ốc, bỏ phiếu chọn công đoàn làm đại diện trong các cuộc thương lượng với giới chủ nhân thì ở Úc hiện nay giới chủ nhân vẫn có quyền từ chối không thương lượng với công đoàn, khác hẳn với Hoa Kỳ vì chủ nhân buộc phải thương lượng khi tỷ số thuận lên đến hơn 50%.

Ở Hoa Kỳ, một quốc gia vốn khét tiếng chống công đoàn, thì công đoàn SEIU có vẻ như không hề gặp trở ngại gì với những chướng ngại luật pháp về việc chống cạnh tranh (anti-competitive constraints) cả. Tại rất nhiều thành phố SEIU đã thành công trong việc đi đến thỏa thuận với tổ chức đại diện cho chủ cao ốc là Building Owners & Managers Association, hoặc với những nhóm chủ nhân cao ốc. Thí dụ điển hình là Houston, nơi mà khoảng 6 công ty sở hữu chủ hơn 60% tổng số các cao ốc trong thành phố đã đồng ý quy định những điều khoản căn bản tối thiểu về phương thức đấu thầu.

Ở Úc thì có lẽ khó được chấp nhận hơn, vì một trong những công ty chủ cao ốc chính là Stockland đã từ chối không tiếp xúc với công đoàn LHMU. Ông Peter Verwer, giám đốc của Property Council of Australia nói: “Giới chủ cao ốc là khách hàng của những dịch vụ chùi rửa dọn dẹp chứ không phải là cảnh binh tra xét kỹ nghệ này. Những công ty thầu khoán chùi rửa này tự cho là chuyên môn trong ngành, và chính điều này khiến họ được thuê mướn. Nói chung thì chuyện khách hàng của một công ty làm yêu sách đề đặt ra một mô thức làm việc hoặc hợp đồng thuê mướn nhân viên cho công ty không phải là một ý kiến tốt”.

Ông Nicholas Collishaw, tổng giám đốc đặc trách đầu tư của Mirvac cho biết công ty của ông đã đảm bảo rằng những hợp đồng để chùi rửa cao ốc của công ty được đấu thầu với giá cả phải chăng, ở mức có thể chịu đựng được (sustainable). Ông nói: “Chất lượng là động cơ chính của tôi, giá cả là vấn đề thứ yếu”. Ông nói thêm rằng “có những giám đốc quản trị cơ sở thiếu kinh nghiệm có thể có quan điểm khác”.

Các chính phủ tiểu bang, vốn có thể dùng giá cả làm tiêu chuẩn chọn lựa công ty thầu khoán chùi rửa cho những cao ốc công sở của mình, sẽ tạo nhiều sự nhức đầu cho công đoàn.

Tuy vậy, ông Crosbyvẫn không nản chí. ông nói: “Trong giới chủ nhân có không ít người có lương tâm đạo đức muốn làm việc công bằng. Bổn phận của chúng tôi là tạo điều kiện thuận lợi và an toàn để họ có thể làm việc đó. Chúng ta chỉ cần đa số trong kỹ nghệ này chấp nhận áp dụng nguyên tắc căn bản của Clean Start là đủ”.

Bà Sotiropoulos không dám đoan chắc bà có thể tham dự buổi khai mạc chiến dịch hay không. Bà phải khởi sự làm việc lúc 4g15 sáng, rồi sau đó, bà lại phải khởi sự ca thứ nhì lúc 5g30 chiều. Nếu tham dự buổi khai mạc vào giữa trưa thì quả là một ngày dài như vô tận cho bà!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.