Hôm nay,  

Truyền Thông Đại Chúng Và Đại Hội Toàn Quân

19/09/200300:00:00(Xem: 4308)
Lạ thật. Đại Hội Toàn Quân ( ĐHTQ ) là chuyện của mấy anh em nhà binh, dân quân đội. Nhà binh, quân đội do huấn luyện và thói quen vào sanh ra tử thường chỉ nói ngắn gọn. Ngoài trận tiền trước cuộc hành quân thường im lặng vô tuyến; khi di chuyển, phục kích hay dùng thủ hiệu, chớ ít dùng khẩu lịnh. Trong bộ tham mưu, phiếu trình, bút phê, sự vụ văn thư, bưu điệp, công điện… tất cả đều ngắn gọn; câu văn gọn gàng, cô đọng như văn điện tín. Nhưng ĐHTQ trong ba ngày 26,27 và 28 tháng 9 này, tại Little Saigon, tin tức về tổ chức, ý kiến hiến kế, câu hỏi cách đi dự cũng như bình luận, góp ý đầy nhóc trên báo chí, phát thanh, phát hình vùng Little Saigon. So với Đại Hội Truyền thông VN Hải ngoại của dân ăn nói, viết lách, là nhà báo, ký giả, bĩnh bút, thông tin, nghị luận, dư luận cũng không có nhiều và ì xèo như vậy. Ngoài ra anh em báo chí gốc lính gần ngày N còn tiếp tay làm ra một bản tin hàng ngày giúp cho Tướng Lê minh Đảo để các cơ quan truyền thông có tin nóng hổi phục vụ khán, thính, đợc giả nữa. Tại sao"
Thời đại đang sống là thời đại Tin Học, biến Trái Đất thành xóm nhà, các dân tộc thành láng giềng. Tin tức tranh với ánh sáng. Con người nhứt là tại các nước tư do dân chủ thừa mứa tin tức. Truyền thông đại chúng là phương tiện (media) đưa tin đó với báo giấy, báo điện, truyền thanh, truyền hình chuyển và nhận trên computers qua xa lộ thông tin Internet. Quyền chọn lựa và nhận định của khán thính giả là tối thượng. Trong cái rủi xa rời quê, người Việt tỵ nạn CS gặp một cái may chưa bao giờ có trong lịch sử Việt. Hơn ba triệu người được đi "ăn học" ngay trong lòng văn minh Tây Phương giữa thời đại Tin học ấy. Tiếng Việt được điện toán hoá thành chữ viết và tiếng xài đuợc như chuyển ngữ Anh văn trong computers. Biên giới 100 nước có người Việt định cư, nhứt là bức màøn tre của CS Hà nội trở thành lỗi thời, vô ích, và buồn cười đối với xa lộ thông tin và kỹ thuật cao của truyền thông đại chúng. Do vậy thông tin nghị luận về ĐHTQ ở hải ngoại sau 28 năm Quân lực VNCH di tản chiến thuật ra ngoại quốc được phổ biến sâu rộng xa trong nưóc và ngoài nước.
Truyền thông đại chúng VN hải ngoại phổ biến sâu rộng xa vì ĐHTQ là một sự kiện lịch sử lớn của VN. 28 Quân lực VNCH mới tập họp lại. Tập họp sau 28 năm bị CS dày vò bằng đủ mọi cách với bản án không cần xét xử, với tội danh gán ghép "Ngụy quân" vừa tù đày, vừa bị chiếm đoạt tài sản, dân quyền, mất quê hương ngay trên quê cha đất tổ của mình. Tập họp giữa lúc địa lý chánh trị thế giới thay đổi sau Chiến tranh Iraq và bướùc ngoặc ngoại giao của Mỹ tỏ ra cứùng rắng với CS Hà nội. Trục Tam Aùc Iran, Iraq, Bắc Hàn có độc tài Hồi giáo Cực đoan có cả độc tài Cộng sản . Cáù ba sa VNCS không theo tiêu chuẩn kinh tế thị trường, hạ hạn ngạch xuất cảng hàng dệt may vì giao thương một chiều. Nhân quyền VN thành trọng tâm trong bang giao Hà nội Washington, đưa nhân quyền VN vào luật ngoại viện. Và chánh quyền địa phương cấp tiểu bang, thành phố cùng với nhân dân Mỹ thừa nhận lá cớ VN nền vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của người Việt yêu tư do, dân chủ.

Truyền thông đại chúng VN hải ngoại, một phần, phổ biến sâu rộng xa ĐHTQ vì đại đa số những người làm truyền thông bây giờ gốc là lính. Cảm nghĩ thuộc về thuở ban đầu lưu luyến ấy khó mà quên. Tình đồng đội vì dân chiến đấu vì nước hy sinh trong tiềm thức trổi dậy khi nghe ĐHTQ. Lòng những người này hãy còn tại ngũ. Anh chị em muốn đứng dậy vưon lên sau một lần bị khủng hoảng chánh trị nội bộ thương tầng và chánh sách ngoại giao giai đoạn của Mỹ xô ngả để bị CS làm xứt tay gảy gọng hơn một phần tư thế kỷ.Thế cho nên ngoài cái chung là phổ biến tin tức độc lập, vô tư do đạo đức nghề nghiệp truyền thông đòi hỏi, cũng có chút tình riêng. Chung mà thiếu riêng là chung vô hồn, thiếu động lực. Vì QLVNCH vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh là nơi ba thế hệ thanh niên trong đó có những nhà nhà báo đã để lại những ngày hoa mộng hoà trộn với máu, nước mắt, mồ hôi của tuổi trẻ. Có lẽ cũng vì tâm tình yêu nước, yêu quân đội đó mà trong Chiến tranh Iraq, những nhà báo, bình luận cỡ lớn của Mỹ, những cơ quan truyền thông cấp quốc tế, quốc gia của Mỹ mặc thị chấp nhận một qui ước bất thành văn khi đất nước Mỹ lâm chiến. Đó là không đưa tin gì trước có thể làm hại cho công cuộc chiến đấu của người quân nhân Mỹ ngoài tiền tuyến. Đài CNN đi tiên phong trong việc này, minh thị ghi ra trong các bản tin nào, CNN chủ trương không đưa tin nào có hại cho ngưòi chiến sĩ Mỹ đang hành quân.
Phóng chiếu nhận xét trên vào một vài trường hợp điển hình của truyền thông VN tại Little Saigon. Bắt đầu là Trung tâm Băng Nhạc ASIA và Đài Truyền hình SBTN của lớùp trẻ tự khởi tặng 35.000USD cho ĐHTQ vì cảm kích những người quân nhân lớn tuổi mà còn đấu tranh, đấu tranh không phải cho mình mà cho lớp trẻ. Cùng lúc là Tổng Hội Sinh viên tặng cả ngàn phù hiệu cho ĐHTQ. Hai đài phát thanh Sống Trên Đất Mỹ và VOV, giám đốc là hai sĩ quan QLVNCH thấy khán thính giả chưa nắm vững về tổ chức đại hội, tự động tặïng mỗi tuần một buổi phát thanh trong giờ cao điểm, miển phí cho ĐHTQ. Tạp chí KBC được một cơ sở báo chí tiếng Việt loại lớn ở Little Saigon (xin dấu tên) chuyển một số tiền cũng lớn cho Ban Tổ chức để tiếp đài thọ tiền phòng ngủ cho một số tham dư viện ở xa về dư đại hội. Nhưng nếu phải kể hết những đóng góp của những người làm truyền thông gốc lính và những người làm báo có ân tình với QLVNCH, thì không sao kể siết được. Riêng tại Mỹ thôi, không ai có thể thống kê nổi số cột báo, số hình, số giờ phát thanh, phát hình liên quan đến ĐHTQ. Và gần đây nhứt một số nhà báo tự nguyện giúp làm một bản tin ngay để giúp cho Đại hội. Đó là lý do tại sao, như đã thưa ở trên, ngay Đại Hội Truyền Thông là đại hội của dân ăn nói viêt lách mà thông tin, nghị luận không nhiều và sinh động như của ĐHTQ.
Truyền thông đại chúng sống là nhờ khán thính giả. Khán thính giả có chú ý thông tin nghi luận về ĐHTQ, thì truyền thông đại chúng mới dành thời lượng và cột báo nhiều như vậy để khai thác. Và tự thân các cơ sở truyền thông cũng giúp nhân tài vật lực cho ĐHTQ nữa. Khán thính giả và truyền thông đại chúng đã "trao gươm báu" cho ĐHTQ. Phần còn lại là việc làm của ĐHTQ. Làm đúng, hữu xạ tự nhiên hương nơi quân chúng. Mà ý dân là ý trời. Quang minh chánh đại, truyền thông không mời cũng tới. Làm sai, cây kim dấu trong túi cũng có ngày lòi ra. Quần chúng và truyền thông đang nhìn và chờ ĐHTQ đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.