Hôm nay,  

Văn Hóa Hòa Bình?

12/03/200600:00:00(Xem: 5300)
- Bom. Xe bom. Bom tự sát. Bom vệ đường. Pháo kích. Không kích. Phi đạn. Bom nguyên tử, và vân vân. Thế giới đầu thế kỷ 21 của chúng ta bùng nổ như vậy đó. Và chúng ta vẫn còn đang đứng ở ngã tư đường, nơi mà nứơc nào cũng đã băng qua cả rồi (chỉ trừ Bắc Hàn, Cuba), để tranh cãi về các ông cụ râu xồm Marx-Engel thế kỷ thứ 19, về câu hỏi trừu tượng thế nào là bóc lột, rồi lúng túng với định hứơng đi cho cả dân tộc, và sau lưng là những nghĩa địa bạt ngàn của 4 triệu người Việt hai miền đã chết vì cơn lũ ba dòng thác cách mạng. Ba dòng thác đã biến mất rồi, nhưng 83 triệu ngừơi sống sót vẫn chưa thấy lối đi. Chỉ vì vài người, hay là vì hơn chục người trong chính trị bộ không muốn đi. Nhưng địa cầu vẫn xoay, khắp thế giới vẫn đi theo hứơng riêng mỗi nứơc. Và có thể là sẽ tới các cuộc chiến mới. Hay hòa bình.

Chúng ta mong muốn hòa bình cho thế giới, trong đó tất nhiên cũng phải là hòa bình cho Việt Nam, nơi nửa phần đời và có khi là một phần thân thể chúng ta còn để lại sau cuộc chiến hai miền. Nhưng chìa khóa cho hòa bình thế giới ở đâu" Và Việt Nam có thể sửa sọan được gì trứơc các hiểm họa chiến tranh mới"

Vấn đề lý ra đơn giản lắm. Mà nhiều nhà phân tích đã thấy cả rồi. Nếu tất cả các tổng thống trên thế giới là phụ nữ, và nếu tất cả các dân biểu quốc hội đều là phụ nữ, thì thế giới sẽ hòa bình. Tuy là có ồn ào, nhức óc vì thế giới sẽ tranh cãi linh tinh. Nhưng không có phụ nữ nào muốn đẩy con mình ra trận cả. Chiến tranh thế giới từ cổ đại tới giờ đều, đại đa số, là do qúy ông. Nhưng khả thể cho phụ nữ nắm tòan quyền tất nhiên không xảy ra nổi. Hay thậm chí, để phụ nữ nắm 50% các chức dân cử thì cũng phải là cả trăm năm nữa, nếu thế giới may mắn như thế, và nếu chúng ta giúp phong trào nữ quyền từ bây giờ. Thực vậy, thế giới cần có nhiều bà mẹ có quyền lực. Đây là điều đáng lo: Việt Nam mình chưa có phong trào nữ quyền mạnh.

Một chìa khóa khác phải thấy rằng khi có nền dân chủ thực sự, khi có những cuộc tổng tuyển cử tự do, khi từng người dân có quyền bỏ phiếu, thì phần chắc là sẽ có hòa bình. Bởi vì chiến tranh thế giới trứơc giờ hầu hết là từ một người, hay một nhóm độc tài. Và trong nền dân chủ đó, nếu có đầy đủ thông tin tự do, thì phần chắc là người dân không muốn chiến tranh. Vì không ai muốn chiến tranh hết, không ai muốn tiễn con mình ra trận, cho dù có bị xúi giục phanh thây uống máu quân thù… Thực vậy, thế giới cần dân chủ hóa, cần tự do thông tin. Và nếu có nhầm lẫn chiến tranh, thì lá phiếu người dân vài năm sau có thể điều chỉnh lại bằng cách chọn lãnh tụ khác, chọn chính sách khác. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm: nước mình vẫn chưa có định chế dân chủ, và chưa có tự do thông tin.

Và trong một thâm sâu, rằng nhân lọai cần một nền văn hóa hòa bình. Hãy nhìn sang Indonesia và An Độ - hai nước khổng lồ với các khối dân Hồi Giáo cũng đông đảo, nhưng lại không hề cực đoan. Nhất định, có một chìa khóa hòa bình thế giới đang nằm ở hai đất nứơc này, vì các bạo động tôn giáo nơi này đôi khi cũng có, nhưng rất nhỏ, và cực đoan Hồi Giáo không bắt rễ được ở 2 nơi này, dù đã du nhập vào từ nhiều thế kỷ. Đó cũng là một lý do mà gần đây Mỹ lại kết thân hơn với Indonesia, và mới tuần trứơc thì kết thân hơn với An Độ. Có phải rằng, hơn 200 triệu người Hồi Giáo Indonesia, và hơn 120 triệu người Hồi Giáo An Độ sẽ gỡ ngòi nổ các cuộc thánh chiến tương lai trên địa cầu" Mỹ hy vọng như thế, tất nhiên. Nhưng bí mật là chìa khóa văn hóa, một yếu tố sẽ cần rất nhiều thời gian mới ảnh hưởng, lay chuyển.

Ước tính vào tháng 7-2005, dân số Indonesia có 242 triệu người; trong đó Hồi Giáo 88%, Tin Lành 5%, Công Giáo 3%, An Giáo 2%, Phật Giáo 1%, các đạo khác 1% (ước tính tôn giáo năm 1998). Tuy đa số là Hồi Giáo, nhưng cũng là quốc gia Hồi Giáo đầu tiên bầu lên một nữ Tổng Thống, một bước cực kỳ cách mạng khi so sánh với các nước như A Phú Hãn, Ai Cập… thậm chí Mỹ cũng chưa nữ quyền tới như thế.

Cũng ước tính vào tháng 7-2005, dân số An Độ 1.08 tỉ người; trong đó An Giáo 80.5%, Hồi Giáo 13.4%, Ky Tô Giáo 2.3%, Sikh 1.9%, các đạo khác 1.8%, và không rõ là 0.1% (thống kê 2001).

Tất nhiên là cũng có nhiều dân tộc khác có các thành phần Hồi Giáo rất là hòa bình, như tại Mã Lai, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam… nhưng về số lượng, chỉ có khối dân Hồi Giáo Indonesia và An Độ mới đủ sức để biến tư tưởng Hồi Giáo ôn hòa, bao dung trở thành chủ đạo trong khối Hồi Giáo trên tòan cầu. Và đây cũng là chiến lược lâu dài của Mỹ, theo đề nghị của nhà chiến lược Ralph Peters, trong bài "Rolling Back Radical Islam" trên tờ tứ nguyệt san Parameters, số mùa thu 2002 - một tạp chí nghiên cứu của Đại Học Chiến Tranh Hoa Kỳ.

Đó cũng là lý do mà nhiều hợp đồng thầu làm ăn tại các cơ sở Mỹ ở các nước Hồi Giáo Trung Đông đều mở cửa mời người An Độ, Indonesia, bên cạnh các đồng minh khác.

Cụ thể, chuyện ít ai ngờ là từ lâu các lao động từ Ấn Độ đã được tuyển làm hoả đầu quân, nấu ăn cho hơn 100,000 quân Mỹ tại chiến trường Iraq. Trong một bài viết từ Iraq gửi về dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2005, bác sĩ quân y gốc Việt Hân Q. Bùi, khi kể chuyện "Chén Cà Ri An Độ" ở Camp Fallujah, cho biết "Những nguời nấu bếp và phục vụ đều là những nguời từ Ấn Độ, Sri Lanka hay Phillipines được mướn bởi những hãng thầu subcontractors cho hãng thầu Mỹ."

Vẫn trong bài viết, Bác sĩ Han Q. Bui còn kể thêm về anh nấu bếp người An:

"Một sáng chủ nhật, tôi đang ngồi ăn sáng, anh Islam đến nói có chuyện quan trọng nhờ tôi. Tôi nghĩ chắc lại có ai bệnh hoạn gì . Anh nói tiếp: Tôi đưa tiền mặt cho ông, nhờ ông gởi tiền giùm cho tôi cho gia đình bên Ấn Độ bằng Western Union. Tôi hơi ngạc nhiên vì làm gì có Western Union ở Iraq. Anh tiếp theo, "ông nhờ người bên Mỹ gởi giùm cho tôi". (Trích "Thầy Lang Vườn Và Chén Cà Ri An Độ, bài số 683-1259-30 ngày 10-2-05, Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online www.vietbao.com)

Nói như thế không có nghĩa là khi Mỹ kết thân với An Độ thì không có các tính tóan khác. Thí dụ, như làm thế quân bình với Trung Quốc. Nhưng quan tâm về văn hóa là thấy rõ. Tổng Thống Bush tuần trước tuyên bố, "An Độ có một Tổng Thống theo đạo Hồi Giáo và một Thủ Tướng theo đạo Sikh… An Độ là điển hình tốt về cách mà tự do có thể giúp những người dị biệt nhau sống chung nhau được trong hòa bình. Và gắn bó này vào một chính phủ thế tục và tính đa nguyên tôn giáo đã biến An Độ thành một đối tác tự nhiên đối với Mỹ." (Báo USA Today, ngày 26/2/2006 - http://www.usatoday.com/news/washington/2006-02-26-bush-india-pakistan_x.htm)

Chỗ này nên suy nghĩ thật kỹ. Dân tộc Indonesia từng bầu lên một phụ nữ - bà Megawati Sukarnoputri - lên làm Tổng Thống. Đất nước Hồi Giáo Indonesia phải cực kỳ bao dung lắm, vì là nơi phụ nữ không cần phải che mặt, được tự do vào đại học, tự do bầu cử và ứng cử, và rồi có quyền lên làm Tổng Thống.

Và rồi Tổng Thống An Độ Dr. Avul Pakir Jainulabdeen Abdul Kalam là người Hồi Giáo; Thủ Tướng An Độ Manmohan Singh là người đạo Sikh. Nơi đại đa số người An theo đạo An Giáo, điều vẫn còn làm một số thành phần cực đoan An Giáo bực bội. Trong khi người Hồi Giáo anh em ở hai nứơc láng giềng của An là Pakistan và Bang ladesh thì rất mực bạo động, đầy ngòi nổ.

Cực kỳ kinh ngạc, các cộng đồng Hồi Giáo ở Indonesia và An Độ đã rất mực bao dung, rất mực hòa bình. Và cộng chung lại, khối Hồi Giáo ở hai đất nứơc có các nền văn hóa bao dung, cấp tiến này đông tới gần 350 triệu tín đồ Hồi Giáo, đủ để trung hòa và rồi xoay chuyển khuynh hứơng cực đoan thánh chiến trong Hồi Giáo.

Tổng dân số tín đồ Hồi Giáo trên thế giới là bao nhiêu" Có nhiều ước tính khác nhau.

Theo cuốn The Universal Almanac (1996), thế giới lúc đó có 817 triệu tín đồ Hồi Giáo.

Theo cuốn The World Almanac (1997), thế giới lúc đó có 1.1 tỉ tín đồ Hồi Giáo.

Theo tổ chức Hội Đồng Quan Hệ Mỹ-Hồi Giáo (CAIR, Council on American-Islamic relations) thì năm 1999, thế giới có 1.2 tỉ tín đồ Hồi Giáo.

Dù theo thống kê nào đi nữa, và có tăng thêm chút đỉnh, thì con số tín đồ Hồi Giáo riêng ở Indonesia và An Độ cũng dư sức để lèo lái hướng đi của khối dân Hồi Giáo tòan cầu tương lai, nếu được hỗ trợ thêm từ các siêu cường Mỹ, Liên Au…

Đó cũng là lý do Mỹ giúp cho Hải Quân Indonesia, ngay sau khi làm hòa với nứơc này lúc xảy ra trận sóng thần Nam Á. Và cũng là lý do Mỹ chấp thuận hợp tác kỹ thuật nguyên tử với An Độ, bất kể nhiều vị dân cử Mỹ chống đối vì cho là Mỹ khuyến khích lan tràn vũ khí nguyên tử sau 32 năm kềm xiết nguyên tử An Độ.

Không chỉ là chuyện bao vây Trung Quốc mà Mỹ phải chơi thân với Indonesia và An Độ. Mà còn là vì, những nét đẹp văn hóa bao dung tuyệt vời của hai nứơc này - một điều, rồi chúng ta cũng sẽ cần bàn thêm để học hỏi.

Thế đấy. Chìa khóa hòa bình rất đơn giản: nữ quyền, tự do dân chủ và một nền văn hóa bao dung.

Việt Nam mình chưa có nổi sự bao dung như thế. Đảng vẫn nhìn dân như kẻ thù, vẫn nhìn thợ đình công như quấy rối, vẫn bênh vực chủ Đài Loan và xin lỗi chủ Nhật Bản…

Nước mình vẫn chưa có tự do bầu cử, tự do ứng cử, tự do thông tin như hai nước Indonesia và An Độ. Và vẫn còn tranh cãi về các ông cụ Marx-Engel thế kỷ 19. Vì sao như thế, trong khi thế giới đang tính chuyện du lịch lên mặt trăng"

Chỉ vì vài người không muốn. Chỉ vì vài cán bộ siêu bảo thủ không muốn. Hay là họ cực đoan hơn Hồi Giáo cực đoan"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.