Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

23/09/200200:00:00(Xem: 4445)
Hỏi (ông Trần B.Q.): Trước khi được định cư tại Úc, cách đây hơn 15 năm, tôi và gia đình sinh sống tại cao nguyên trung phần.
Khi vượt thoát được đến Úc, tôi có nộp đơn bảo lãnh cho em tôi nhưng không được chấp nhận.
Năm ngoái, chính quyền cộng sản đã quyết định cho phép dân chúng từ đồng bằng đến canh tác, khai hoang tại các khu vực mà trước đây đồng bào thuộc dân tộc thiểu số tại cao nguyên Trung Phần đã chiếm giữ.
Điều này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ và đồng bào Thượng đã đứng lên chống lại chính sách này của chính quyền một cách công khai tại cao nguyên Trung Phần.
Chính quyền cộng sản bèn dùng bạo lực để trấn áp sự chống đối này. Đồng bào Thượng bèn vượt biên sang Campuchia để xin tỵ nạn.
Em của tôi, vì là đối tượng truy lùng của chính quyền, cũng đã theo chân các nhóm đồng bào Thượng này và trốn sang Campuchia.
Sau khi đến được trại tỵ nạn trên lãnh thổ Campuchia, tất cả mọi người phải làm các thủ tục cần thiết như khai báo các chi tiết cá nhân và liệt kê tên tuổi trên danh sách, đồng thời em tôi của cũng cho biết là cao ủy tỵ nạn có đến viếng thăm.
Vào tối Thứ Sáu của tuần lễ thứ 3, một số bộ đội và công an mang sắc phục, họ nói cả tiếng Khmer lẫn tiếng Việt, đã yêu cầu chúng tôi lên xe để chuyển trại.
Sau một đêm dài di chuyển, thì em tôi mới biết được là đã bị bắt trở về lại Việt Nam để xét xử. Hiện em tôi vẫn chưa được trả tự do.
Xin LS cho biết là tôi có quyền khiếu nại và yêu cầu cao ủy can thiệp hay không" Luật pháp quốc tế có quy định và bảo vệ cho những trường hợp như trường hợp của em tôi hay không"
Trả lời: Theo “luật pháp quốc tế” (international law), việc hành xử thẩm quyền tư pháp để xét xử một cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện của các nhân đó trên lãnh thổ của quốc gia, ngoại trừ chính quyền hiện hữu của quốc gia đó muốn xét xử vắng mặt bị cáo.
Có rất nhiều vụ tranh tụng liên hệ đến các cá nhân đã bị cưỡng bức, ép buộc bằng võ lực để đưa ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia và bị xét xử trong một quốc gia khác.
Việc cưỡng bức, ép buộc bằng võ lực có thể được thực hiện mà không có sự đồng ý của chính quyền sở tại như việc bắt cóc, hoặc thực hiện các thủ tục dẫn độ không theo các thể thức đã được quy định trong “hiệp ước dẫn độ” (an extradition treaty).
Trong những trường hợp này, vấn đề được đặt ra là liệu các tòa án thuộc quốc gia bắt cóc hoặc dẫn độ trái phép bị cáo trở về lại lãnh thổ của mình sẽ hành xử thẩm quyền tư pháp của tòa để tha bổng cho bị cáo vì có “sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia khác” (the violation of the territorial sovereignty of the other state) hoặc sẽ tha bổng cho bị cáo vì nhận thức được rằng “hiệp ước dẫn độ đã không được tuân hành” (a treaty of extradition has not been complied with).
Trong vụ Chính Quyền truy tố Ebrahim (1991). Trong vụ đó, bị cáo là một “công dân của Nam Phi” (a South African citizen) đã bị cáo buộc về tội phản quốc. Đương sự đã bị bắt cóc tại Swaziland và chuyển về Nam Phi bởi các nhân viên của chính quyền Nam Phi. Điều này đã vi phạm luật pháp quốc tế, vì vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Swaziland, mặc dầu chính quyền Swaziland đã không đưa ra lời phản đối chính thức nào về sự việc này.
Bị cáo đã kháng án với lý do là các tòa án của Nam Phi không có thẩm quyền xét xử vì việc đưa bị cáo ra trước tòa là vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Tòa đã tuyên bố rằng các nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế như việc bảo vệ và quãng bá nhân quyền, sự quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia, cũng như sự quản trị tốt đẹp nền công lý cần phải được tôn trọng và thực hiện.

Tòa đã nhấn mạnh rằng “cá nhân cần phải được bảo vệ đối các sự bắt bớ và giam cầm bất hợp pháp, các ranh giới của thẩm quyền tư pháp không được vượt trội, chủ quyền phải được tôn trọng, và phải tránh sự lạm dụng luật pháp để bảo vệ và quãng bá sự thanh liêm đối với việc quản trị tư pháp” (the individual must be protected against illegal detention and abduction, the bounds of jurisdiction must not be exceeded, sovereignty must be respected and abuse of law must be avoided in order to protect and promote the integrity of the administration of justice).
Cuối cùng, “Tối Cao Pháp Viện của Nam Phi” (the Supreme Court of South Africa) đã tha bổng bị cáo.
Trong vụ R v Horseferry Road Magistrates’ Court, ex parte Bennett [1993]. Trong vụ đó, Bennett là một “công dân của Tân Tây Lan” (a New Zealand citizen) đang bị truy lùng tại Anh Quốc liên hệ đến việc cáo giác về tội lường gạt. Biết được Bennett đang có mặt tại Nam Phi, cảnh sát của Anh Quốc bèn yêu cầu cảnh sát Nam Phi dùng võ lực để gửi đương sự đến Anh Quốc. Điều này đã được thực hiện. Giữa Nam Phi và Anh Quốc chưa hề ký kết một hiệp ước dẫn độ nào, mặc dầu những sự sắp xếp đặc biệt về việc dẫn độ đã được thi hành theo “Đạo Luật Dẫn Độ của Anh Quốc 1989” (the UK Extradition Act 1989).
“Tòa Kháng Án Tối Cao” (the House of Lords) đã đưa ra phán quyết rằng việc đưa Bennett ra xét xử đã vi phạm luật pháp quốc tế vì có sự lạm dụng trong tiến trình và thủ tục liên hệ đến việc đưa Bennett từ Nam Phi ra xét xử trước tòa án tại Anh Quốc.
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng việc chính quyền Việt Nam đưa em của ông từ Campuchia về Việt Nam để xét xử là một việc làm vi phạm đến các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Biến cố xảy ra tại cao nguyên đã tạo nhiều tai tiếng cho nhà cầm quyền Hà Nội, nhiều chính quyền và tổ chức quốc tế đã lên tiếng can thiệp đối với việc bắt bớ giam cầm bất hợp pháp liên tục xảy ra sau đó. Tuy nhiên, điều này cũng chẳng làm lung lạc được lập trường và chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam.
Đồng ý rằng việc dùng bạo lực để đè bẹp các sự chống đối là việc làm tối cần thiết để cũng cố và bảo vệ chính quyền VỚI ĐIỀU KIỆN LÀ chính quyền đó phải là “MỘT CHÍNH QUYỀN DO DÂN BỞI DÂN VÀ VÌ DÂN” (a government from the people by the people and for the people).
Việc chính quyền trung ương lơ là và đồng tình trong việc để các viên chức nhà nước bắt bớ giam cầm và xét xử bất hợp pháp, đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp và hiến pháp là một việc làm rất nguy hiểm về phương diện chính trị cho những chính khách thực tâm yêu nước, vì những hành động này không những làm hạ giảm uy tín của chính quyền trên trường quốc tế mà còn tạo ra những mầm móng bất mãn sâu xa làm rạn nứt nền tảng chính trị của chế độ.
Riêng câu hỏi của ông liên hệ đến việc khiếu nại, tôi xin góp ý với ông rằng vụ việc xảy ra và phản ứng của chính quyền là những hành động có tính cách răn đe về phương diện chính trị hơn là luật pháp.
Vấn đề còn lại đòi hỏi ở lương tri của các quan tòa tại Việt Nam để vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp và không bị áp lực bởi các thế lực chính trị. Nếu ông muốn khiếu nại hoặc muốn vấn đề được sự can thiệp đúng mức của các cơ quan quốc tế mà không sợ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của gia đình tại Việt Nam thì xin ông hãy liên lạc với chúng tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.