Hôm nay,  

Bài Học Lịch Sử

10/06/199900:00:00(Xem: 7306)
Trong vấn đề Kosovo, các nước Tây Âu, nhất là Mỹ đã thấm nhuần những bài học lịch sử. Họ đã không ngưng oanh tạc Nam Tư khi bắt đầu thương thuyết với Milosevic và ngay cả khi Nam Tư chấp thuận trên nguyên tắc kế hoạch hòa bình G-8, bom NATO vẫn rơi như thường.
Bài học đã quá rõ trong cuộc hòa đàm về Việt Nam bắt đầu năm 1968. Mỹ đã ngưng oanh tạc Bắc Việt để tiến hành cái gọi là hòa đàm Paris và được cái gì" Hòa đàm kéo dài để rồi Mỹ phải ném bom trở lại, đến năm 1972 B-52 trải thảm bom ở miền Bắc mới có hiệp định Paris ký đầu năm 1973. Đây không phải là hiệp định hòa bình mà là hiệp định để Mỹ rút quân có trật tự ra khỏi Việt Nam. Vậy mà đến tháng 4 năm 1975, ông đại sứ Mỹ và nhân viên Sứ quán cùng phái bộ quân sự cũng phải bỏ của chạy lấy người.
Bài học thứ hai rất cần thiết là vấn đề rút quân. Điều kiện NATO đặt ra là quân Serb và các lực lượng dân quân, an ninh cảnh sát chìm nổi, phải rút hết khỏi Kosovo. Chỉ khi nào quân Serb bắt đầu rút và có kiểm chứng rõ ràng NATO mới ngưng oanh tạc. Trong cuộc hòa đàm Paris, điều kiện căn bản của Việt Nam Cộng Hòa đặt ra là chỉ có hòa bình khi nào quân đội Bắc Việt rút hết khỏi miền Nam Việt Nam. Cả Mỹ cũng đòi như vậy. Thế nhưng điều đáng buồn là Việt Nam Cộng Hòa lúc đó chỉ ngồi ghế phụ chớ không được ngồi ghế chính trên cỗ xe thương thuyết do ông Mỹ cầm lái.
Chữ "ghế phụ" này có một điểm cười ra nước mắt. Lúc đó tôi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết Pháp có tựa đề là "Un Strapontin pour l'Enfer". Đây là một cuốn truyện trinh thám Mỹ dịch ra tiếng Pháp, mỉa mai một anh chàng chỉ đóng vai phụ trong cuộc đấu súng anh hùng băng đảng mà cũng được chết như ai. Theo tiếng lóng của dân anh chị strapontin là ghế ngồi phụ, vì cỗ xe hết ghế nên bác tài thương tình phải cho khách lên xe ké ngồi ghế phụ, có cái dây cột (strap) để khỏi rớt ra ngoài. Quý hóa thế thì thôi. Nhưng cỗ xe chạy về đâu vậy" Chạy về Địa ngục. Quả nhiên Việt Nam Cộng Hòa chỉ ngồi ghế phụ mà cũng về được Âm phủ đến nơi đến chốn. Vì Mỹ nóng lòng Việt Nam hóa chiến tranh nên bỏ qua luôn việc đòi quân Cộng sản Bắc Việt rút khỏi miền Nam. Rút cuộc tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, nhường chỗ cho mấy ông Cộng sản.
Theo tôi nghĩ bài học quan trọng nhất, bài học muôn thuở của mọi cuộc chiến là khi đi đánh nhau thì phải đoàn kết, hàng ngũ không được rạn nứt, đừng để hậu phương nổi loạn phản chiến. Quân đánh phía trước mà phía sau không một lòng một dạ thì chỉ có từ chết đến bị thương chớ không thể nào thắng. Tại sao Milosevic cầm đầu một nước nhỏ như Nam Tư lại dám kháng cự lại một sức mạnh quân sự như NATO khi không còn chính nghĩa nào để làm chuyện đó"

Khi NATO mới oanh tạc, một số nước Tây phương cho rằng chỉ cần oanh tạc vài ba ngày Milosevic sẽ khuất phục. Nhưng chiến dịch oanh tạc kéo dài mãi đến gần hai tháng ruỡi Milosevic mới chấp nhận kế hoạch hòa bình G-8. Tại sao vậy" Tại sao Milosevic để đến lúc đất nước bị bom cầy nát tan hoang mới chịu" Đó là vì ông ta trông chờ ở một sự rạn nứt trong hàng ngũ của NATO. Việc đó đã không xẩy ra. Nhưng Milosevic vẫn chờ đợi ở một sự phản chiến trong các nước NATO, nhất là ở Mỹ nếu các cuộc oanh tạc kéo dài. Nhưng rút cuộc việc này cũng không xẩy ra.
Nói cho đúng Milosevic đã đặt nhiều hy vọng vào công luận ở Mỹ, nơi đây mức ủng hộ cuộc oanh tạc không lớn bằng khi Mỹ oanh tạc Iraq. Nhưng Milosevic đã phạm phải sai lầm: việc giam giữ 3 quân nhân Mỹ bị bắt ở biên giới Macedonia và tại hại nhất, việc quân đội Serb thẳng tay giết hại người gốc Albania, xua đuổi họ ra khỏi Kosovo. Việc phóng thích 3 lính Mỹ sau này và sự kiện NATO oanh tạc lầm một số mục tiêu cũng không làm quân bình được với những thủ đoạn đẫm máu của quân Serb ở Kosovo, khiến dư luận Mỹ không bênh vực Nam Tư. Dù vậy Milosevic còn nắm lấy một cái phao chót. Đó là vai trò phản kháng của Nga chống NATO. Thế nhưng vai trò này hết linh nghiệm vì 7 nước giầu nhất thế giới (G-7) hè nhau kéo một ông Nga đói vào cuộc "cùng giầu", cho biến thành G-8. Vì thế Nga đã đích thân đem kế hoạch hòa bình G-8 đến khuyên Milosevic nên nhận để tránh cho Nam Tư khỏi đau khổ thêm.
G-7 không phải là NATO, nhưng có đến 6 ông cầm đầu NATO có mặt. Ông thứ 7 là Nhật Bản không có sức mạnh của súng nhưng có sức mạnh của tiền. Bây giờ ông bạn Nga lại ngồi ghế phụ thứ 8, tất nhiên Milosevic đành chịu thua. Nhưng không có ông Tây nào trong khối NATO mở sâm-banh ăn mừng, bởi vì với một nhân vật như Milosevic, người ta đã biết thận trọng. Quả nhiên cuộc rút quân Serb ra khỏi Kosovo bị khựng lại vì Milosevic chờ đợi có sự bất đồng ở Hội đồng Bảo an. Nhưng ở Hội đồng Bảo an, chỉ có những nước lớn mặc cả với nhau vì quyền lợi riêng, chớ không có ai thực lòng đứng về phe Milosevic. Dù vậy cũng mất bao nhiêu bom đạn và công sức ngoại giao mới giải quyết được một vấn đề nhỏ như Kosovo, quả thật là mệt.
Nhưng chúng tôi không nghĩ đó là chuyện vô ích. Vấn đề Kosovo có ý nghĩa lớn hơn nhiều. Nó là ván cờ mẫu cho bàn cờ quốc tế khi thế giới bước vào thế kỷ 21.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.